4. Một số giải pháp nâng cao năng lực tài chính của Công ty TNHH Du Lịch Quốc
4.5. Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tài chính
Hiện nay, hệ số có KNTT nợ đến hạn và quá hạn là thấp, dẫn đến rủi ro không thanh toán được nợ, đồng nghĩa với việc khoản nợ phải trả tăng lên và niềm tin của bạn hàng với doanh nghiệp giảm đi. Vì vậy, biện pháp nhằm giảm rủi ro tài chính là doanh
nghiệp duy trì tỷ lệ VCSH hợp lý và giảm các khoản nợ phải trả. Để làm được điều này, Công ty cần xây dựng được chương trình quản trị rủi ro.
- Đầu tiên là xác định rủi ro. Liệt kê những nguyên nhân có thể gây ra rủi ro như lãi suất, lạm phát, suy thoái kinh tế, .. .và xem xét khả năng của nó.
- Tiếp theo là ước tính, định lượng rủi ro. Chúng ta sẽ đo lường mức độ phản ứng của Công ty đối với các trường hợp rủi ro liệt kê ở trên bằng cách sử dụng các phương pháp giả định nếu rủi ro xảy ra thì sẽ tác động như thế nào đến Công ty.
- Sau đó là đánh giá sự ảnh hưởng của rủi ro bằng cách thực hiện bài toán phân tích chi phí và lợi ích. Việc sử dụng công cụ quản trị rủi ro sẽ tiêu tốn bao nhiêu chi phí và lợi ích từ việc đó có đủ đề bù đắp chi phí và nâng cao lợi nhuận của Công ty hay không là vấn đề quan trọng cần tính toán.
- Cuối cùng, sau khi tính toán xong cần xem xét xem nên thực hiện chương trình bằng cách nào: thuê các tổ chức tài chính chuyên quản trị rủi ro hay Công ty tự xây dựng kế hoạch phòng chống rủi ro bằng cách sử dụng các công cụ phòng hộ rủi ro như quyền chọn, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai,.
Công ty cũng cần phải có phương án thích hợp để thanh toán các khoản nợ phải trả đúng hạn, ưu tiên trả trước cho đôi tác thân thiết lâu dài, xin gia hạn nợ đối với các khoản nợ chưa có KNTT. Công ty cũng cần lập ra một bộ phận chuyên trách theo dõi nợ và đòi nợ, tiến hành thu hồi nợ dứt điểm. Cụ thể, nếu tình trạng nợ quá hạn diễn ra thường xuyên và đơn vị mắc nợ không chịu trả nợ cho Công ty theo đúng hạn thì Công ty kiên quyết không ký hợp đồng bán hàng với đơn vị đó. Ngoài ra đối với các khoản nợ quá hạn thì Công ty nên tìm hiểu kỹ nguyên nhân trước khi có biện pháp xử lý mạnh tay nếu cần. Nếu cần thiết và hợp lý có thể cho gia hạn nợ kèm theo điều khoản chi trả mới, xoá một phần nợ cho khách hàng hoặc yêu cầu giải quyết bằng pháp luật. Công ty cũng nên lập quỹ dự phòng các khoản nợ khó đòi với những khoản gần như không có khả năng thu hồi. Không để tình trạng nợ kéo dài bởi một mặt Công ty phải đi vay nợ để tài trợ cho nhu cầu vốn kinh doanh mặt khác Công ty lại để các khách hàng chiếm dụng quá nhiều. Vì vậy giảm bớt các khoản đó Công ty có thể tái đầu tư
vào các hoạt động sản xuất kinh doanh như tài trợ cho nhu cầu vốn hay có tiền để trả các khoản nợ đến hạn.