Các phương pháp so sánh dùng trong phân tích nhằm phản ánh biến động của chỉ tiêu phân tích và của các thành phần, bộ phận nhân tố cấu thành.
Phương pháp so sánh tuyệt đối
Phương pháp này được thực hiện bằng cách lấy giá trị của chỉ tiêu hoặc nhân tố ở kỳ nghiên cứu trừ giá trị tương ứng của chúng ở kỳ gốc. Kết quả so sánh được gọi là chênh lệch, nó phản ánh xu hướng và mức độ biến động của chỉ tiêu và nhân tố.
Phương pháp so sánh tương đối
So sánh tương đối nhằm xác định xu hướng và tốc độ biến động, phản ánh kết cấu hiện tượng và xác định xu hướng độ biến động tương đối của các thành phần bộ phận.
Đối với Luận văn này, phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh dữ liệu phân tích theo thời gian, qua đó, đánh giá được những kết quả đã đạt được và chưa đạt được trong công tác quản lý rủi ro trong hoạt động kiểm soát chi NSNN qua KBNN Sơn Tây, thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2019.
Kết luận chƣơng 2
Trong phạm vi Chương 2, tác giả đã hệ thống hóa được quy trình và các phương pháp nghiên cứu sử dụng trong quá trình thực hiện luận văn với các nội dung chủ yếu sau:
- Tác giả đã nêu ra được 03 bước cần thiết phải thực hiện của quy trình nghiên cứu luận văn làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực trạng tại Chương 3, từ đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị góp phần hoàn thiện công tác quản lý rủi ro trong kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua KBNN Sơn Tây, thành phố Hà Nội.
- Nêu ra được nội dung và cách thức sử dụng của từng phương pháp nghiên cứu trong luận văn này.
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƢỚC SƠN TÂY, THÀNH
PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2016-2019 3.1. Giới thiệu chung về KBNN Sơn Tây
3.1.1. Sự ra đời và phát triển của KBNN Sơn Tây, thành phố Hà Nội
Cùng với sự ra đời và phát triển của hệ thống Kho bạc Nhà nước Việt Nam, KBNN Sơn Tây (thuộc tỉnh Hà Tây cũ) được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 1/4/1990. Đến ngày 01/8/2008, sau khi tỉnh Hà Tây cũ sáp nhập vào Hà Nội theo Nghị quyết số 15/2008/QH12 của Quốc hội khóa XII về việc điều chỉnh địa giới hành chính TP. Hà Nội và một số tỉnh có liên quan thì KBNN Sơn Tây chuyển về trực thuộc KBNN Hà Nội. Quá trình phấn đấu và trưởng thành, KBNN Sơn Tây đã từng bước lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Ngày đầu thành lập, đội ngũ cán bộ, công chức chỉ có 6 người, trong đó, trình độ đại học chỉ có 02 người, còn lại trung cấp, sơ cấp và nhân viên phục vụ. Cơ sở vật chất thiếu nên phải làm nhờ trụ sở ngân hàng, phương tiện, máy móc thô sơ. Trải qua gần 30 năm xây dựng và phát triển, đến nay KBNN Sơn Tây đã có 18 cán bộ, công chức, trong đó trình độ thạc sỹ: 06 người, trình độ đại học: 11 người, trình độ trung cấp: 01 người thực hiện quản lý 198 đơn vị giao dịch (không kể các đơn vị thuộc khối an ninh, quốc phòng) với 590 tài khoản giao dịch mở tại Kho bạc. Doanh số hoạt động của KBNN Sơn Tây luôn duy trì ở mức cao qua các năm trong giai đoạn 2016-2019, cụ thể như sau:
Bảng 3.1: Doanh số hoạt động của KBNN Sơn Tây giai đoạn 2016-2019
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019
Doanh số hoạt động 38.144.401 39.961.928 38.846.978 29.940.739
Nguồn: Báo cáo tổng kết của KBNN Sơn Tây các năm 2016, 2017, 2018, 2019
Với chức năng quản lý các quỹ của NSNN; kiểm tra giám sát thu, chi NSNN, KBNN Sơn Tây đã tích cực, chủ động phối hợp chặt chẽ với các cấp, ngành liên quan trong khối Tài chính - Thuế - Hải quan và các ngân hàng thương mại tập trung đầy đủ, kịp thời các khoản thu vào NSNN, điều tiết chính xác cho các cấp ngân sách
theo đúng tỷ lệ quy định; cấp phát chi trả các khoản chi từ NSNN kịp thời đúng đối tượng, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do Nhà nước quy định. KBNN Sơn Tây đã phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng tham mưu cho cấp ủy, chính quyền thị xã Sơn Tây xử lý kịp thời vướng mắc, khó khăn nhằm thúc đẩy giải ngân kịp thời đáp ứng nhu cầu chi tiêu của các ĐVSDNS, chủ đầu tư. KBNN Sơn Tây cũng tổ chức tốt công tác kế toán, thống kê đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời về tình hình biến động quỹ NSNN, tiến độ giải ngân, thanh toán vốn đầu tư XDCB, vốn CTMTQG. Thực hiện nhiệm vụ hiện đại hóa quản lý thu, chi NSNN, phục vụ kịp thời sự chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương, góp phần đắc lực vào việc nâng cao chất lượng quản lý, hiệu quả sử dụng vốn NSNN.
3.1.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của KBNN Sơn Tây, thành phố Hà Nội thành phố Hà Nội
Căn cứ Quyết định số 695/QĐ-KBNN ngày 16/7/2015 và Quyết định số 4236/QĐ-KBNN ngày 08/9/2017 của Kho bạc Nhà nước quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. KBNN Sơn Tây có vị trí, chức năng và nhiệm vụ như sau:
3.1.2.1. Vị trí và chức năng
Kho bạc Nhà nước Sơn Tây là tổ chức trực thuộc Kho bạc Nhà nước Hà Nội có chức năng thực hiện nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Kho bạc Nhà nước Sơn Tây có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản tại ngân hàng thương mại trên địa bàn để thực hiện giao dịch, thanh toán theo quy định của pháp luật.
3.1.2.2. Nhiệm vụ
- Tổ chức thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý của Kho bạc Nhà nước Sơn Tây sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
ký cược, ký quỹ, thế chấp theo quy định của pháp luật:
+ Tập trung và phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu ngân sách nhà nước; tổ chức thực hiện việc thu nộp vào quỹ ngân sách nhà nước các khoản tiền do các tổ chức và cá nhân nộp tại Kho bạc Nhà nước Sơn Tây; thực hiện điều tiết các khoản thu cho các cấp ngân sách theo quy định;
+ Thực hiện kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
+ Quản lý tiền, tài sản, ấn chỉ đặc biệt, các loại chứng chỉ có giá của Nhà nước và của các đơn vị, cá nhân gửi tại Kho bạc Nhà nước Sơn Tây.
- Thực hiện giao dịch thu, chi tiền mặt và các biện pháp bảo đảm an toàn kho, quỹ tại Kho bạc Nhà nước Sơn Tây.
- Thực hiện công tác kế toán ngân sách nhà nước:
+ Hạch toán kế toán về thu, chi ngân sách nhà nước, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ, chính quyền địa phương và các hoạt động nghiệp vụ kho bạc tại Kho bạc Nhà nước Sơn Tây theo quy định của pháp luật;
+ Báo cáo tình hình thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước cho cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan nhà nước có liên quan theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện công tác điện báo, thống kê về thu, chi ngân sách nhà nước, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa phương theo quy định; xác nhận số liệu thu, chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Sơn Tây. Tổng hợp, đối chiếu tình hình thực hiện các hoạt động nghiệp vụ phát sinh tại Kho bạc Nhà nước Sơn Tây.
- Quản lý ngân quỹ nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Sơn Tây theo chế độ quy định:
+ Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, bằng chuyển khoản đối với các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch với Kho bạc Nhà nước Sơn Tây;
+ Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản của Kho bạc Nhà nước Sơn Tây tại ngân hàng thương mại trên cùng địa bàn để thực hiện các nghiệp vụ thu, chi, thanh toán
của Kho bạc Nhà nước theo chế độ quy định;
+ Tổ chức thanh toán, đối chiếu, quyết toán thanh toán liên kho bạc theo quy định.
- Thực hiện công tác phát hành, thanh toán trái phiếu Chính phủ theo quy định.
- Thực hiện công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo tại Kho bạc Nhà nước Sơn Tây theo quy định.
- Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin tại Kho bạc Nhà nước Sơn Tây. - Quản lý đội ngũ công chức, lao động hợp đồng; thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, hành chính, quản trị, tài vụ tại Kho bạc Nhà nước Sơn Tây theo quy định.
- Tổ chức thực hiện chương trình hiện đại hoá hoạt động Kho bạc Nhà nước; thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hóa thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ khách hàng.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Kho bạc Nhà nước Hà Nội giao.
3.1.2.3. Quyền hạn
Kho bạc Nhà nước Sơn Tây có quyền:
- Trích tài khoản tiền gửi của tổ chức, cá nhân để nộp ngân sách nhà nước hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác để thu cho ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Được từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng, không đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
3.1.2.4. Cơ cấu tổ chức
Kho bạc Nhà nước Sơn Tây không có tổ chức phòng và làm việc theo chế độ chuyên viên. Hiện nay, Kho bạc Nhà nước Sơn Tây có 01 Giám đốc, 02 Phó Giám đốc, 01 Kế toán trưởng (KTT) và 14 cán bộ, công chức, trong đó:
- Giám đốc chịu trách nhiệm toàn diện trước Giám đốc Kho bạc Nhà nước Hà Nội và trước pháp luật về: thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn; quản lý tiền, tài sản, hồ sơ, tài liệu, công chức, lao động của đơn vị.
- Phó Giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc Kho bạc Nhà nước Sơn Tây và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.
3.2. Tổng quan về hoạt động kiểm soát chi NSNN qua KBNN Sơn Tây, thành phố Hà Nội thành phố Hà Nội
3.2.1. Nguyên tắc tổ chức hoạt động kiểm soát chi NSNN qua KBNN Sơn Tây, thành phố Hà Nội Tây, thành phố Hà Nội
- Đối với chi thường xuyên NSNN: áp dụng kiểm soát chi theo quy định tại Thông tư 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước; Thông tư 39/2016/TT-BTC ngày 01/3/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước và các quy định hiện hành; Thông tư 344/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn.
- Đối với chi đầu tư phát triển: áp dụng kiểm soát chi theo quy định tại Thông tư 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước; Thông tư 108/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; Thông tư 344/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn; Quyết định số 5657/QĐ-KBNN ngày 28/12/2016 của Tổng Giám Đốc KBNN về việc ban hành quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống KBNN và các văn bản hướng dẫn quản lý thanh toán vốn đầu tư hiện hành.
- Thực hiện cam kết chi (CKC) theo quy định tại Thông tư số 113/2008/TT- BTC ngày 27/11/2008 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn quản lý và kiểm soát
cam kết chi ngân sách nhà nước qua KBNN; Thông tư số 40/2016/TT-BTC ngày 01/03/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi một số điều của Thông tư số 113/2008/TT- BTC ngày 27/11/2008 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn quản lý và kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà nước qua KBNN và một số biểu mẫu kèm theo Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS).
- Thủ tục đăng ký và sử dụng tài khoản tại KBNN; bổ sung tài khoản và thay đổi mẫu dấu chữ ký của ĐVSDNS được áp dụng theo Thông tư số 61/2014/TT- BTC ngày 12/5/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn đăng ký và sử dụng tài khoản tại kho bạc nhà nước trong điều kiện áp dụng hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc.
3.2.2. Quy trình nghiệp vụ kiểm soát chi NSNN (bao gồm cả chi chuyển giao ngân sách huyện cho ngân sách xã) giao ngân sách huyện cho ngân sách xã)
3.2.2.1. Đối với hồ sơ mang trực tiếp đến KBNN Sơn Tây
Các bước thực hiện như sau:
- Bƣớc 1: Tiếp nhận chứng từ, kiểm soát hồ sơ, chứng từ
Công chức được phân công thực hiện tiếp nhận hồ sơ, chứng từ đề nghị thanh toán chi NSNN do ĐVSDNS gửi đến và kiểm soát hồ sơ, chứng từ theo quy định.
+ Trường hợp hồ sơ, chứng từ không đủ điều kiện thanh toán thì trả lại chứng từ cho khách hàng kèm thông báo nguyên nhân trả lại.
+ Trường hợp hồ sơ, chứng từ hợp lệ, công chức ký vào chức danh Kế toán trên chứng từ giấy và nhập chứng từ trên TABMIS.
- Bƣớc 2: Công chức thực hiện kiểm soát dự toán (khi nhập chứng từ trên TABMIS). Sau khi kiểm soát chứng từ giấy và nhập chứng từ trên TABMIS, công chức trình hồ sơ, chứng từ giấy, chuyển bút toán trên hệ thống TABMIS lên KTT.
- Bƣớc 3: KTT kiểm soát hồ sơ, chứng từ, ký chứng từ giấy, phê duyệt bút toán trên hệ thống TABMIS và trình hồ sơ, chứng từ giấy Giám đốc hoặc Phó Giám
đốc phụ trách.
+ Trường hợp hồ sơ, chứng từ không đủ điều kiện thanh toán thì trả lại chứng từ cho công chức kiểm tra, xử lý.
+ Trường hợp hồ sơ, chứng từ đủ điều kiện thanh toán, KTT ký chứng từ giấy, phê duyệt bút toán trên TABMIS và chuyển hồ sơ, chứng từ giấy cho công chức để trình Giám đốc hoặc Phó Giám đốc phụ trách.
- Bƣớc 4: Giám đốc hoặc Phó Giám đốc phụ trách kiểm soát hồ sơ, chứng từ. + Trường hợp Giám đốc không phê duyệt, công chức và KTT thực hiện hủy YCTT trên TABMIS.
+ Trường hợp phê duyệt hồ sơ, chứng từ, Giám đốc hoặc Phó Giám đốc phụ trách ký duyệt chứng từ giấy, chuyển hồ sơ, chứng từ cho công chức.
- Bƣớc 5: Công chức thực hiện các thủ tục thanh toán cho khách hàng hoặc thủ quỹ chi tiền mặt cho khách hàng và thực hiện lưu trữ hồ sơ, chứng từ theo đúng