5. Kết cấu đề tài
4.3.2. Kiến nghị về phía các cơ quan quản lý nhà nước
- Cần nghiên cứu đề xuất bổ sung, hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính cho từng loại đơn vị sự nghiệp. Trong đó, chú trọng tới cơ chế tài chính đặc thù cho một số đơn vị có nguồn thu thấp.
- Các cơ chế chính sách mới được ban hành, đi liền sau đó phải có các văn bản hướng dẫn cụ thể để các đơn vị triển khai thực hiện đồng bộ, nhất quán.
- Cơ chế tự chủ tài chính đề cao trách nhiệm của đơn vị, nhưng cần tránh các việc làm tuỳ tiện, nằm ngoài khuôn khổ pháp luật. Vì vậy, trong quá trình thực hiện cần có sự kiểm tra, kiểm soát trong nội bộ đơn vị và của các cơ quan cấp trên như: Thanh tra, Kiểm toán... Trong kiểm tra, kiểm soát nên quan tâm đánh giá hiệu quả hoạt động của đơn vị theo kết quả “đầu ra”, giảm dần việc quản lý theo các yếu tố “đầu vào”.
- Sớm ban hành các văn bản hướng dẫn, các tiêu chí đánh giá mức độ và chất lượng hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị được giao quyền tự chủ tài chính, nhằm tháo gỡ khó khăn về cơ chế, chính sách, đồng thời tăng sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các tiêu chuẩn định mức mở rộng lĩnh vực giao quyền tự chủ tài chính.
- Tiếp tục rà soát chức năng, nhiệm vụ, củng cố lề lối làm việc và giao trách nhiệm cụ thể để nâng cao tính chủ động của thủ trưởng đơn vị sự nghiệp có thu.
- Thúc đẩy mối quan hệ giữa các CSDN với doanh nghiệp mà cụ thể là phát huy vai trò của Ban quản lí các khu công nghiệp Tỉnh, là nhịp cầu nối cho sự tăng cường mối quan hệ qua đó nhằm thu hút ngồn vốn đầu tư đào tạo của các doanh nghiệp, thúc đẩy sự phát triển phù hợp giữa đào tạo và việc làm, hạn chế sự lãng phí trong đào tạo và đào tạo lại…
Kết luận chương 4
Từ việc phân tích thực trạng tại Chương 3, Chương 4 trình bày mục tiêu phát triển giáo dục dạy nghề, định hướng phát triển bền vững về tài chính cho các trường CĐ&TCN trong thời gian tới. Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính tại các trường CĐ&TCN tự chủ tài chính trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Các giải pháp đề nghị theo hướng tăng quyền tự chủ cho các trường với mục tiêu đảm bảo nguồn tài chính các trường phát triển theo hướng bền vững.
KẾT LUẬN
Đào tạo nghề ở Việt Nam trong những năm qua đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần vào thắng lợi chung của sự nghiệp đổi mới của đất nước, đồng thời tạo tiền đề cần thiết để thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Trong những năm qua, nhà nước đã quan tâm, đẩy mạnh đầu tư cho giáo dục, tỷ trọng ngân sách chi cho giáo dục đào tạo tăng lên hàng năm, trong đó có đào tạo nghề. Thực hiện đổi mới nền giáo dục Việt Nam, trong đó có đổi mới cơ chế tài chính đào tạo nghề theo hướng trao cho các trường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động.
Các trường CĐ&TCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc là những đơn vị sự nghiệp có thu, hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, là nơi đào tạo lao động kỹ thuật chất lượng cao. Mặc dù đã được nhà nước trao quyền tự chủ rất cao về tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính, tuy nhiên quyền tự chủ về công tác chuyên môn và tài chính vẫn còn nhiều bất cập đó là nhà nước chưa trao quyền tự chủ về mức thu học phí, quyền tự chủ về tuyển sinh, cấp phát văn bằng các hình thức đào tạo cũng như những bất cập về phân bổ NSNN, chế độ lương đối với giảng viên Đề tài luận văn "Quản lý thu chi ở các trường cao đẳng và trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc" về cơ bản đã đạt được mục tiêu và những nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra.
1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cơ chế quản lý thu chi tài chính tại các trường CĐ&TCN công lập hiện nay, luận văn đã khẳng định vai trò của các nguồn tài chính trong đào tạo nghề, trong đó nguồn NSNN và nguồn thu học phí, lệ phí giữ vai trò quan trọng.
2. Thông qua phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thu chi và sử dụng các nguồn lực tài chính tại các trường CĐ&TCN tự chủ tài chính trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, một mặt luận văn đã chỉ ra nguồn NSNN cấp chi thường xuyên có xu hướng giảm, nguồn thu học phí ngày càng đóng vai trò quan trọng. Mặt khác luận văn cũng đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong trong quản lý thu chi tài chính. Những tồn tại đó được thể hiện ở nhiều mặt ở cả cấp vĩ mô và vi mô.
văn đã trình bày một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính ở các trường CĐ&TCN tự chủ tài chính trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Với những giải pháp đề xuất sẽ giúp hoàn thiện công tác quản lý thu chi tài chính tại các trường, giúp các trường thuận lợi trong việc thực hiện tự chủ tài chính và đảm bảo nguồn tài chính các trường phát triển theo hướng bền vững.
Tuy nhiên, đây là một đề tài nghiên cứu sâu, rộng và tổng hợp đề cập đến nhiều lĩnh vực và những vấn đề khá nhạy cảm, tuy bản thân cũng đã có nhiều cố gắng, song do giới hạn về thời gian và phạm vi nghiên cứu nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót hạn chế, kính mong sự góp ý, chỉ dẫn của các thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp giúp tác giả bổ sung hoàn thiện đề tài nghiên cứu của mình.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tổng kết và quyết toán từ năm 2010-2012, Phòng Tài chính-Kế toán các trường; Trường Cao đẳng nghề Việt - Đức Vĩnh Phúc, Trường cao đẳng nghề cơ khí nông nghiệp, trường Cao đẳng nghề Việt Xô số 1, trường Trung cấp nghề kỹ thuật xây dựng và nghiệp vụ, trường Trung cấp nghề số 11.
2. Bộ Tài chính (2006); Thông tư 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Bộ Tài chính (2006); Thông tư 81/2006/TT - BTC ngày 06/09/2006 hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính.
4. Bộ Tài chính (năm 2007); Báo cáo tình hình thực hiện Nghị định 43 về chế độ tài
chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu (2005 - 2007).
5. Bộ Tài chính (năm 2007); Thông tư 153/2007/TT - BTC sửa đổi thông tư 81/2006/TT - BTC hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với đơn vị sự nghiệp.
6. Chế độ tự chủ tài chính, biên chế đối với cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, NXB Tài chính, Hà Nội - 2007.
7. Chính phủ (2002); Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu.
8. Chính phủ (2006); Nghị định số 43/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy
định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
9. Chính phủ (2006); Nghị định số 49/2010/NĐ-CP Về việc Quy định miễn, giảm học
phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm 2010-2011 đến năm 2014-2015. 10. Đảng Cộng sản Việt Nam - Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X năm 2006. 11. Đảng Cộng sản Việt Nam - Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI năm 2011.
12. Dự thảo quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (tháng 3-2011).
13. Luật giáo dục - Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia năm 2005. 14. Luật ngân sách Nhà nước sửa đổi, NXB Tài chính - năm 2004.
15. Phan Thị Cúc (2002) Đổi mới quản lý tài chính ở đơn vị sự nghiệp có thu - Nhà xuất bản Thống kê.
16. Quyết định số 870/QĐ-UBND ngày 18/03/2004 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về trao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp.
17. Các trang web; http://chinhphu.vn;