Kinh nghiệm phát triển du lịc hở nước Lào và Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch ở huyện thanh thủy tỉnh phú thọ (Trang 39 - 41)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Kinh nghiệm phát triển du lịc hở nước Lào và Việt Nam

1.2.1.1 Kinh nghiệm phát triển du lịch ở nước Lào

Kinh nghiệm tại khu du lịch Văng Viêng Lào, các hoạt động du lịch mang tính phổ biến trong vài thập niên trở lại đây. Tạo nên thành thị mới sôi động có sức thu hút, lôi cuốn ngày càng nhiều du khách trong nước và quốc

tế, nhất là du khách quốc tế. Mới đầu các điểm du lịch của Văng Viêng chủ yếu là phục vụ người dân địa phương. Cùng với sự phát triển của du lịch thì các điểm này phát triển nhờ khách du lịch đến tham quan Văng Viêng. Đồng thời Văng Viêng không chỉ là điểm đến của khách du lịch mà còn là điểm xuất phát cho các chuyến du lịch đến Luang Pra Bang. Đó chính là "cổng vào" để hình thành chương trình du lịch của du khách quốc tế và trong nước. Chính vì vậy đã tập trung làm tốt một số mặt sau đây:

+ Tạo ra các "cổng vào" thuận tiện, dễ dàng, nhanh chóng cho du khách vào tham quan, mua sắm.

+ Xây dựng các cơ sở lưu trú theo quy hoạch, phù hợp với đối tượng khách đến Văng Viêng.

+ Quy hoạch, nâng cấp các điểm tham quan du lịch, các điểm vui chơi giải trí trong thành phố và các điểm phụ cận phục vụ khách.

+ Xây dựng các trung tâm thương mại, trung tâm hội chợ triển lãm và trung tâm hội nghị phục vụ du khách.

+ Đa dạng hoá các cơ sở kinh doanh du lịch lưu hành.

+ Xây dựng các cơ chế, chính sách hợp lý tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.

1.2.1. 2 Kinh nghiệm phát triển du lịch ở Việt Nam

Kinh nghiệm phát triển du lịch ở Việt Nam, sử dụng rất nhiều hình thức phục vụ khách, với nhiều hình thức độc đáo, nên đã thu hút được lượng khách trong nước và quốc tế đến ngày càng đồng. Như ở Việt Nam có các cửa hàng miễn thuế, bán các sản phẩm truyền thống giá rẻ, chất lượng cao, các mặt hàng xa xỉ phẩm của các nước nổi tiếng, quần áo hợp thời trang nhằm thu hút khách du lịch, tư tưởng chỉ đạo dịch vụ của Việt Nam là: luôn luôn tìm cách thoả mãn một cách tối đa nhu cầu của khách cả về vật chất lẫn tinh thần, tâm lý; khẩu hiệu phục vụ khách là "gây ấn tượng tốt cho khách ngay từ bước chân đầu tiên và làm cho khách hài lòng đến bước chân cuối cùng".

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch ở huyện thanh thủy tỉnh phú thọ (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)