Kinh nghiệm của các nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu chi ở các trường cao đẳng và trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 34 - 37)

5. Kết cấu đề tài

1.4.1. Kinh nghiệm của các nước

- Kinh nghiệm của Mỹ

Nguồn kinh phí và tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục ở Mỹ rất lớn, bao gồm nguồn kinh phí của NSNN, nguồn thu học phí của sinh viên, đóng góp của cộng đồng và bản thân trường. Điều đó đòi hỏi công tác quản lý thu chi ngân sách cho giáo dục luôn được đặt lên hàng đầu, không những vậy công tác quản lý thu chi còn quyết đinh đến sự phát triển của công tác đào tạo và nhân lực cho đất nước. Ngân sách của chính phủ dành cho giáo dục luôn có xu hướng gia tăng. Năm 1996 ngân sách đầu tư cho giáo dục khoảng 420 tỷ USD, đến năm 2002 đầu tư khoảng 624 tỷ USD, đến năm 2012 đầu tư đạt khoảng 910 tỷ USD, và dự kiến đến năm 2016 chi ngân sách cho giáo dục của Mỹ khoảng 1.140 tỷ USD. Do ngân sách đầu tư cho giáo dục tăng nên phần chi cho các trường dạy nghề cũng tăng theo (Nguồn: http://www.dankinhte.vn /dau-tu-cho-giao-duc-o-my/).

Đầu tư cho giáo dục chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong tổng GDP của Mỹ, hầu như mỗi năm Mỹ đều dành khoản 5- 6% ngân sách trong tổng GDP để chi tiêu giáo dục, nếu tính ra tiền đó thật sự là con số khủng lồ bởi vì không phải quốc gia nào cũng chịu đầu tư một khoản tiền quá lớn như vậy cho giáo dục Không những thế, sự ước tính đầu tư cho giáo dục Mỹ càng ngày càng tăng; điều đó chứng tỏ rằng người Mỹ quan tâm giáo dục và mong muốn phát triển, hoàn thiện nền giáo dục của mình hơn nữa.

Đầu tư cho giáo dục không chỉ là việc tăng chi cho các cấp, ngành học mà phải đảm bảo mức lương dành cho người lao động hoạt động trong ngành nghề này, có mức lương hợp lý họ sẽ dành toàn bộ sức mình cho giáo dục. Trung bình lương cơ bản của một giáo viên là khoảng trên $3000-5500/ tháng.

Bên cạnh đó, Mỹ cũng có nhiều chương trình hỗ trợ sinh viên như là: chương trình cho vay vốn; sinh viên vay vốn liên bang sẽ đóng thanh toán hàng tháng bằng 15% thu nhập của họ, để hoàn trả cho đến khi nào hết nợ, nếu trong vòng 25 năm mà chưa trả hết nợ thì số dư nợ còn lại sẽ được miễn, áp dụng thi hành từ năm 2014. Như vậy có thể nói, Mỹ đã đầu tư một cách toàn diện cho nền giáo dục của mình.

Với nguồn ngân sách rất lớn cho đầu tư phát triển đào tạo nghề điều đó cũng có nghĩa công tác quản lý thu, chi tài chính đòi hỏi phải hết sức chặt chẽ và yêu cầu đối với công tác quản lý tài chính một cách khoa học, không để tình trạng đầu tư tràn lan, không mang lại hiệu quả. Qua đây cho thấy hiệu quả trong công tác quản lý thu chi các nguồn lực tài chính của Mỹ.

Biểu đồ 1.1. Tình hình và dự kiến chi ngân sách cho giáo dục của Mỹ qua các năm

(Nguồn: http://usgovermentspending.com)

- Kinh nghiệm của Thái Lan

Chính phủ Thái Lan khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư cho hệ thống giáo dục dạy nghề như xây dựng cơ sở vật chất trường học, mua sắm trang thiết bị dạy học. Chính phủ Thái Lan cũng đã thông qua việc xây dựng một quỹ rất lớn để trợ cấp theo

hình thức cho vay với lãi suất ưu đãi cho các nhà đầu tư muốn xây dựng thêm trường học, cơ sở đào tạo nghề. Chính phủ sẵn sàng cấp đất với giá thấp và miễn, giảm thuế cho các công trình xây dựng kết cấu hạ tầng giáo dục đào tạo. Đối với người học có quyền được vay trước một khoảng tiền để trả học phí, mua sách vở, tài liệu và các chi phí liên quan đến học tập, số tiền vay đủ cho người học có khả năng trang trải chi phí cho suốt quá trình theo học tại các cơ sở dạy nghề, cao đẳng, đại học. Sau khi tốt nghiệp 2 năm thì họ mới bắt đầu phải hoàn trả số tiền vay với lãi suất thấp. Việc sử dụng công cụ tài chính linh hoạt ở Thái Lan đã giúp người nghèo có cơ hội học tập, thực hiện được chính sách công bằng xã hội.

- Kinh nghiệm của CHLB Đức

Hằng năm, số tiền mà chính phủ Đức kết hợp với các tập đoàn đầu tư vào dạy và đào tạo nghề lên đến 21,8 tỷ euro. Không chỉ ở các ngành kỹ thuật cơ khí truyền thống, đào tạo nghề còn được chú trọng ở các ngành mới như dịch vụ, quản lý hay kinh tế thương mại.

Trong hệ thống dạy nghề ở Đức, các doanh nghiệp đóng một vai trò quan trọng. Hiện nay, khoảng 643.000 công ty, khu vực công cộng và các nghiệp đoàn tự do đào tạo nghề cho 60% số người đã hoàn thành chương trình học bắt buộc, những người không muốn hoặc không thể tiếp tục học ở các bậc học cao hơn.

Ví dụ, tập đoàn Siemen của Đức nổi tiếng về viễn thông, công nghệ máy móc, điện tử,... mỗi năm đầu tư một số học bổng có giá trị lớn cho lĩnh vực này.

Một sinh viên Việt Nam từng tham gia chương trình thi tuyển của công ty thuộc hãng Siemen cho biết, trong quá trình học, học viên sẽ được trả lương như một nhân viên đi làm. Hằng năm, mỗi người có một khoảng thời gian nhất định làm việc trong công ty, và được nhận nhiều ưu đãi khác của Siemen.

Siemen chỉ là một ví dụ trong hàng trăm ngàn trường hợp các công ty tham gia vào công tác đào tạo nghề. Ngoại trừ nhiều chương trình đào tạo lớn mang tính chất “nhà nước và nhân dân cùng làm”, hầu hết các khoá ngắn hay dài hạn chuyên về một ngành nào đó đều được các tập đoàn lớn đứng ra đảm nhận.

Theo thống kê của Bộ đào tạo và nghiên cứu của Đức, 93,3% các công ty sở hữu trường dạy nghề riêng và phát triển chiến lược nhân sự trong tương lai thông qua các mô hình dạy nghề.

Về phía chính quyền, chính phủ Liên bang cũng tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo. Theo đó, phía công ty không phải qua kiểm tra về khả năng tổ chức, đào tạo nghề, mà công tác này được tiến hành bởi các Phòng công nghiệp và thương mại.

Chính phủ Đức còn tiến hành chương trình đào tạo nghề “kép” (dual/two- track vocational training system), qua đó, trường dạy nghề sẽ ký với các doanh nghiệp một hợp đồng song phương. Hợp đồng quy định, trong quá trình học, học viên sẽ làm việc tại doanh ngiệp từ 3 đến 4 ngày/tuần.

Mặc dù nhận lương thấp, nhưng một người học nghề chỉ tốn ít thời gian và tiền bạc bằng khoảng ½ một sinh viên đại học phải đầu tư. Ngoài ra, do sự liên kết chặt chẽ với các tập đoàn đầu tư, khả năng các học viên ra trường nhận được việc làm ngay là rất cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu chi ở các trường cao đẳng và trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)