- Trong điều kiện các giao dịch liên quan đến chi NSNN qua KBNN Sơn Tây phát sinh ngày càng nhiều, rủi ro ngày càng gia tăng. Để phân tích và đánh giá rủi ro cũng như thiết kế các thủ tục kiểm soát nhằm giảm thiểu rủi ro liên quan đến chi NSNN, KBNN Sơn Tây nên giao cho bộ phận quản lý rủi ro thực hiện chức năng phân tích, đánh giá rủi ro đối với hoạt động kiểm soát chi NSNN.
- KBNN Sơn Tây cần rà soát, điều chỉnh và bổ sung quy chế kiểm soát chi cho phù hợp với điều kiện thực tế dựa trên cơ sở quy chế của KBNN Trung ương. Việc áp dụng các quy chế, quy định do KBNN Trung ương ban hành tại KBNN Sơn Tây phải đáp ứng được 3 nguyên tắc cơ bản: Nguyên tắc đầy đủ, nguyên tắc thống nhất và nguyên tắc hiệu quả. Theo đó, các quy trình nghiệp vụ phải thống nhất, loại bỏ những nội dung công việc trùng lắp, không cần thiết. Trong nội dung công việc cần có những ví dụ tình huống cụ thể để tạo thuận lợi cho cán bộ, công chức dễ hiểu, dễ thực hiện.
trọng số rủi ro để đánh giá mức độ rủi ro trong từng hoạt động cụ thể của từng loại hoạt động nghiệp vụ cho phù hợp, trong đó có kiểm soát hoạt động chi NSNN qua KBNN Sơn Tây. Xác định điểm số cụ thể cho từng nhân tố ảnh hưởng, từ đó xác định cụ thể số điểm tổng cộng để đánh giá mức độ rủi ro đối với từng loại hoạt động cụ thể của KBNN Sơn Tây; thực hiện chấm điểm cho từng nhân tố dựa trên các thông tin đã thu được về nguy cơ rủi ro đối với từng bước để cho điểm từ 0 đến 3 (Ví dụ: 0: không có rủi ro; từ 0 đến 1: rủi ro thấp; từ 1 đến 2: rủi ro trung bình; từ 2 đến 3: rủi ro cao). Việc chấm điểm định kỳ hàng tháng, hàng quý do Kế toán trưởng của KBNN Sơn Tây trực tiếp phụ trách căn cứ trên mức điểm số theo từng tiêu chí.
- Nghiên cứu và xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng kiểm soát chi NSNN liên quan đến quy trình nghiệp vụ như: các thông tin về số lượng các sai sót của hoạt động KSC được phát hiện sau khi rà soát lại các quy trình nghiệp vụ. Khả năng xảy ra các loại sai sót tiềm ẩn và mức độ tác động khi xảy ra sai sót. Những sai sót mà khả năng xuất hiện thấp và tác động ít đến đơn vị thì không cần phải tiếp tục xem xét. Ngược lại, các sai sót với khả năng xuất hiện cao và tác động lớn thì cần phải xem xét kỹ càng. Để đo lường khả năng xảy ra của một sai sót, có thể dùng các chỉ tiêu định tính như: cao, trung bình, thấp hoặc các cấp độ chi tiết khác.
- Định kỳ, KBNN Sơn Tây cần tổ chức đánh giá một cách toàn diện các mặt hoạt động của cơ quan, trong đó tập trung vào việc tìm ra các rủi ro tiềm ẩn. Tổng hợp các sai sót, đồng thời thiết kế xây dựng chương trình cảnh báo để hỗ trợ cho cán bộ, công chức kiểm soát chi NSNN nhận biết dấu hiệu cảnh báo đối với các hoạt động có thể dẫn đến rủi ro. KBNN Sơn Tây cần phải sinh hoạt chuyên đề thường xuyên để cán bộ, công chức nắm vững các nguy cơ rủi ro và cách phân tích, đánh giá rủi ro để có biện pháp phòng ngừa, xử lý kịp thời trong kiểm soát chi NSNN.