Li ̣ch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu chi ở các trường cao đẳng và trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 46 - 50)

5. Kết cấu đề tài

3.1.1. Li ̣ch sử hình thành và phát triển

Vĩnh Phúc là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là một trong những địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất nước, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh, phát triển công nghiệp có bước đột phá, vốn đầu tư vào địa bàn tỉnh tăng mạnh. Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đã đưa ra phương hướng: Đến năm 2015 Vĩnh Phúc cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, cơ cấu lao động công nghiệp và dịch vụ chiếm 65-70%, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 75%. Để đạt được những mục tiêu trên tỉnh đã chú trọng đầu tư cho công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao bằng cách phát triển màng lưới các cơ sở đào tạo nghề.

Nguồn lao động của Vĩnh Phúc khá dồi dào, chiếm khoảng trên 60% tổng dân số, trong đó chủ yếu là lao động trẻ, có kiến thức văn hóa và tinh thần sáng tạo để tiếp thu kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Sự phát triển kinh tế mạnh mẽ trong những năm qua, đặc biệt là công nghiệp, đã trở thành môi trường nâng cao tay nghề cho người lao động.

Tính đến đầu năm 2010, trên địa bàn tỉnh có 53 có sở dạy nghề (14 cơ sở của Trung ương) trong đó có: 03 trường cao đẳng nghề; 02 trường trung cấp nghề; 10 trường Cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp có dạy nghề; 24 trung tâm dạy nghề và 14 cơ sở khác có dạy nghề.

Tổng số cán bộ, giáo viên, nghệ nhân dạy nghề của 53 cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh năm 2009 là 2.704 người, trong đó có 1.709 giáo viên dạy nghề, trong đó trình độ trên đại học là 241 người (chiếm 14,1%); đại học, cao đẳng có 1.050 người (chiếm 61,4%); trình độ khác (trung cấp, thợ lành nghề, nghệ nhân) có 418 người (chiếm 24,5%). Số giáo viên đạt chuẩn theo quy định của Bộ LĐTB&XH là

1.488 người (chiếm 87,1%). Đội ngũ giáo viên dạy nghề thường xuyên được quan tâm, hỗ trợ và tạo điều kiện để học tập, nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ; chương trình dạy nghề tiếp tục được bổ sung, nâng cao và hoàn thiện, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày một cao của công tác dạy nghề.

Bảng 3.1. Các cơ sở có tổ chức đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc phân theo cấp quản lý (năm 2009)

STT Cơ sở tổ chức đào tạo nghề Số cơ sở

1 Trường cao đẳng nghề 3

2 Trường trung cấp chuyên nghiệp có chức năng dạy nghề 2 3 Trường trung học chuyên nghiệp và trường cao đẳng có chức

năng dạy nghề 10

5 Trung tâm dạy nghề 24

6 Cơ sở giáo dục khác có dạy nghề 14

Tổng số 53

Nguồn: Sở Lao động thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc

Mạng lưới cơ sở dạy nghề được phân bố rộng khắp trên các huyện toàn tỉnh. Tuy nhiên, các cơ sở dạy nghề chủ yếu tập trung ở các thị xã và các khu công nghiệp như: Thành phố Vĩnh Yên, Thị xã Phúc Yên và Khu công nghiệp Bình Xuyên (thuộc huyện Bình Xuyên) để phục vụ nhu cầu đào tạo lao động kỹ thuật cho các doanh nghiệp của các khu công nghiệp.

Dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh năm 2010 có khoảng 657 ngàn người (chiếm 65,2% tổng dân số), dự báo đến năm 2015 có 752 ngàn người (tăng thêm 91 ngàn người so với năm 2010) và năm 2020 có khoảng 832 ngàn người (tăng thêm 80 ngàn người so với năm 2015).

Mức gia tăng dân số trong tuổi lao động tạo sức ép lớn về đào tạo nghề nghiệp và tạo việc làm cho người lao động, trước hết là cho nhóm tuổi thanh niên 15-29 tuổi. Đồng thời, sẽ diễn ra quá trình chuyển dịch mạnh lao động từ nông thôn và ngành nông nghiệp là nơi lao động thủ công, trình độ nghề nghiệp thấp sang khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ với yêu cầu trình độ nghề cao, đòi hỏi phải

mở rộng đào tạo nghề cho người lao động để đáp ứng yêu cầu phát triển. Những chuyển biến trên tác động lớn đến các hoạt động đào tạo trên địa bàn tỉnh, đòi hỏi phải mở rộng các cơ sở đào tạo, điều chỉnh cơ cấu trình độ và ngành nghề đào tạo phù hợp với yêu cầu phát triển các ngành kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và của cả nước.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo tương đối cao, năm 2010 là 51,2% (trong đó qua đào tạo nghề là trên 38,2%). Tuy nhiên, dân số và lao động khu vực nông thôn còn chiếm tỷ lệ rất cao (86,4%) đòi hỏi đào tạo nhân lực phải được đẩy mạnh để trang bị những kiến thức và kỹ năng làm việc mới cho những người lao động nông thôn, đặc biệt là thanh niên nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá.

Trong thời kỳ đến năm 2020, nhu cầu giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh khá lớn, lao động làm việc trong nền kinh tế tăng tương đối nhanh. Cơ cấu lao động chuyển dịch mạnh. Lao động các ngành, lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng nhanh, lao động khu vực nông-lâm-ngư giảm. Việc rút lao động ra khỏi khu vực nông-lâm-ngư để chuyển sang khu vực công nghiệp-xây dựng và dịch vụ đòi hỏi phải mở rộng, tăng cường công tác đào tạo nghề cho người lao động, nhất là lao động ở khu vực nông thôn. Trong số lao động tăng thêm trong khu vực công nghiệp-dịch vụ, phần lớn tập trung vào các ngành, lĩnh vực mũi nhọn của tỉnh là cơ khí chế tạo, điện tử-công nghệ thông tin, sản xuất vật liệu xây dựng, may mặc, du lịch, xây dựng công nghiệp, hạ tầng và dân dụng… Điều đó đòi hỏi phải đẩy mạnh đào tạo nghề cho người lao động, nhất là thanh niên ở khu vực nông thôn, lao động được giải phóng khỏi khu vực nông nghiệp để họ có được trình độ kiến thức và kỹ năng làm việc trong những ngành, lĩnh vực này.

Để phấn đấu đưa Vĩnh Phúc trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại thì vấn đề quản lý, đào tạo nghề cần phải:

- Nhanh chóng nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo tăng trong điều kiện nguồn lực hạn chế.

- Đẩy mạnh CNH, HĐH, kinh tế tỉnh tăng trưởng nhanh, chuyển dịch mạnh trong điều kiện hội nhập vùng, cả nước và quốc tế đồi hỏi giáo dục dạy nghề nhanh

chóng đổi mới và nâng cao chất lượng để đáp ứng nhu cầu của người học và yêu cầu phát triển KT-XH của tỉnh.

- Sự phát triển và hiện đại hoá nhanh ở các tỉnh lân cận (nhất là Thủ đô Hà Nội) về các ngành, lĩnh vực khoa học-công nghệ mũi nhọn có thể tạo nguy cơ để tỉnh Vĩnh Phúc bị tụt hậu so với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ về những lĩnh vực trên.

- Hội nhập kinh tế quốc tế, tác động tiêu cực của kinh tế thị trường và các vấn đề xã hội làm phát sinh những yêu cầu, đòi hỏi mới cao hơn tác động đến giáo dục, đào tạo.

- Yêu cầu nhanh chóng đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp dạy, học. - Tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 66% năm 2015 và 75% vào năm 2020. trong đó tỷ lệ qua đào tạo nghề là 49% năm 2015 và 60% năm 2020.

- Số lao động qua đào tạo tăng thêm hàng năm thời kỳ 2011-2015 là 23.000- 24.000 người; thời kỳ 2016-2020 là 34.000-35.000 người.

- Số sinh viên/10.000 dân đến năm 2015 đạt khoảng 350 sinh viên và năm 2020 đạt khoảng 400-450 sinh viên.

- Đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công chức: phấn đấu đến năm 2015 có đội ngũ cán bộ chuyên môn giỏi; có khoảng 1.200 cán bộ có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ; có 500-600 cán bộ quản lý, công chức có trình độ ngoại ngữ làm việc trực tiếp với người nước ngoài.

- Hàng năm có 20.000-25.000 lượt nông dân được bồi dưỡng nâng cao kiến thức và huấn luyện nghề.

Biểu đồ 3.1. Biểu đồ phân tích dự báo lao động qua đào tạo đến năm 2020

(Nguồn: Dự thảo quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (tháng 3-2011)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu chi ở các trường cao đẳng và trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 46 - 50)