5. Kết cấu của luận văn
4.3. Định hướng phát triển du lịch trong thời gian tới
4.3.1 Định hướng phát triển du lịch Phú Thọ đến năm 2020
4.3.1.1 Về thị trường khách du lịch
Căn cứ vào thực tế phát triển thị trường du lịch của Phú Thọ vừa qua, xu thế phát triển thị trường khách du lịch Việt Nam và khu vực, khả năng phát triển sản phẩm phù hợp nhu cầu của thị trường, định hướng thị trường khách du lịch Phú Thọ từ nay đến năm 2020 theo các phân đoạn: thị trường gần, cần ưu tiên và thị trường truyền thống.
Khách nội địa cần chú trọng khai thác các nguồn đến từ các vùng đồng bằng sông Hồng, vùng núi phía Bắc, các trung tâm du lịch lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh...và từ trong tỉnh.
4.3.1.2 Về sản phẩm du lịch
Căn cứ đặc điểm tài nguyên và nhu cầu thị trường khách du lịch, có thể định hướng phát triển sản phẩm du lịch Phú Thọ như sau:
+ Du lịch gắn với văn hóa: Du lịch lễ hội, tâm linh; về nguồn, tham quan di tích, nghiên cứu, du lịch cộng đồng, tìm hiểu văn hóa, lối sống của các dân tộc thiểu số, ẩm thực...
+ Du lịch gắn với sinh thái: Tham quan hang động và hệ sinh thái trung du, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, du lịch trên sông, nông nghiệp công nghệ cao, vui chơi giải trí thể thao cuối tuần ….
+ Du lịch gắn với sự kiện (MICE) như thể thao, hội nghị, hội thảo, hội chợ...
4.3.1.3 Về tổ chức không gian, tuyến, điểm du lịch
Phát triển các trung tâm du lịch: + Thành phố Việt Trì (hạt nhân là Đền Hùng): Là trung tâm lễ hội, trung tâm du lịch toàn tỉnh từ đó phát triển đi các điểm du lịch khác trên địa bàn.
+ Vườn quốc gia Xuân Sơn: Là trung tâm du lịch sinh thái. + Thanh Thuỷ: Trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí;
+ Hạ Hoà: Trung tâm du lịch sinh thái, văn hóa với các điểm du lịch Đầm Ao Châu, Vân Hội, Đền Mẫu, Ao Giời-Suối Tiên...
+ Khu đô thị sinh thái du lịch - nghỉ dưỡng - thể thao Tam Nông: Là trung tâm nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí thể thao.
Phát triển các tuyến du lịch:
Tuyến du lịch nội tỉnh: Tổ chức hệ thống tuyến du lịch nội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 với mục đích liên kết 5 trung tâm du lịch, các điểm du lịch trong
đó lấy trung tâm thành phố Việt trì làm điểm xuất phát và dựa trên cơ sở mạng lưới giao thông của tỉnh để tạo nên những chương trình du lịch khác nhau.
- Tuyến Việt Trì - thị xã Phú Thọ - Hạ Hoà.
- Tuyến Việt Trì - Tam Nông - Thanh Sơn - Xuân Sơn. - Tuyến thành phố Việt Trì - Tam Nông - Thanh Thủy - Tuyến thành phố Việt Trì - Đoan Hùng
- Tuyến du lịch liên tỉnh
Liên kết với các tỉnh vùng Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc phát triển tuyến du lịch tâm linh: Đền Hùng - Chùa Hương - Tam Chúc - Bái Đính - Đền Trần - Yên Tử và xác định Đền Hùng là điểm đầu quan trọng của tuyến du lịch này.
4.3.1.4 Về đầu tư phát triển du lịch
Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch (hạ tầng kỹ thuật và cơ sở vật chất kỹ thuật trong các khu, điểm du lịch): Trong giai đoạn phát triển mới ngành du lịch Phú Thọ cần tiếp tục ưu tiên thực hiện trước một bước về phát triển hạ tầng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư vào các lĩnh vực khác bằng các hình thức sau:
Đầu tư cho công tác phát triển sản phẩm du lịch: Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển loại hình và sản phẩm du lịch theo hướng đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch trong đó đặc biệt ưu tiên hướng nâng cao chất lượng sản phẩm.
Để đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch cần đảm bảo theo hướng cân đối đầu tư giữa phát triển du lịch văn hoá và du lịch sinh thái, trong đó du lịch văn hóa được ưu tiên hàng đầu.
Đầu tư phát triển nguồn nhân lực du lịch: Trong trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chất lượng dịch vụ du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa cần hết sức coi trọng. Để nâng cao chất lượng dịch vụ, nguồn nhân lực du
lịch đóng vai trò then chốt, vì vậy từ nay đến năm 2020 du lịch Phú Thọ cần xem đây là một trong những hướng để ưu tiên đầu tư.
Đầu tư cho công tác nghiên cứu, triển khai: Xác định công tác ứng dụng khoa học công nghệ giữ vai trò then chốt trong mọi lĩnh vực phát triển kinh tế vì vậy song song công tác đào tạo nhân lực cần tập trung đầu tư cho nghiên cứu và ứng dụng KH&CN trong hoạt động du lịch.
Đối với lĩnh vực này, du lịch Phú Thọ cần tập trung ưu tiên đầu tư nghiên cứu ứng dụng các công nghệ sạch, thân thiện với môi trường, phát triển sản phẩm du lịch chất lượng cao, ứng dụng tài khoản vệ tinh...
Đầu tư xúc tiến quảng bá, xây dựng thương hiệu du lịch Phú Thọ: Tập trung đầu tư quảng bá và xúc tiến du lịch Phú Thọ trong nước và tại các thị trường trọng điểm quốc tế để mở rộng thị trường, kêu gọi đầu tư và thu hút khách du lịch.
Bên cạnh đó, đầu tư nghiên cứu xây dựng thương hiệu du lịch Phú Thọ gắn với “Đất Tổ Hùng Vương”.
Đầu tư phát triển tài nguyên và bảo vệ môi trường du lịch: Cũng như nhiều địa phương trên cả nước, hệ thống tài nguyên và môi trường du lịch đang bị đe dọa xuống cấp. Đặc biệt môi trường du lịch Phú Thọ nơi có nhiều khu công nghiệp phát triển, vì vậy cần hướng đầu tư vào bảo vệ, nâng cấp tài nguyên và môi trường du lịch bảo đảm phát triển bền vững.
4.3.2 Định hướng phát triển du lịch ở huyện Thanh Thủy đến năm 2020
Thời gian tới, để trở thành một trung tâm du lịch, huyện Thanh Thủy tiếp tục bám sát các chủ trương, định hướng lớn về phát triển du lịch của tỉnh, đặc biệt là triển khai tích cực, hiệu quả Nghị quyết số 03-NQ/HU ngày 29/01/2016 của Huyện ủy về phát triển du lịch huyện Thanh Thủy giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030; thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt nhằm đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực du lịch, dịch vụ, thực hiện xã hội hóa về du lịch, khuyến khích các thành phần kinh tế tham
gia kinh doanh du lịch dưới sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Không ngừng hoàn thiện các dự án trùng tu, tôn tạo, nâng cấp xếp hạng các di tích lịch sử văn hoá. Tiếp tục khôi phục và phát triển các nghi thức tế lễ dân gian trong các lễ hội truyền thống và các giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể gắn với thời đại Hùng Vương.
Quy hoạch phát triển nông nghiệp theo hướng vừa phục vụ đời sống nhân dân, vừa phục vụ cho phát triển du lịch, tập trung vào những loại nông sản có giá trị hàng hóa chất lượng cao để phục vụ cho du lịch. Hình thành các trang trại nông lâm kết hợp, các vườn cây ăn trái, loại hình nhà vườn phục vụ cho du lịch sinh thái. Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng làng nghề, làng có nghề tại các xã, thị trấn; đầu tư kết cấu hạ tầng, quy hoạch không gian du lịch, các điểm giới thiệu và trưng bày sản phẩm du lịch. Hình thành tua tuyến du lịch nội huyện, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực cho phát triển du lịch; nghiên cứu xây dựng loại hình du lịch văn hóa cộng đồng; xây dựng bến đỗ và các dịch vụ phát triển du lịch trên sông Đà. Tăng cường giới thiệu các sản phẩm du lịch, các món ăn đặc sắc của Thanh Thủy.
- Về sản phẩm du lịch: Xây dựng các sản phẩm du lịch độc đáo, đặc trưng cho Thanh Thủy như:
+ Du lịch gắn với văn hóa: Du lịch lễ hội, tâm linh; về nguồn, tham quan di tích, nghiên cứu, du lịch cộng đồng, tìm hiểu văn hóa, ẩm thực...
+ Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng: Tham quan hệ sinh thái, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, du lịch trên sông, vui chơi giải trí thể thao cuối tuần ….
+ Du lịch gắn với sự kiện (MICE) như thể thao, hội nghị, hội thảo, hội chợ...
- Về tổ chức không gian, tuyến, điểm du lịch
Xây dựng các tua du lịch:
+ Thị trấn Thanh Thuỷ- Trung Nghĩa- Tu Vũ - Hoà Bình. + Thị trấn Thanh Thuỷ - Đào Xá - Đền Hùng.
+ Thị trấn Thanh Thuỷ - Trung Thịnh - Hoàng Xá đi vườn Quốc gia Xuân Sơn (Tân Sơn).
+ Tuyến Hà Nội - Ba Vì - Thanh Thủy - Thanh Sơn - Sơn La + Tuyến Hà Nội - Ba Vì - Thanh Thủy - Hòa Bình - Điện Biên + Tuyến Hà Nội - Ba Vì - Thanh Thủy - Đền Hùng - Lào Cai + Tuyến Hà Nội - Việt Trì - Đền Hùng - Thanh Thủy - Hoà Bình. + Tuyến Hà Nội - Thanh Thủy - Sông Thao - Hạ Hòa -Yên Bái - Lào Cai.
- Về đầu tư phát triển du lịch.
Thực hiện tốt chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư của Nhà nước để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động kinh doanh du lịch (ưu tiên các dự án phát triển du lịch cộng đồng). Khuyến khích thu hút các tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh du lịch.
Song song với công tác phối hợp cùng các ngành liên quan tạo điều kiện đẩy mạnh tiến độ đầu tư, hoàn thiện các dự án du lịch, cần tập trung chỉ đạo, nâng cấp xếp hạng, tôn tạo, khôi phục các di tích lịch sử, các sản phẩm văn hóa, lễ hội, làng nghề truyền thống trong không gian ba vùng du lịch phục vụ các điểm, các tuyến du lịch trong huyện.
+ Quy hoạch tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử đền Ngọc Sơn xã Thạch Đồng; + Xây dựng dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử đền Đào Xá- xã Đào Xá. + Hoàn thiện dự án tượng đài chiến thắng Tu Vũ.
+ Xây dựng,Trung tâm Văn hoá, Thể thao huyện Thanh Thuỷ, + Đẩy nhanh tiến độ dự án đền Lăng Sương xã Trung Nghĩa.
+ Khôi phục và phục dựng nghi lễ tế “ Bò Thui” gò Đống bò tại di tích lịch sử đền Lăng Sương.
+ Phục dựng diễn tấu Cồng Chiêng xã Yến Mao, Phượng Mao; + Phục dựng lễ hội cướp Cây Bông di tích lịch sử đình La Phù:
+ Phục dựng Hát Chèo cổ Đoan Hạ, hát Xoan Ghẹo Đào Xá: + Khôi phục nghệ thuật múa rối Xuân Lộc;
+ Lễ hội bơi trải đền Đào Xá xã Đào Xá;
+ Hội vật trong lễ hội đền Ngọc Sơn xã Thạch Đồng.