5. Kết cấu của luận văn
4.4.3. Nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực
Tăng cường công tác đào tạo kỹ năng nghề du lịch tại các khu điểm du lịch, các đơn vị kinh doanh du lịch, dịch vụ khách sạn, nhà hàng trên địa bàn
huyện như: Hướng dẫn viên du lịch, thuyết minh viên tại điểm, nghiệp vụ buồng, bàn, bar, lễ tân, homestay... nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương và các chủ thể tham gia vào quá trình hoạt động du lịch trên địa bàn về phát triển du lịch một cách bền vững có trách nhiệm với môi trường và xã hội. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch. Thực hiện liên kết, phối hợp đào tạo, đào tạo lại nghề du lịch giữa đơn vị kinh doanh du lịch và các trường đào tạo có chuyên ngành về du lịch…
Chỉ đạo, hướng dẫn, khuyến khích các cơ sở, đơn vị kinh doanh dịch vụ tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch đáp ứng với nhu cầu ngày càng cao của khách và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế.
Làm tốt công tác hướng nghiệp, dạy nghề cho học sinh phổ thông, tăng tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông đi học nghề, trung học chuyên nghiệp. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng tỷ lệ lao động làm việc trong ngành du lịch, thương mại, dịch vụ.
Phối hợp với Sở LĐTB&XH, Trung tâm dạy nghề Sông Đà, Trung tâm dạy nghề Thanh Thủy mở các lớp dạy nghề thương mại - du lịch tại huyện theo hình thức liên kết đào tạo với các trường cao đẳng, đại học. Xây dựng lực lượng lao động có tay nghề cao đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành du lịch những năm tới, đặc biệt là đội ngũ quản lý, hướng dẫn viên và tư vấn du lịch, đội ngũ quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ, các chủ hộ gia đình kinh doanh dịch vụ du lịch, công nhân lành nghề thuộc lĩnh vực thương mại - du lịch.
Tổ chức tập huấn, tăng cường mở các lớp đào tạo nghiệp vụ du lịch: lễ tân, buồng, bàn, bar, bếp, hướng dẫn viên du lịch và các hình thức đào tạo ngắn hạn, dài hạn.