5. Kết cấu của luận văn
4.1.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển du lịc hở huyện Thanh Thủy tỉnh Phú
Phú Thọ đến năm 2020
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Thanh Thủy lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2015- 2020 đã khẳng định: Đổi mới quản lý, đảm bảo các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch văn minh, lịch sự, đúng pháp luật. Góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách. Đưa việc xây dựng các dự án khai thác tiềm năng du lịch thành nhiệm vụ trọng tâm của lĩnh vực du lịch trong nhiệm kỳ. Phấn đấu xây dựng du lịch huyện Thanh Thủy trở thành một trong những trung tâm du lịch của tỉnh Phú Thọ.
4.1.1.1. Quan điểm phát triển
1. Phát triển du lịch góp phần tạo động lực cho kinh tế - xã hội phát
triển nhanh và bền vững, đẩy mạnh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân.
2. Phát triển du lịch theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa, trong đó tăng
cường công tác quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng và công tác quản lý nhà nước. Tạo điều kiện về cơ chế, khuyến khích thu hút sự đầu tư của các thành phần kinh tế vào đầu tư phát triển kinh tế du lịch trên địa bàn, khai thác tốt tiềm năng lợi thế để phát triển du lịch, từng bước đưa du lịch, dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện.
3. Phát triển du lịch phải gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội,
chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái và tài nguyên du lịch, đảm bảo an ninh chính trị, an toàn xã hội, giữ gìn thuần phong mỹ tục và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Phát triển du lịch phải đi đôi với khai thác, bảo tồn, nâng cấp và bảo vệ các nguồn tài nguyên phục vụ cho du lịch.
4.1.1.2. Mục tiêu phát triển * Mục tiêu tổng quát.
Đẩy mạnh tốc độ phát triển du lịch, dịch vụ, trong đó tập trung phát triển các ngành dịch vụ có nhiều tiềm năng, lợi thế, các ngành dịch vụ đem lại giá trị kinh tế tăng cao; không ngừng nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư xây dựng các công trình, các dự án lớn của khu vực dịch vụ, du lịch, từng bước tạo được hình ảnh đặc trưng của du lịch Thanh Thủy.
Tiếp tục phấn đấu đưa du lịch Thanh Thủy thực sự là một ngành kinh tế quan trọng với bước phát triển nhanh mạnh và bền vững. Phấn đấu đến năm 2030, Thanh Thủy trở thành huyện du lịch, tương xứng là vùng trọng điểm du lịch của tỉnh Phú Thọ.
Phát triển đồng bộ các ngành dịch vụ và nông nghiệp theo hướng vừa phục vụ đời sống nhân dân, vừa phục vụ cho phát triển du lịch. Đầu tư cơ sở hạ tầng làng nghề, làng có nghề tại các xã, thị trấn. Tập trung xây dựng các sản phẩm du lịch chất lượng cao.
Phấn đấu để đến năm 2020, du lịch Thanh Thủy có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế địa phương, trở thành một trong 2 khu du lịch trọng điểm của tỉnh Phú Thọ tạo tiền đề để đến năm 2030 du lịch Thanh Thủy cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
* Mục tiêu cụ thể.
Các chỉ tiêu chủ yếu phấn đấu đến năm 2020:
- Đưa nhóm ngành du lịch, dịch vụ đạt 53,1 % trong cơ cấu kinh tế - Tăng trưởng dịch vụ bình quân toàn huyện đạt 9,4%
- Khách du lịch: đạt 600.000 lượt khách/năm.
- Doanh thu từ du lịch - dịch vụ, kinh doanh khách sạn, nhà hàng đạt 210,7 tỷ đồng/năm.
- Tạo việc làm ổn định cho15.000 lao động trong ngành thương mại -
dịch vụ - du lịch (cả trực tiếp và gián tiếp). Trong đó lao động tại các đơn vị kinh doanh du lịch chiếm 1.000 người.
- Xây dựng 02 không gian văn hóa dân tộc Mường tại xã Yến Mao, Phượng Mao. Tham quan trải nghiệm không gian văn hóa nhạc cụ dân tộc tại thị trấn Thanh Thủy.
- Xây dựng 05 điểm trưng bày, giới thiệu các sản phẩm đặc sắc của huyện phục vụ nhu cầu mua sắm của khách du lịch.
- 100% các điểm du lịch có đường giao thông thuận lợi thu hút khách du lịch.
- Sản phẩm du lịch: Phát triển sản phẩm du lịch văn hóa lễ hội, tâm linh, phát triển sản phẩm du lịch sinh thái, tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí.…