Nội dung phát triển du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch ở huyện thanh thủy tỉnh phú thọ (Trang 35 - 38)

5. Kết cấu của luận văn

1.1.6. Nội dung phát triển du lịch

Phát triển du lịch là sự phát triển về quy mô, số lượng, năng lực kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, số cơ sở lưu trú, số phòng…; kết hợp với sự tăng trưởng về doanh thu, số lượng khách du lịch đến lưu trú kể cả trong nước và quốc tế của ngành du lịch. Đồng thời, chất lượng các dịch vụ về lưu trú, lữ hành,… ngày càng được nâng cao, hoàn thiện; các sản phẩm du lịch, các loại hình du lịch ngày càng ñược đa dạng hóa, cơ cấu dịch vụ du lịch tăng lên chiếm tỷ trọng cao trong tổng cơ cấu kinh tế chung của huyện… Ngoài ra, còn giải quyết việc làm…Nói tóm lại, hoạt động phát triển du lịch ngày càng được hiệu quả. (Trần Thị Thúy Lan và Nguyễn Đình Quang, 2005)

1.1.6.1. Doanh thu và lượng khách du lịch

Phản ánh quy mô du lịch và lượt khách du lịch đến với địa phương qua thời gian. Đây là nội dung phản ánh về kết quả của hoạt động kinh doanh du lịch của địa phương.

+ Gia tăng doanh thu từ hoạt động du lịch là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh sự gia tăng quy mô hay số lượng phát triển du lịch. Doanh thu du lịch bao gồm các khoản thu từ các hoạt động phát triển du lịch, các dịch vụ du lịch khác.

Khi phát triển du lịch có sự gia tăng thì doanh thu du lịch sẽ tăng. Như vậy việc tăng doanh thu du lịch thì bổ sung phát triển các hoạt động du lịch mới, mở rộng mạng lưới phát triển.

+ Phát triển du lịch được phản ánh qua lượng khách du lịch. Vì khách du lịch là người trực tiếp tham gia vào các loại hình và tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ du lịch, nếu sản phẩm phong phú đa dạng và có chất lượng thì du khách sẽ đông và ngược lại.

Chỉ tiêu này bao gồm: Gia tăng lượng khách quốc tế, Gia tăng lượng khách nội địa

1.1.6.2. Phát triển loại hình sản phẩm du lịch

Dựa trên nhu cầu của du khách và tiềm năng du lịch địa phương nhằm cung cấp cho du khách những sản phẩm du lịch tốt nhất, đáp ứng tốt nhất mong đợi cho du khách. Đây là một loại sản phẩm đặc biệt do nhiều yếu tố hợp thành, cung cấp cho thị trường chủ yếu ở các mặt: nhà ở, giao thông du lịch, cung cấp ăn uống, du ngoạn tham quan, hạng mục vui chơi giải trí, dịch vụ mua sắm, tuyến du lịch, sắp xếp chương trình và các dịch vụ chuyên môn khác.

Sản phẩm du lịch có các đặc điểm sau: Bộ phận dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong sản phẩm du lịch. Không thể đưa sản phẩm đến nơi có khách mà bắt buộc khách phải đến nơi có sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu của mình. Phần lớn quá trình tạo ra và tiêu dùng các sản phẩm trùng nhau về thời gian và không gian. Chúng không thể cất đi, tồn kho.

1.1.6.3. Phát triển các dịch vụ du lịch

Phát triển hoạt động kinh doanh lưu trú tại địa phương đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi cho du khách. Phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành và vận tải hành khách đáp ứng nhu cầu đi lại của du khách đến các điểm tham quan. Phát triển hoạt động kinh doanh ẩm thực, vui chơi giải trí, quà lưu niệm phục vụ nhu cầu du khách.

1.1.6.4. Hệ thống cơ sở vật chất du lịch

Được tạo ra là yếu tố quan trọng tác động đến mức độ thỏa mãn nhu cầu của du khách bởi năng lực và tính tiện ích của nó. Có ba yếu tố cấu thành để tạo nên sản phẩm và dịch vụ du lịch thoản mãn nhu cầu của du khách. Đó là: Tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất-kỹ thuật du lịch, lao động trong du lịch. Như vậy, cơ sở vật chất-kỹ thuật là yếu tố quan trọng, không thể thiếu.

1.1.6.5. Tổ chức quản lý nhà nước về du lịch và nguồn lao động du lịch

Tổ chức quản lý nhà nước về du lịch và nguồn lao động du lịch là nguồn tài nguyên giữ vai trò quan trọng và mang tính quyết định sự phát triển du lịch của mỗi quốc gia cũng như mỗi địa phương.

Tổ chức quản lý nhà nước về du lịch bao gồm mô hình tổ chức quản lý, các cán bộ quản lý, nội dung, nhiệm vụ và cách thứ quản lý sẽ tác động trực tiếp và gián tiếp đến tất cả mọi hoạt động du lịch ở mỗi địa phương cũng như quốc gia. Ở các địa phương, các quốc gia có bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về du lịch ổn định, hợp lý, khoa học, đội ngũ quản lý có chất lượng chuyên môn nghiệp vụ cao, phẩm chất tốt, làm việc hiệu quả, đảm bảo quản lý điều hành, theo dõi giám sát chặt chẽ mọi hoạt động trong ngành Du lịch chắc chắn ngành Du lịch sẽ đạt được hiệu quả cao về nhiều mặt.

1.1.6.6. Đầu tư phát triển du lịch

Đầu tư cơ sở hạ tầng công cộng nhằm cung cấp tốt nhất các dịch vụ công và đầu tư cho phát triển các cơ sở du lịch vừa đảm bảo phục vụ tốt cho du khách vừa đảm bảo giữ chân du khách đến với địa phương.

Cụ thể đầu tư cho một số ngành:

- Đầu tư cho sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ sở hạ tầng và bảo vệ môi trường;

- Đầu tư cho sức khoẻ con người và phát triển trí tuệ văn hoá xã hội; - Đầu tư khác như: đầu tư cho bộ máy quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng, hợp tác quốc tế,..

- Đầu tư phát triển du lịch không chỉ giúp gia tăng về quy mô phát triển du lịch mà còn bảo đảm chất lượng các sản phẩm du lịch.

- Đầu tư phát triển du lịch trong nhiều trường hợp còn bao gồm cả đầu tư cho nguồn nhân lực. Nếu không có khoản đầu tư này sẽ khó bảo đảm chất lượng của dịch vụ du lịch.

1.1.6.7. Liên kết phát triển du lịch

Liên kết là xu hướng tất yếu để phát triển mọi lĩnh vực, trong đó có du lịch. Dựa vào liên kết có thể khai thác tốt lợi thế của nhau và góp phần quan trọng hạn chế tối đa những nhược điểm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch ở huyện thanh thủy tỉnh phú thọ (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)