4. Một số giải pháp nâng cao năng lực tài chính của Công ty TNHH Du Lịch Quốc
4.2. Điều chỉnh cơ cấu vốn và mở rộng quy mô vốn
Giảm tỷ trọng NNH và thay thế bằng NDH
Qua các BCTC của Công ty ta thấy hiện nay các khoản nợ có tổng trị giá trên 24 tỷ đồng, trong đó khoản NNH tăng gấp đôi theo từng năm (năm 2017 tăng 43,71% và năm 2018 tăng 63,28%) chiếm trên 11 tỷ đồng. Điều này không những làm tăng chi phí vay nợ mà còn tạo một áp lực lớn lên KNTT trong khi lượng tiền mặt của công ty giảm mạnh, KNTT ngắn hạn thấp. Vì vậy, Công ty nên chủ động thu hồi các khoản NNH và thay vào đó bằng các khoản NDH.
Bản thân APT Travel là một doanh nghiệp có ngành nghề chính là cung cấp dịch vụ du lịch, nguồn vốn mà Công ty cần sử dụng trong hoạt động thường xuyên chủ yếu là VLĐ nên không thể thực hiện các khoản vay dài hạn tại ngân hàng vì các ngân hàng không cho phép vay dài hạn đối với VLĐ.
Mở rộng quy mô vốn
Đề xuất xây dựng các chiến lược huy động vốn cần phải phù hợp với từng giai đoạn phát triển của công ty, với sự phát triển của nền kinh tế vĩ mô nói chung và lĩnh vực du lịch nói riêng để đảm bảo tính chủ động trong việc huy động vốn với chi phí rẻ nhất.
Nâng cao niềm tin đối với các nhà đầu tư vốn cho doanh nghiệp từ các đối tác cung cấp nguyên vật liệu, hàng hóa cho công ty đến ngân hàng và các nhà đầu tư khác bằng cách minh bạch hóa thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đảm bảo các chỉ tiêu tài chính của công ty hợp lý, công ty có khả năng thanh
khoản tốt và đảm bảo nghĩa vụ trả nợ đúng hạn. Khẳng định Công ty có tiềm lực tài chính vững mạnh.
Nâng cao sự đa dạng trong các kênh huy động vốn do hiện nay bằng cách:
- Phát hành trái phiếu Công ty: phương pháp này thường dùng để kêu gọi vốn từ quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm,... các đối tượng có tiềm lực tài chính mạnh. Kênh huy động này có thủ tục pháp lý khá đơn giảm, lãi suất linh hoạt cũng như có thể đưa ra nhiều phương án trả lãi và gốc đa dạng.
- Vay các tổ chức tín dụng và các quỹ đầu tư mở rộng: đây là phương thức vay thường được sử dụng, mặc dù vẫn có những hạn chế nhất định nhưng dễ dàng được chấp nhận hơn quy định của thị trường chứng khoán. Người đi vay cũng có thể xin gia hạn nếu chưa có khả năng thanh toán khi đáo hạn. Để đạt được thỏa thuận thì APT Travel cần gây dựng được uy tín và quan hệ hợp tác thân thiết, phương án sử dụng vốn có tính khả thi cao mới đủ sức thuyết phục.
- Liên doanh - liên kết trong và ngoài nước: với hình thức này, 2 bên cùng hợp tác sẽ quản lý sẽ chặt chẽ công việc hơn. Hợp tác với các công ty khác vừa bổ trợ cho hoạt động của nhau, chi phí thấp hơn đi thuê vừa chuyên môn hóa được nhiều lĩnh vực khác nhau, nâng cao chất lượng dịch vụ. Các dự án sẽ được triển khai dễ dàng, nhanh chóng vì có thêm vốn, không phụ thuộc nhiều vào vốn vay ngân hàng.
- Huy động vốn từ cán bộ công nhân viên: APT Travel là một doanh nghiệp với số lượng cán bộ công nhân viên không nhỏ, gần 200 người. Do vậy việc huy động vốn từ cán bộ công nhân viên sẽ là một cách nhằm phát huy nội lực, giảm thiểu rủi ro và tăng sức mạnh tài chính của Công ty. Tuy nhiên, phương thức gọi vốn này còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở pháp lý, các vấn đề kỹ thuật khác như thời hạn, cách hoàn trả... Muốn huy động nguồn lực bằng hình thức này, trong thời gian tới Công ty phải đạt doanh thu cao và luôn tăng trưởng, tăng thu nhập của cán bộ công nhân viên. Tạo ra lòng tin và tính hấp dẫn cho Công ty.
Bên cạnh việc huy động được đa dạng nguồn vốn, Công ty cần sử dụng nguồn vốn hiện có một cách tiết kiệm hiệu quả trong đó quan trọng nhất là sử dụng VLĐ một cách triệt để bởi vì điều này sẽ giúp Công ty làm giảm các khoản nợ ngắn hạn. Vậy nên, để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ Công ty cần thực hiện các giải pháp đồng bộ, kế hoạch hóa VLĐ, xác định được quy mô vốn lưu động có đủ hay dưa thừa so với nhu cầu VLĐ cần sử dụng trong năm, đồng thời phân tích các khoản tín thương mại dụng được đề nghị để đưa ra quyết định có rót vốn hay không sao cho hợp lý, an toàn.
Ngoài ra, Công ty cần quan tâm đến vấn đề tiết kiệm các loại chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động như chi phí tiếp khách, chi phí mua hàng, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp...