Đánh giá những ưu điểm, nhược điểm, và nguyên nhân tồn tại về tình hình tà

Một phần của tài liệu 225 giải pháp nâng cao năng lực tài chính tại công ty TNHH du lịch quốc tế châu á thái bình dương,khoá luận tốt nghiệp (Trang 73 - 78)

chính của Công ty

3.1. Những ưu điểm.

Mấy năm trở lại đây, Công ty đã đạt được những thành tự nhất định trong việc quản lý tài chính, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh giúp củng cố năng lực tài chính. Cụ thể là quy mô về vốn của Công ty vẫn giữ được đà tăng trưởng hàng năm, giá trị tài sản tăng, thực hiện được làm ăn có lãi, trong khoản mục nợ phải trả thì NDH chiếm phần lớn nên áp lực thanh toán đối với Công ty không cao, chiếm dụng được vốn của bạn hàng.

Trị giá tổng tài sản của Công ty tăng hàng năm và cơ cấu tài sản công ty đang có sự chuyển dịch hợp lý hơn, phù hợp với đặc điểm ngành nghề của doanh nghiệp. TSDH thường chiếm trên 65% tổng tài sản nay TSDH lại chiếm ưu thế với 66, 15%. Các khoản phải thu dài hạn đã được thu hồi và công ty chú trọng thêm đầu tư tài chính

ngắn hạn, giúp cho TSNH tăng đáng kể. Khoản mục phải trả người bán tăng mạnh cho thấy công ty đang chiếm dụng được vốn từ bên ngoài.

Tổng nguồn vốn cũng có xu hướng tăng theo thời gian. Hệ số nợ thấp cho thấy công ty có năng lực tự chủ về mặt tài chính, ít phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài. Điều này giúp công ty giảm thiểu được rủi ro thanh toán, rủi ro vỡ nợ. Ngoài ra tỷ trọng nợ phải trả tăng dẫn đến việc tỷ trọng VCSH giảm nhưng tỉ lệ cân bằng giữa 2 khoản mục này vẫn trong mức an toàn cho thấy công ty đã có ý thức hơn trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính, giúp giảm chi phí sử dụng vốn, thu lại lợi nhuận cao hơn.

KNTT ngắn hạn tương đối tốt, đảm bảo được năng lực chi trả NNH, tránh được rủi ro vỡ nợ.

Để đạt được như thế một phần nhờ vào đầu tư cho cơ sở hạ tầng đang được chú trọng và Công ty đã đề ra nhiều giải pháp cải thiện tình hình: Giảm bớt lao động dư thừa, chú trọng tuyển chọn nguồn nhân lực chất lượng cao, có cả kĩ năng và năng lực làm việc kết hợp với chính sách phân bổ nguồn nhân lực hợp lý. Công tác tài chính được quan tâm đặc biệt, đề ra những cách thức về quản lý và sử dụng vốn hợp lý hơn

3.2. Những nhược điểm

về cơ cấu tài sản, nguồn vốn

Tuy đã có sự chuyển dịch cơ cấu tài sản tuy nhiên vẫn chưa thực sự hợp lý và cần duy trì chuyển dịch mạnh mẽ hơn từ TSDH sang TSNH tránh tình trạng các khoản vốn để chi trả ngắn hạn thấp và còn để tình trạng bị chiếm dụng vốn nhiều.

TSCĐ, trang thiết bị mới còn thiếu, chủ yếu được trang bị bằng bằng vốn vay, chưa đồng bộ và phát huy hết khả năng hoạt động. Tuy nhiên, theo xu hướng thị trường du lịch Việt Nam hiện nay với các chính sách hỗ trợ du lịch và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của nhà nước, Công ty có rất nhiều cơ hội phát triển. Trước hết, Công ty cần tìm ra hướng đi phù hợp cho riêng mình, đề ra chiến lược kinh doanh mới độc đáo, thực hiện các chủ trương, chính sách giải quyết các tình thế khó khăn kịp thời, bám sát với thị trường để đẩy mạnh đà tăng trưởng của Công ty, tạo chỗ đứng trên thị trường trong tình trạng cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay.

Hệ số nợ so với tổng tài sản qua các năm ở mức thấp. Cơ cấu nguồn vốn chủ yếu dựa vào vốn chủ, chi phí sử dụng vốn cao. Tuy điều này cho thấy sự phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài là thấp nhưng điều này sẽ dẫn đến không phát huy được hiệu quả đòn bẩy tài chính. Khi doanh nghiệp cần tài trợ các khoản vốn với quy mô lớn thì cơ cấu vốn như vậy không thể đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp.

Tỷ lệ các khoản phải thu so với nợ phải trả qua các năm đều dưới 50% cho thấy số vốn Công ty bị chiếm dụng nhỏ hơn nhiều số vốn mà Công ty đi chiếm dụng.

về tình hình công nợ và khả năng thanh toán

Số vốn Công ty bị khách hàng chiếm dụng lớn hơn nhiều số vốn mà Công ty chiếm dụng được của người bán. Hệ số KNTT nhanh tại Công ty lại quá nhỏ do lượng tiền mặt giảm nhanh, do đó Công ty sẽ gặp khó khăn trong việc chi trả nhanh các khoản thiếu nợ trong vòng 3 tháng. Chỉ tiêu này lại có xu hướng giảm theo thời gian do đó mức độ khó khăn trong thanh toán nhanh ngày càng cao, rủi ro trong thanh toán của Công ty là rất lớn. Đối với công ty chuyên cung cấp dịch vụ, luôn cần một lượng tiền sẵn có nhất định để chi trả nhanh cho các nhu cầu thiết yếu, thường xuyên để tránh tình trạng thiếu hụt tài nguyên, gây ra tình trạng đình trệ, mất lòng khách hàng. Đây là vấn đề Công ty cần quan tâm để khắc phục nhanh, nếu không KNTT của Công ty đối với các khoản nợ đến hạn và đến hạn kém thì Công ty có nguy cơ mắc nợ cao và gây ra rủi ro hoạt động.

về hiệu quả kinh doanh

Doanh thu thuần các năm tăng riêng năm 2018 bị giảm mạnh, đây là dấu hiệu cho thấy hoạt động kinh doanh của Công ty không đạt hiệu quả cao. Khả năng sinh lời VCSH và khả năng sinh lời của tài sản còn khiêm tốn và giảm dần qua các năm nhất là năm 2018, thể hiện sự yếu kém trong công tác quản lý chi phí, yếu kém trong quản lý vận hành và phát huy năng lực áp dụng của các tài sản hiện có của Công ty. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho các nhà đầu tư và đối tác tiềm năng lo ngại, gây ra bất lợi trong việc thu hút vốn đầu tư và mở rộng quan hệ hợp tác. Do đó, Công ty phải có biện pháp khắc phục để kết quả hoạt động kinh doanh được tốt hơn.

3.3. Nguyên nhân của những hạn chế về năng lực tài chính của Công tyNguyên nhân chủ quan Nguyên nhân chủ quan

Có thể nói hiện nay Công ty vẫn hoạt động hiệu quả mặc dù có sự hạn chế ở một vài chỉ tiêu, nguyên do chính đó là có kẽ hở trong công tác QTTC.

Chưa kiểm soát được dữ liệu, nắm bắt đầy đủ thông tin nội bộ trực tiếp phản ánh tình hình tài chính doanh nghiệp cũng như nguồn thông tin thu thập từ thị trường liên quan đến môi trường hoạt động của doanh nghiệp chưa được cập nhật. Thông tin không còn độ tin cậy nếu thiếu đi tính cập nhật và chính xác. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng phân tích năng lực tài chính doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp chưa đưa ra được các giải pháp tài chính kịp thời.

Hoạt động thu hồi nợ của công ty chưa được thực hiện hiệu quả và triệt để, dẫn tới khoản mục khoản phải thu ở mức cao, nguồn tiền của doanh nghiệp đang bị đối tác chiếm dụng khiến năng lực tài chính của công ty giảm sút. Công tác quản lý chi phí chưa được hiệu quả khiến cho chi phí tăng cao, làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Chi phí quản lý doanh nghiệp ở mức rất cao và tăng mạnh trên tổng doanh thu, có thể thấy rằng bộ máy điều hành của doanh nghiệp hoạt động chưa thật sự hiệu quả, năng lực và trình độ quản trị doanh nghiệp còn chưa cao.

Quản trị vốn bằng tiền bao gồm việc lập kế hoạch tiền mặt (tiền VNĐ và ngoại tệ), kế hoạch vay, trả nợ, việc tổ chức quản lý và kiểm soát quỹ tiền mặt tại hội sở chính và các chi nhánh chưa được hiệu quả dẫn đến nguồn vốn bị chiếm dụng cao và ngày càng tăng, cùng với đó là lượng tiền giảm mạnh. Sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt hiệu quả kinh doanh không cao dẫn đến mọi nguồn lực đều bị hạn chế, mục tiêu không đạt được.

Về trình độ đội ngũ nguồn nhân lực: Nói chung vẫn còn một số bất cập về vấn đề nhân sự: trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, vi tính còn hạn chế; bộ máy hành chính còn cồng kềnh, tình trạng vừa thừa vừa thiếu cục bộ lao động tại các đơn vị khá phổ biến (thừa lao động giản đơn và không đáp ứng được yêu cầu nghiệp vụ, trong khi đó lại thiếu cán bộ nghiệp vụ có kỹ năng, thích ứng với hoạt động kinh doanh hiện

đại trong cơ chế thị trường). Đây là nguyên nhân thuộc về yếu tố con người nhưng lại có ý nghĩa quyết định sự thành công hay thất bại trong hoạt động của Công ty nói chung và trong QTTC nói riêng.

Bộ máy quản trị còn kiêm nhiệm các chức năng kinh doanh, quản lý tài chính không rõ ràng, các quy trình kinh doanh không tương thích. Hiện nay các phòng, đơn vị kinh doanh về bản chất đang thực hiện tất cả trong một: Khai thác khách hàng, lập phương án kinh doanh, thẩm định, bán hàng, chăm sóc khách hàng, thu tiền quản lý nợ... Do đó, đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh như: các phòng ban chức năng khác không còn vai trò gì, thiếu tính chuyên nghiệp chuyên sâu, khó giám sát lẫn nhau là nguyên nhân của rủi ro tác nghiệp, rủi ro về kết quả kinh doanh, rủi ro về công nợ. Chưa đề cao tránh nhiệm, năng lực và trình độ cá nhân trong phân cấp phê mà chủ yếu dựa trên vị trí quản lý cấp cao, do đó không tránh khỏi những sai lầm trong quyết định kinh doanh.

Chính sách kinh doanh chưa phát huy hiệu quả cao trong thực tiễn: về cơ bản đã đưa ra những định hướng chủ đạo theo nguyên tắc “thương mại và thị trường”, nhưng chưa xác định được mức độ chấp nhận rủi ro, thiếu các công cụ cần thiết để lựa chọn khách hàng tốt, các phương án khả thi, hệ thống chấm điểm và đánh giá rủi ro...

Nguyên nhân khách quan

Các chính sách kinh tế thay đổi nhanh và thiếu tính ổn định, làm cho các doanh nghiệp không thích ứng kịp thời và gặp khó khăn trong kinh doanh.

Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp thiếu cơ sở pháp lý để vận dụng triển khai đổi mới hoạt động của mình theo tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế.

Các Luật kinh doanh Bảo hiểm, Luật Doanh nghiệp, Nghị định của Chính phủ về tiền lương, phụ cấp, trợ cấp còn thiếu nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện làm cho doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong triển khai thực hiện công tác quản trị hoạt động doanh nghiệp.

Thực trạng chung của các doanh nghiệp kinh doanh hiện nay vốn và năng lực tài chính yếu kém, VCSH qua nhỏ bé so với yêu cầu, hoạt động chủ yếu bằng vốn vay và chiếm dụng vốn, nên tính thanh khoản trong cộng đồng kém, nguy cơ chiếm dụng vỗn lẫn nhau luôn rình rập.

4. Một số giải pháp nâng cao năng lực tài chính của Công ty TNHH Du Lịch QuốcTe Châu Á Thái Bình Dương

Một phần của tài liệu 225 giải pháp nâng cao năng lực tài chính tại công ty TNHH du lịch quốc tế châu á thái bình dương,khoá luận tốt nghiệp (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w