Thực trạng công nợvà KNTT

Một phần của tài liệu 225 giải pháp nâng cao năng lực tài chính tại công ty TNHH du lịch quốc tế châu á thái bình dương,khoá luận tốt nghiệp (Trang 57 - 66)

2. Thực trạng năng lực tài chính của APT Travel

2.2. Thực trạng công nợvà KNTT

2.2.1. Thực trạng công nợ của doanh nghiệp

Dự phòng các khoản phải thu khó đòi

1.2. Các khoản phải thu dài hạn 2.500.000.

000 3%17,4 367127.949. 8% 0,7 0,00% -2.500.000.00 100,00%- 127.949.367- 100,00-

phải thu nội bộ dài hạn 2.500.000.

000 3%17,4 367127.949. 8% 0,7 0,00% -2.500.000.00 -100,00% 127.949.367- 100,00%- 2. Các khoản phải trả 13.305.657.5 96 0%100,0 19.224.503.625 0%100,0 80724.086.414. 100,00% 0295.918.846. 1824.861.911. 2.1. Nợ ngắn hạn 4.294.952. 224 32,2 8% 7.073.698. 528 36,8 0% 11.549.934. 467 47,95% 7.254.982. 243 168,92% 4.476.235. 939 63,28%

Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 4.068.600.

000 8%30,5 0003.100.000. 3%16,1 406 4.172.257. 17,32% 103.657.406 2,55% 4061.072.257. 9%34,5 Phải trả cho người bán 226.352.

224 1,70% 9843.546.556. 5%18,4 843 6.497.911. 26,98% 6196.271.559. 1%2770,7 8592.951.354. 2%83,2

Người mua trả tiền trước 386.006.

544 2,0 1% 0 - 386.006.544 - 100,00% Thuế và các khoản phải nộp cho

Nhà nước 2.020. 000 0,0 1% 66.868.795 0,28% 66.868.795 64.848.795 3210,34 %

Phải trả công nhân viên 636.930.623 2,64% 636.930.623 636.930.

623 Chi phí phải trả 627.132.

446 4,71% 175.965.800 0,73% 451.166.646- -71,94% 800175.965. Các khoản phải trả, phải nộp khác 39.115.000 0,2

0% 0 -39.115.000

- 100,00%

2.2. Nợ dài hạn 9.010.705.

372 2%67,7 12.150.805.097 0%63,2 34012.536.480. 52,05% 9683.525.774. 39,13% 243385.675. 3,17%

Vay và nợ thuê tài chính dài hạn 9.010.705.

Qua phân tích các khoản phải thu, ta thấy rằng các khoản phải thu của Công ty là các khoản phải thu ngắn hạn, các khoản phải thu dài hạn chiếm tỉ trọng nhỏ không gây ảnh hưởng lớn đến khoản phải thu. Sự biến động của các khoản phải thu phụ thuộc chủ yếu vào các khoản phải thu khách hàng và trả trước cho người bán do tỷ trọng của hai khoản mục này chiếm phần lớn trong tổng các khoản phải thu và tỷ trọng của hai khoản mục này tương đối đều qua các năm. Phải thu khách hàng dao động trong khoảng 50 - 60% và xấp xỉ 30-40% đối với trả trước cho người bán. Khoản phải thu dài hạn chính là khoản phải thu nội bộ dài hạn từ các Công ty con của APT travel.

Đối với khoản phải thu khách hàng có xu hứng tăng theo từng năm và đã tăng gấp đôi trong năm 2017. Cụ thể: cuối năm 2017 tăng 7.468.808.655 đồng so với cuối năm 2016, tương ứng tăng 105,74%.Cuối năm 2018 tăng 5.427.775.070 đồng so với cuối năm 2017, tương ứng tăng 59,62%. Đây là một lượng tăng khá cao trong thời điểm hiện tại. Nguyên nhân phát sinh từ vấn đề thanh toán công nợ cho Công ty cùng với đó là các vấn đề từ chính sách bán hàng và hoạt động thu hồi nợ. Với sự biến động tăng như vậy đã cho thấy rằng các phương pháp thu hồi công nợ của Công ty không hiệu quả, Công ty đã bị chiếm dụng vốn khá nhiều gây nên sự bất lợi trong hoạt đông kinh doanh của mình khi bị khoản vốn bị ứ đọng cao như vậy. Hơn nữa, mặc dù khoản phải thu tăng nhanh nhưng Công ty đã không trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi, đây là một rủi ro. Nếu khoản nợ này không đòi được thì đây sẽ là một tổn thất lớn, có thể gây ra tình hình bất ổn, thiếu vốn cho hoạt động kinh doanh. Với tình hình đó, Công ty cần nâng cao hiệu quả công tác thu hồi công nợ, phải vạch ra các kế hoạch và đề xuất các biện pháp mang tính khả thi để thu hồi nợ nhưng vẫn phải đảm bảo sự linh hoạt, chính sách trả sau vẫn có tính hấp dẫn đối với khách hàng, không nên quá cứng nhắc để đảm bảo hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm tiếp tới. Khoản trả trước người bán cũng có biến động tương tự. Cuối năm 2017 tăng 4.959.162.634 đồng so với cuối năm 2016 ( tăng 117,50%) và năm 2018 tăng 2.425.639.617 ( tăng 35,91%) đồng so với cuối năm 2017.

Các khoản phải thu khác chiếm tỷ trọng không đáng kể trong các khoản phải thu ( xấp xỉ 3%) nên không ảnh hưởng nhiều đến các khoản phải thu.

Để xem xét rõ hơn công nợ phải thu của Công ty, chúng ta xem xét hệ số vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân. Căn cứ vào báo cáo kết quả kinh doanh, Bảng cân đối kế toán, ta có bảng sau.

2 Khoản phải thu 14.343.095.752 16.330.376.582 23.731.345.128

3 Khoản phải thu bình quân - 15.336.736.167 20.030.860.855

4 Số vòng quay các khoảnphải thu (lần) - 9,68 4,50

5

Kỳ thu tiền bình quân

(ngày) -

chiếm dụng vốn nhiều, phải thu khách hàng lớn, tiềm ẩn bất ổn trong tính thanh khoản của doanh nghiệp.

Có thể nhận thấy số vòng quay các khoản phải thu năm 2018 giảm 5, 19 vòng so với năm 2017. Thêm vào đó, vòng quay các khoản phải thu của Công ty trong năm 2018 là rất thấp (4,5 vòng) và thu tiền bình quân tăng 115,29%. Điều này cho thấy việc chuyển hoá các khoản nợ phải thu thành tiền kém hơn rất nhiều so với năm 2017, tốc độ thu hồi các khoản phải thu giảm mạnh là dấu hiệu cho thấy khả năng thu hồi vốn của Công ty không tốt và đang bị chiếm dụng vốn nhiều.

Xét tương quan trong ngành dịch vụ du lịch, các Công ty đầu ngành như Saigontourist, Vietravel có số vòng luân chuyển khoản phải thu hàng năm là hơn 25 lần tương đương với thời gian thu hồi vốn chỉ dưới 18 ngày, trong khi các DNVVN (cùng quy mô với APT travel) cũng có số vòng quay quản phải thu là hơn 10 lần ví dụ như:

7 2017 2018

CTCP dịch vụ du lịch Hà Nội là 10,17 lần năm 2017 và tăng lên 13,17 lần năm 2018, CTCP Dịch vụ Du lịch Bến Thành là 13,38 lần năm 2018, ... Như vậy, tốc độ thu hồi các khoản nợ hiện nay rất chậm, trình trạng người mua chưa trả tiền kéo dài và ngày càng tăng, Công ty chưa có biện pháp hiệu quả để giải quyết tình trạng này, chưa có chính sách khuyến khích khách hàng trả tiền trước cũng như thanh toán đúng thời hạn tín dụng mà Công ty đề ra. Mặc dù các chính sách thanh toán nới lỏng sẽ giúp thu hút khách hàng hơn nhưng khả năng chuyển đổi các khoản phải thu sang tiền mặt thấp khiến cho lương tiền mặt của doanh nghiệp giảm sút. Do hoạt động bán hàng thông qua đại lý nên công nợ cũng rất lớn, bộ phận kế toán cần quản trị tốt công nợ để giảm thiểu gánh nặng vốn cho doanh nghiệp bằng cách chỉnh đốn lại công tác quản lý, nâng cao năng lực làm việc của bộ phận thu hồi nợ, lập danh sách những đối tượng chưa thanh toán trong đó đặc biệt chú ý những khách hàng có số nợ quá hạn lớn và kéo dài để từ đó có những biện pháp xử lý kịp thời, tránh xảy ra tình trạng mất nợ.

Cùng với việc phân tích các chỉ tiêu phải thu, chúng ta cần xem xét các khoản phải trả. Xét trong 3 năm từ 2016 đến 2018, NDH chiếm tỷ trọng cao hơn so với NNH nhưng đang có xu hướng sự chuyển dịch đến cân bằng và có thể đảo chiều trong tương lai. Cụ thể: năm 2016 NNH chiếm 32,28% trong khi NDH cao gấp đôi là 67,72%, năm 2018 NNH tăng tỷ trọng lên 47,95% và NDH giảm còn 52,05%. Có thể nói trước đây KNTT của Công ty là cao và hiện nay vẫn đang ở ngưỡng an toàn, ít rủi ro, tuy nhiên Công ty cũng phải chịu chi phí cao hơn do chi phí sử dụng nguồn tài trợ dài hạn thường cao hơn nguồn ngắn hạn và khó khăn trong việc điều chỉnh cơ cấu vốn.

Các khoản nợ phần lớn đều đến từ các khoản vay và nợ thuê tài chính. Vay nợ thuê tài chính ngắn hạn trong những năm qua là các khoản đi vay ngân hàng cho VLĐ. Các khoản vay ngắn hạn Công ty phần lớn được sử dụng để mua nguyên nhiên vật liệu, trả lương cho nhân công và một số khoản chí phí khác.

Khoản mục phải trả người bán tăng mạnh trong năm 2018 (tăng 83,22%), khả năng chiếm dụng được vốn của người bán tăng chứng tỏ Công ty đã xây dựng được uy tín tốt với bạn hàng và được hưởng nhiều ưu đãi. Các khoản mục còn lại hầu như biến động không đáng kể và tỷ trọng trong tổng nợ phải trả nhỏ nên sự thay đổi của khoản mục này không tác động lớn đến tổng nợ phải trả.

NDH của Công ty là các khoản vay và nợ thuê tài chính dài hạn chủ yếu là vay ngân hàng để đầu tư TSCĐ, các TSCĐ này lại được thế chấp cho các khoản đi vay. Công ty tiến hành đi vay dài hạn dựa kế hoạch mở rộng lĩnh vực kinh doanh hàng năm được giám đốc thông qua. Trên cơ sở đó, Công ty thiết lập các dự án đầu tư vay vốn trung và dài hạn để trình bày với các ngân hàng, thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay của dự án đó, ngân hàng tiến hành xem xét dự án và quyết định cho vay khoảng 70% dự án và lãi suất được quyết định dựa theo quy định của từng ngân hàng.

2.2.2. Thực trạng khả năng thanh toán

Bên cạnh việc phân tích công nợ, đánh giá KNTT của Công ty là vấn đề được các đối tác, đơn vị cho vay và nhà cung cấp rất quan tâm. Chỉ tiêu này cho biết liệu doanh nghiệp có đủ khả năng trả các món nợ tới hạn không. Phân tích KNTT của Công ty chủ yếu được thực hiện thông qua việc xem xét một số chỉ tiêu cơ bản dưới đây.

Hệ số KNTT nhanh 3,86 2,72 3,87 -1,15 1,16

Hệ số KNTT tức thời 1,21 0,39 0,09 -0,82 -0,29

Công ty tăng giảm không ổn định. Năm 2017 giảm từ 3,86 lần xuống 2,72 lần, tức là giảm 29,67%. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do tốc độ tăng của NNH nhanh hơn tốc độ tăng của TSLĐ, cụ thể là năm 2017 TSNH chỉ tăng 1, 07% trong khi NNH

Chỉ tiêu năm 2016 năm 2017 năm 2018 Doanh thu thuần 142.340.524.740 148.507.865.364 90.093.327.520

LN sau thuế 8.642.695.206 6.896.092.226 955.670.231

tăng 43,71%. Sang năm 2018 hệ số này lại tăng lên 0,44 lần tức 43,63% so với năm 2017. Hệ số này lớn hơn 2 và lớn hơn nhiều (3,9 lần năm 2018) chứng tỏ KNTT nợ ngắn hạn của doanh nghiệp dư thừa và Công ty đang đầu tư quá mức vào TSLĐ. Số TSLĐ bị ứ đọng không tạo thêm doanh thu sẽ làm VLĐ của doanh nghiệp bị ứ đọng, hiệu quả kinh doanh chưa tốt. Nhưng mặt khác, hệ số KNTT hiện hành tăng sẽ làm giảm rủi ro kinh doanh.

Hệ số KNTT nhanh: Do APT Travel chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ du lịch nên hàng tôn kho không lớn, chỉ chiếm 0, 04% trong TSNH năm 2017 và 0,79% năm 2018. Hàng tồn kho chủ yếu là các vật dụng sử dụng trong khách sạn như xà phòng, kem đánh răng, ... còn có các loại quà lưu niệm do Công ty đang có kế hoạch triển khai chuỗi siêu thị quà lưu niệm cho khách du lịch trong năm 2019- 2020. Do vậy, KNTT nhanh của Công ty hiện vẫn tương tự như KNTT hiện hành, an toàn và đủ khả năng chi trả. Tuy nhiên dự đoán sau khi triển khai thêm chuỗi siêu thị và du thuyền, hàng tồn kho tăng cao, KNTT có thể bị giảm và cần các biện pháp đề phòng.

Hệ số KNTT tức thời: Dựa vào các chỉ tiêu đã được tính toán trên, chúng ta thấy KNTT bằng tiền mặt của Công ty giảm mạnh qua các năm. Trong năm 2016, KNTT tức thời của Công ty là tốt, cứ 1 đồng nợ thì có 1,21 đồng để thanh toán ngay. Hệ số này sụt giảm xuống còn 0,39 năm 2017 và chỉ còn 0,09 năm 2018. Với lượng tiền và tương đương tiền hiện có, doanh nghiệp không đảm bảo được KNTT tức thời các khoản nợ phải trả trong vòng 3 tháng. Thậm chí hệ số này đang thấp hơn nhiều so với mức 0,5 - mức thanh toán bình thường tại các doanh nghiệp. So với tiêu chuẩn đặt ra thì Công ty không đủ tiền mặt để chi trả phân nửa các khoản NNH trong 2 năm liên tiếp đặc biệt là năm 2018 tỉ lệ này đã rơi xuống mức quá thấp, rất nguy hiểm nếu Công ty có nhu cầu phải thanh toán ngay. Vì vậy, Công ty cần phải xem xét lại mức dự trữ tiền mặt của mình để duy trì mọi hoạt động kinh doanh được diễn ra suôn sẻ.

Hệ số KNTT lãi vay: Hệ số KNTT lãi vay cũng có chiều hướng giảm dần qua các năm. Năm 2017 giảm 41,69% so với năm 2016 và giảm còn 1,61 năm 2018. Hệ số thanh toán lãi nợ vay năm 2016 khá cao (12,98 lần) và an toàn so với các Công ty cùng ngành như CTCP Dịch vụ Du lịch Bến Thành (12,53 lần), CTCP Du lịch và Tiếp thị GTVT Việt Nam (12, 02 lần), ... Điều này cho thấy Công ty kinh doanh có hiệu quả và có khả năng chi trả cho các khoản NDH tốt. Hệ số này năm 2017 giảm còn 7,57 lần tuy nhiên vẫn lớn hơn tiêu chuẩn chung là hệ số này bằng 2 nên Công ty vẫn được xem là có khả năng đảm bảo cho việc thanh toán các khoản NDH. Tuy nhiên năm 2018 hệ số KNTT lãi vay chỉ còn 1,64 lần do lợi nhuận trước thế của Công ty tụt dốc. Công ty đã sử dụng vốn không hiệu quả dẫn đến việc kết quả kinh doanh không tốt, lợi nhuận tạo ra rất thấp. Năm 2018 chỉ đạt hơn 90 tỷ đồng, chỉ bằng 60% lợi nhuận năm 2017. Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng mạnh từ 4.660.417.137 đồng lên 17.930.661.421 đồng do phải chi trả sửa chữa 3 du thuyền lớn tại Hạ Long, điều này càng khiến cho lợi nhuận trước kế toán thuế giảm mạnh. Hệ số thanh toán lãi nợ vay cũng chưa vượt qua được tiêu chuẩn an toàn chung là 2, khả năng đảm bảo các khoản NDH suy giảm. Công ty cần quản lý các chi phí quản lý doanh nghiệp hiệu quả hơn, cải thiện hệ số chi trả lãi vay để luôn giữ được uy tín và dễ huy động được nguồn tài trợ.

Một phần của tài liệu 225 giải pháp nâng cao năng lực tài chính tại công ty TNHH du lịch quốc tế châu á thái bình dương,khoá luận tốt nghiệp (Trang 57 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w