5. Kết cấu đề tài
4.2.1. Các giải pháp ở tầm vĩ mô
4.2.1.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý về quản lý thu, chi trong hê ̣ thống dạy nghề công lập
Phải có sự chỉ đạo thống nhất của các Bộ, ngành trong công tác quản lý thu chi tài chính cho giáo dục - đào tạo. Công tác quản lý thu chi NSNN cho giáo dục đào tạo nói chung và dạy nghề nói riêng cần tính đến những thay đổi trước bối cảnh của khu vực và quốc tế. Những điều chỉnh của Chính phủ và các Bộ, ngành về cơ chế quản lý thu chi cho giáo dục cần tăng cường phân cấp, tăng cường sự tham gia và áp dụng Luật Ngân sách nhà nước.
Trên cơ sở các quy định của Nhà nước, cần phải cụ thể hóa các quy định, đảm bảo phát huy tối đa tính chủ động sáng tạo của địa phương, của các trường trong quản lý tài chính, ngân sách. Cụ thể phải quy định rõ và đơn giản hơn quy trình lập dự toán ngân sách, cải tiến quy trình chi ngân sách; quy định rõ trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách, cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan kho bạc trong lĩnh vực NSNN, bổ sung các quy định trách nhiệm của cơ quan phê chuẩn, cơ quan thẩm định quyết toán,...
Đối với Luật Da ̣y nghề, cần có Điều khoản cụ thể về đầu tư cho da ̣y nghề theo hướng cụ thể hóa quy định cho phù hợp với tính chất, đă ̣c điểm riêng có của lĩnh vực dạy nghề. Đối với Luâ ̣t NSNN, cần sửa đổi bổ sung quy đi ̣nh cụ thể vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nướ c chuyên ngành ở Trung ương và đi ̣a phương trong việc tham gia vào quá trình xây dựng, tổng hợp, phân bổ, giám sát ngân sách dạy nghề. Đồng thời, cần có quy định loại chi riêng cho lĩnh vực dạy nghề.
Đối với nguồn lực tài chính từ NSNN, dạy nghề với đặc thù là đầu tư lớn về cơ sở vật chất thiết bị, chi phí tốn kém, hơn nữa NSNN vẫn phải đóng vai trò chủ đạo trong các nguồn lực tài chính cho dạy nghề để thực hiện được mu ̣c tiêu đổi mới và phát triển da ̣y nghề... Với đă ̣c điểm quản lý đó, cần quy đi ̣nh rõ tỷ lê ̣ ngân sách chi cho dạy nghề trong tổng chi ngân sách cho giáo du ̣c dạy nghề để các cơ quan
quản lý có cơ sở để xây dựng và bảo vê ̣ kế hoa ̣ch ngân sách da ̣y nghề hàng năm, qua đó đảm bảo được chất lượng và hiê ̣u quả đào ta ̣o nghề. Đối với nguồn thu ho ̣c phí, cơ chế thị trường yêu cầu giá cả cần tuân thủ các quy luật của kinh tế thị trường như quy luật trao đổi ngang giá, quy luật cung cầu…
Cơ chế học phí học nghề cần phải được đổi mới theo nguyên tắc mức học phí phải được xây dựng dựa trên cơ sở tính đủ giá dịch vụ dạy nghề theo từng trình độ, ngành nghề đào tạo. Việc xây dựng giá dịch vụ đào tạo nghề phải đặt trong mối quan hệ tổng thể giữa các yếu tố ảnh hưởng đến giá dịch vụ dạy nghề, bao gồm chi phí đào tạo thực tế hợp lý; Chi phí xã hội nói chung trong quá trình đào tạo một học sinh, sinh viên học nghề...
Về nguồn đầu tư, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Nhà nước có chính sách khuyến khích, để huy động tối đa sự tham gia của doanh nghiệp, làng nghề trong việc phát triển dạy nghề dưới các hình thức như tổ chức đào tạo tại doanh nghiệp, đầu tư cơ sở dạy nghề; Liên kết với các cơ sở dạy nghề để học sinh được thực tập nghề trong thực tiễn sản xuất; doanh nghiệp đóng góp kinh phí vào Quỹ hỗ trợ đào tạo nghề khi tiếp nhận lao động qua đào tạo nghề vào làm việc trong doanh nghiệp.
Nhà nước cũng cần có chính sách tăng cường hợp tác quốc tế về dạy nghề, sớ m ban hành thông tư hướng dẫn về tài chính, kế toán, kiểm toán và thuế đối với hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư, các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực này.
4.2.1.2. Tăng cường đầu tư của nhà nước xây dựng cơ sở vật chất cho các trường dạy nghề
Qua phân tích thực trạng cơ sở vật chất các trường CĐ&TCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cho thấy hầu như các trường có tỷ lệ diện tích giảng đường, phòng học, phòng thí nghiệm, thư viện trên đầu một sinh viên thấp hơn nhiều so với quy định của nhà nước. Như vây, các trường CĐ&TCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện còn gặp rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, như hiện
tượng thiếu giảng đường, phòng học, xưởng thực hành, phòng thí nghiệm, trang thiết bị, chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy và học tập, ký túc xá sinh viên Do đó, để đảm bảo chất lượng đào tạo cũng như việc thực hiện tự chủ tài chính của các trường dạy nghề được thuận lợi, nhà nước cần tập trung tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các trường dạy nghề đặc biệt tập trung đầu tư về đất đai, tài chính để xây dựng cơ sở vật chất cho các trường, đầu tư máy móc, xây dựng xưởng thực hành đảm bảo các trường có được cơ sở vật chất khang trang, đủ tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu đào tạo.
4.2.1.3. Hoàn thiện phương thức giao ngân sách cho giáo dục dạy nghề
Nhà nước cần đưa ra những tiêu chuẩn định mức rõ ràng để làm căn cứ phân bổ ngân sách cho các trường, chuyển đổi cơ chế phân bổ ngân sách hiện nay chủ yếu dựa vào đầu vào hay chỉ tiêu đào tạo, phân bổ mang tính cào bằng mà chưa tính đến khối ngành đào tạo sang cơ chế phân bổ mới dựa trên cơ sở đầu ra và dựa trên lực lượng giảng viên cơ hữu, điều kiện cơ sở vật chất, dựa trên kết quả kiểm định về chất lượng đào tạo của các trường dạy nghề.
Từng bước chuyển cơ chế cấp phát và quản lý tài chính dạy nghề theo "đầu vào" hiện nay sang cơ chế cấp phát và quản lý theo "đầu ra". Các chỉ số thực hiện để sử dụng xác định mức độ cấp phát ngân sách có thể là số lượng sinh viên tốt nghiệp hàng năm, số lượng giảng viên cơ hữu, điều kiện cơ sở vật chất và kết quả kiểm định chất lượng của trường đủ điều kiện tham gia đào tạo. Đối với cơ chế phân bổ kinh phí nghiên cứu khoa học thì dựa trên đánh giá chất lượng của các công trình nghiên cứu, sản phẩm do kết quả các đề tài đem lại và các đề tài cấp bộ, cấp nhà nước nên phân bổ kinh phí nghiên cứu khoa học theo hình thức đấu thầu.
Xây dựng, hoàn thiện khung chính sách tài chính để tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn cho phát triển dạy nghề. Cải tiến cơ chế phân bổ và nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước cho phát triển dạy nghề. Tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích và có cơ chế mạnh để thu hút doanh nghiệp tăng cường đầu tư kinh phí cho việc xây dựng.Tiếp tục hoàn thiện thể chế dạy nghề, nhất là cơ chế tài chính đảm bảo lợi ích đối với người dạy nghề, người học nghề,
người lao động qua ĐTN, chính sách đối với doanh nghiệp tham gia dạy nghề,… Cần xây dựng các chính sách hỗ trợ riêng của tỉnh cho các GVDN được cử đi đào tạo, bồi dưỡng, nhất là đào tạo trình độ cao (sau đại học).Thực hiện chính sách ưu đãi đặc biệt nhằm thu hút nghệ nhân, thợ bậc cao, học sinh sinh viên tốt nghiệp loại giỏi tham gia công tác đào tạo nghề.
Thực hiện quản lý tài chính dạy nghề theo trung hạn 3 năm thay vì 1 năm như hiện nay. Nhà nước và cơ sở dạy nghề cần chủ động xác định được nguồn lực tài chính trong khoảng thời gian trung hạn; Đảm bảo được tính nhất quán của việc phân bổ và cấp phát tài chính dạy nghề, gắn chi tiêu tài chính với kết quả đầu ra của dạy nghề. Bên cạnh đó, xây dựng bộ tiêu chí và quy trình đánh giá hiệu quả tài chính đầu tư cho dạy nghề để làm căn cứ đánh giá hiệu quả tài chính đầu tư cho dạy nghề.
Đổi mới nên theo hướng: Thể chế hóa và công khai hóa việc đổi mới quy trình phân bổ tài chính đầu tư cho dạy nghề; Hoàn thiện hệ thống định mức phân bổ tài chính đầu tư cho dạy nghề phù hợp, tiến tới tăng quyền hạn gắn chặt với trách nhiệm tự chủ tài chính của các đơn vị sử dụng ngân sách và các nguồn lực công; Chuyển phương thức đầu tư từ đầu tư tâ ̣p trung theo trường tro ̣ng điểm sang đầu tư tập trung theo nghề đào ta ̣o tro ̣ng điểm, mũi nho ̣n.
Bên cạnh đó, ưu tiên phân bổ tài chính đầu tư cho dạy nghề để đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng dạy nghề, đặc biệt là vốn đầu tư để phát triển các trường tiếp cận trình độ quốc tế, khu vực, trường trọng điểm chất lượng cao. Đồng thời, đảm bảo kinh phí cho dạy nghề trình độ cao đẳng, trung cấp theo chỉ tiêu hàng năm; Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm. Chú trọng đầu tư cho các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy nghề; Phân bổ tài chính chi thường xuyên phải căn cứ vào mức chi phí đào tạo cho từng nhóm nghề ở từng cấp trình độ đào tạo.
4.2.1.4. Tăng quyền tự chủ tài chính cho các trường dạy nghề
Thực tế cho thấy công tác quản lý tài chính đạt hiệu quả cao khi tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trường CĐ&TCN do đó nhà nước cần hoàn thiện, bổ sung hệ thống văn bản pháp quy liên quan đến việc thực hiện nghị định
43/2006/NĐ-CP nhằm tạo môi trường pháp lý hoàn chỉnh giúp các trường CĐ&TCN chủ động trong quản lý và sử dụng các nguồn lực một cách có hiệu quả. Hoạt động giáo dục đào tạo hiện nay rất phong phú và đa dạng, ngoài các hệ đào tạo chính quy, không chính quy, đào tạo từ xa,… còn có các phương thức đào tạo cấp bằng, liên kết nước ngoài, đào tạo chứng chỉ. Cho nên cần có các văn bản hướng dẫn thực hiện quản lý nguồn lực tài chính cho phù hợp với từng địa phương, phương thức đào tạo, đảm bảo phát huy tối đa tính chủ động sáng tạo của từng địa phương trong quản lý tài chính, ngân sách.
Để các trường CĐ&TCN chủ động hơn trong đào tạo và nghiên cứu, đáp ứng nhu cầu xã hội và duy trì chất lượng thì nhà nước cần đổi mới quản lý, trao quyền tự chủ nhiều hơn cho các trường về thực hiện chương trình đào tạo, tuyển sinh và cấp văn bằng các hình thức đào tạo.
Để tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về chương trình đào tạo cho các trường CĐ&TCN, nhà nước cần thay đổi phương thức quản lý chương trình đào tạo. Thay vì quy định và trực tiếp tổ chức biên soạn chương trình khung, Bộ GD&ĐT chỉ cần quản lý khung chương trình, trao quyền xây dựng và phát triển chương trình đào tạo cho các trường. Nhà nước thực hiện quản lý chương trình thông qua quy định chung về khung chương trình gồm cấu trúc, cơ cấu và khối lượng kiến thức, khung thời gian đào tạo, mức trình độ hay chuẩn đầu ra và các học phần bắt buộc. Một trường đại học căn cứ vào khung chương trình và danh mục ngành nghề đào tạo để xây dựng, phát triển chương trình đào tạo cụ thể.
Nhà nước cần trao cho các trường CĐ&TCN được tự chủ trong công tác tuyển sinh. Để các trường tự chủ, nhà nước cần giao toàn bộ công tác tuyển sinh, từ khâu ra đề cho tới xét tuyển cho các trường. Để đảm bảo chất lượng và công bằng, nhà nước quy định các tiêu chuẩn đầu vào cơ bản và tối thiểu.
Nhà nước cần giao cho các trường quyền quyết định chỉ tiêu tuyển sinh dựa trên tín hiệu thị trường lao động và hệ thống đảm bảo chất lượng với các tiêu chí chung do Bộ GD&ĐT quy định. Thay vì giao chỉ tiêu theo kế hoạch tập trung như hiện nay, Nhà nước giao cho các trường chủ động xác định chỉ tiêu tuyển sinh phù
hợp với khả năng đào tạo, nghiên cứu, cơ sở vật chất và tài chính của mình và nhu cầu xã hội. Trong trường hợp sử dụng kết quả thi tốt nghiệp phổ thông trung học, trung học cơ sở nhà nước cần xây dựng và ban hành khung xét tuyển để căn cứ cho các trường chủ động xây dựng phương án tuyển sinh và thông báo công khai để người học, người dân biết và giám sát.
Về hệ thống bằng cấp, nhà nước cần trao cho các trường quyền thiết kế, in ấn và cấp văn bằng. Việc để các trường thiết kế và in ấn văn bằng giúp tạo ra nét đặc trưng riêng về văn bằng cho từng trường. Các trường phải tự chịu trách nhiệm và bảo vệ văn bằng của mình. Nhà nước chỉ giám sát và xử lý các vi phạm về bằng cấp.
Trong điều kiện hiện nay, việc trao quyền tự chủ trong quyết định về tuyển sinh, chương trình đào tạo, cấp văn bằng các hình thức đào tạo trước tiên nên trao cho các trường CĐ&TCN trọng điểm quốc gia, bởi lẽ, các trường này có điều kiện tốt hơn về đội ngũ giảng viên, về cơ sở vật chất, khả năng tài chính và có kinh nghiệm trong việc quản lý. Qua đó đánh giá, rút kinh nghiệm để thực hiện trao quyền tự chủ trong lĩnh vực chuyên môn về đào tạo cho các trường CĐ&TCN khác.