̣c điểm tổ chức bộ máy quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu chi ở các trường cao đẳng và trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 50 - 53)

5. Kết cấu đề tài

3.1.2. ̣c điểm tổ chức bộ máy quản lý

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, các trường phải tổ chức bộ máy quản lý phù hợp với đặc điểm cụ thể của đơn vị. Qua nghiên cứu khảo sát cho thấy tổ chức bộ máy quản lý giảng dạy, học tập tại các trường CĐ&TCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc bao gồm các bộ phận với chức năng, nhiệm vụ cơ bản như sau:

1. Hội đồng trường là tổ chức chịu trách nhiệm quyết định về phương hướng hoạt động của nhà trường, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho nhà trường, gắn nhà trường với cộng đồng và xã hội, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục.

2. Hiệu trưởng là người chủ tài khoản, chịu trách nhiệm cao nhất trong nhà trường về chỉ đạo các hoạt động đào tạo, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các nghiệp vụ thu, chi, phê chuẩn chung và một số nghiệp vụ tài chính quan trọng của nhà trường.

3. Hội đồng tư vấn trong nhà trường do Hiệu trưởng thành lập để lấy ý kiến của cán bộ quản lý, nhà giáo, đại diện các tổ chức trong nhà trường nhằm thực hiện một số nhiệm vụ thuộc trách nhiệm và quyền hạn của Hiệu trưởng.

- Các khoa: chịu trách nhiệm lập kế hoạch, đảm bảo tiến độ đào tạo và trực tiếp tổ chức giảng dạy các môn học theo chuyên ngành. Đồng thời trực tiếp quản lý các lớp học sinh, tổ chức thực hành, thực tập và phối hợp với các bộ phận khác để đảm bảo hoạt động thường xuyên của nhà trường.

- Phòng Đào tạo: chịu trách nhiệm tuyển sinh, lập kế hoạch, đảm bảo tiến độ đào tạo của toàn trường và xét lên lớp, xét tốt nghiệp cho sinh viên, học sinh…

- Phòng Công tác học sinh, sinh viên: phụ trách các vấn đề liên quan đến chế độ của học sinh, sinh viên như kỷ luật, khen thưởng, học bổng, chế độ chính sách, nơi ăn chốn ở, hoạt động Đoàn…

- Phòng Hành chính - Tổ chức: phụ trách vấn đề tuyển dụng, bố trí, sắp xếp lao động trong trường, bố trí hội nghị, lễ tân, khánh tiết, tiếp khách, bảo vệ, quản lý công văn, giấy tờ…

- Phòng Quản trị đời sống: phụ trách về cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, học tập đảm bảo đúng tiến độ.

- Phòng Kế hoạch tài chính: phụ trách việc lập dự toán, tổ chức thu kinh phí từ các nguồn, đảm bảo thanh, quyết toán nguồn kinh phí và giám sát, đôn đốc chấp hành kỷ luật tài chính, chế độ kế toán để phục vụ mọi hoạt động của nhà trường theo những mục tiêu đã định.

- Các trung tâm như trung tâm thông tin, thư viện, trung tâm ngoại ngữ, tin học, trung tâm ứng dụng khoa học… hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ khi thành lập để đảm bảo phục vụ giảng dạy, học tập, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thực tiễn và góp phần tăng thêm nguồn thu cho trường.

5. Các lớp học do nhà trường tổ chức quản lý theo quy chế của Bộ Giáo dục và đào tạo.

Trong Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý các trường nổi bật là mô hình Hội đồng trường của trường Cao đẳng nghề Việt - Đức Vĩnh Phúc với cơ cấu chặt chẽ, khép kín tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý hành chính cũng như quản lý tài chính của trường.

Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Trường Cao đẳng nghề Việt - Đức tỉnh Vĩnh Phúc được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt gồm: Ban giám hiệu; Các hội đồng tư vấn; Các Phòng chức năng; Các khoa chuyên môn; Các cơ sở phục vụ đào tạo; Các tổ chức chính trị xã hội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

HỘI ĐỒNG TRƯỜNG

BAN GIÁM HIỆU

CÁC TỔ CHỨC

ĐOÀN THỂ CÁC HỘI ĐỒNG TƯ VẤN

Phòng Hành chính - Tổ chức Phòng Đào tạo Phòng Tài chính - Kế toán Phòng Quản lý Thiết bị - Vật tư Phòng Công tác Học sinh sinh viên Phòng Nghiên cứu khoa

học &Hợp tác quốc tế

Khoa Công nghệ thông tin Khoa Cơ khí chế tạo

Khoa Động lực

Khoa Điện - Điện tử Khoa

Xây dựng - Kinh tế

Khoa Khoa học cơ bản Các phòng chức năng Các khoa chuyên môn

Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Trường Cao đẳng nghề Việt Đức - Vĩnh phúc

Ưu điểm của mô hình cơ cấu tổ chức này đảm bảo trong việc ra quyết định nhanh chóng của cấp lãnh đạo cao nhất tới các bộ phận, thực hiện sự phân quyền tới những cấp lãnh đạo khác nhau, mỗi cấp lãnh đạo đều phụ trách và chịu trách nhiệm với bộ phận mà mình quản lý. Đồng thời mô hình này còn sử dụng một cách có hiệu quả các bộ phận chức năng của đơn vị trong việc trợ giúp công tác quản trị và điều hành nhà trường. Một điểm quan trọng nữa, việc phân định rõ trong cơ cấu tổ chức bộ máy là tiền đề cho việc thực hiện các hoạt động giáo dục, đào tạo hay kinh doanh, dịch vụ của một trường, rút ngắn thời gian ra quyết định, khai thác năng lực nội tại một cách có hiệu quả và là một tiền đề tiên quyết cho sự thành công trong cạnh tranh.

Như vậy, đặc điểm hoạt động giáo dục, đào tạo và tổ chức bộ máy quản lý ảnh hưởng rất lớn đến tổ chức quản lý thu chi tài chính, nó quyết định bộ máy kế toán và ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng chứng từ, sổ kế toán, công tác kiểm tra kế toán của đơn vị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu chi ở các trường cao đẳng và trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 50 - 53)