Những kết quả đa ̣t được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu chi ở các trường cao đẳng và trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 83 - 85)

5. Kết cấu đề tài

3.3.1. Những kết quả đa ̣t được

- Nguồn thu của các trường có xu hướng tăng lên:

Các trường CĐ&TCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện quản lý tài chính đạt hiệu quả cao đối với nguồn thu từ NSNN cấp và nguồn thu sự nghiệp. Việc quản lý hiệu quả nguồn lực tài chính góp phần tích cực trong việc đảm bảo hoạt động cho các đơn vị. Qua phân tích thực trạng nguồn lực tài chính tại các trường cho thấy nguồn thu qua các năm có xu hướng tăng lên, đặc biệt nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp. Chính sách trao quyền tự chủ đã giúp cho các trường đại học chủ động và tích cực trong việc khai thác nguồn thu nhất là mở rộng các loại hình đào tạo không chính quy, liên kết đào tạo, mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ nên kết quả thu năm sau tăng cao hơn năm trước, nguồn

thu sự nghiệp không ngừng tăng lên điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các trường trong việc đảm bảo nhu cầu chi tiêu ngày càng tăng.

- Tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm:

Trong thời gian qua, công tác quản lý tài chính của các trường CĐ&TCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúcđạt hiệu quả cao trong việc thực hiện tăng thu và tiết kiệm chi tiêu khi nhà nước thực hiện trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công lập theo nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ. Việc trao quyền tự chủ giúp các trường đại học từng bước mở rộng hoạt động, chủ động khai thác nguồn lực tài chính đặc biệt là nguồn tài chính ngoài NSNN để chi cho hoạt động đào tạo, nghiên cứu và nhà nước không can thiệp sâu vào hoạt động nội bộ của các trường.

-Góp phần đa dạng hoá lĩnh vực đào tạo và nâng cao hoạt động nghiên cứu khoa học:

Các trường CĐ&TCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã sử dụng các nguồn lực sẵn có của đơn vị như điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ thầy cô giáo, trang thiết bị phương tiện hiện có để thực hiện mở rộng, đa dạng hoá loại hình đào tạo, tổ chức nhiều hình thức đào tạo chính quy, liên thông, đào tạo ngắn hạn Nhờ đó chất lượng đào tạo được nâng lên và quy mô sinh viên cao đẳng, trung cấp nghề của các trường cũng không ngừng tăng lên.

Các trường CĐ&TCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã tham gia và hoàn thành nhiều đề tài nghiên cứu khoa học từ cấp Nhà nước, cấp Bộ, đến cấp tỉnh góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh cũng như cả nước. Các chương trình, đề tài, dự án nghiên cứu đã cung cấp cho các nhà quản lý nhiều luận cứ khoa học về chính sách phát triển kinh tế xã hội, phát triển khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp

-Từng bước cải thiện cơ sở vật chất và nâng cao thu nhập của cán bộ viên chức:

Qua phân tích thực trạng sử dụng nguồn lực tài chính tại các trường CĐ&TCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cho thấy, việc các trường sử dụng nguồn tài chính ngày càng hợp lý hơn theo hướng tăng tỷ trọng chi cho công tác chuyên môn

giảng dạy và học tập cũng như tăng cường đầu tư cho mua sắm sửa chữa trang thiết bị phục vụ đào tạo, nhờ đó từng bước cải thiện cơ sở vật chất đáp ứng được yêu cầu giảng dạy và học tập ngày càng tăng.

Thực hiện quản lý tài chính hiệu quả ngoài việc đảm bảo tiền lương cơ bản theo cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định các trường còn từng bước nâng cao thu nhập cho cán bộ viên chức thông qua việc chi trả thu nhập tăng thêm từ chênh lệch thu chi tài chính hàng năm, việc chi trả thu nhập cho cán bộ viên chức trong trường thực hiện theo nguyên tắc đơn vị, cá nhân có thành tích cao, đóng góp nhiều cho việc tăng thu tiết kiệm chi thì được chi trả thu nhập tăng thêm cao hơn. Cụ thể, khi thực hiện tự chủ tài chính mức thu nhập của cán bộ viên chức các trường đều tăng lên. Trường CĐN Việt - Đức Vĩnh Phúc năm 2012 thu nhập bình quân của giảng viên khoảng 5.000.000đ người/tháng, thu nhập bình quân của cán bộ quản lý 6.300.000đ/tháng, thu nhập bình quân của nhân viên 3.400.000đ người/tháng. Trường CĐN cơ khí nông nghiệp như sau thu nhập bình quân của cán bộ quản lý và nhân viên 7.200.000đ người/tháng, mức thu nhập bình quân của giảng viên 5.500.000đ/tháng. Trường CĐN Việt Xô số 1năm 2012 thu nhập bình quân của giảng viên 6.000.000đ người/tháng, thu nhập bình quân của cán bộ quản lý 6.700.000đ người/tháng, thu nhập bình quân của nhân viên 3.700.000đ người/tháng

(Theo thông báo công khai thu chi tài chính của các trường CĐ&TCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2012).

- Tổ chức bộ máy, biên chế theo hướng gọn nhẹ và hoạt động hiệu quả:

Các trường CĐ&TCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, biên chế và thực hiện hợp đồng lao động theo hướng tinh gọn và hiệu quả. Các trường thực hiện xây dựng chức năng nhiệm vụ từng phòng ban, chủ động thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính cho từng phòng ban. Thực hiện ký kết hợp đồng lao động phù hợp với khối lượng công việc và khả năng nguồn tài chính nhằm giảm số lượng biên chế và nâng cao hiệu quả công việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu chi ở các trường cao đẳng và trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 83 - 85)