5. Kết cấu của luận văn
3.2.2. Thực trạng phát triển du lịc hở Thanh Thủy giai đoạn 2012 2016
3.2.2.1. Các chỉ tiêu phát triển du lịch chủ yếu
- Số lượng cơ sở lưu trú:
Trên địa bàn huyện Thanh Thủy hiện có 32 cơ sở lưu trú, trong đó có 03 khách sạn (01 khách sạn 2 sao, 02 khách sạn 1 sao), 29 nhà nghỉ (chủ yếu
tập trung trên địa bàn thị trấn Thanh Thủy, xã Bảo Yên, Hoàng Xá) với tổng số gần 600 phòng nghỉ.
Bảng 3.1: Số cơ sở kinh doanh lưu trú trên địa bàn huyện Thanh Thủy từ năm 2012 đến 2016
Năm 2012 2013 2014 2015 2016
Cơ sở lưu trú 17 24 28 30 32
Số phòng 486 511 542 567 600
(Nguồn: Phòng Văn hóa và thông tin huyện Thanh Thủy từ 2012 - 2016)
Trong thời gian gần đây, công tác xã hội hóa du lịch được thực hiện, thu hút được các thành phần kinh tế đầu tư vào hệ thống cơ sở lưu trú tạo nên tốc độ phát triển khá nhanh. Năm 2012 toàn huyện có 17 cơ sở (1 khách sạn, 16 nhà nghỉ) với tổng số 486 buồng, đến năm 2016 có 32 cơ sở (3 khách sạn và 29 nhà nghỉ) với tổng số 600buồng. Công suất sử dụng buồng tăng đều, ổn định: năm 2012 là 46,2% đến năm 2016 là 58,4%.
- Khách du lịch:
Lượng khách hàng năm đến với Thanh Thủy tăng khá mạnh, bình quân tăng 15- 20%/năm. Tuy nhiên số lượt khách lưu trú ít, chỉ chiếm khoảng 15 - 18% tổng số lượt khách đến tham quan. Trong khoảng thời gian từ 2012 trở lại đây lượng khách đến Thanh Thủy chủ yếu là khách du lịch nội địa, một lượng nhỏ khách nước ngoài. Khách du lịch nội địa hiện nay chủ yếu là các khách đi tự do theo nhóm hoặc hình thức tập trung theo hộ gia đình. Lượng khách thuộc nhóm này rất đông, thường đi về trong ngày, thời gia lưu trú của các nhóm khách này thường vào những ngày nghỉ cuối tuần.
Thực hiện chính sách phát triển du lịch cùng với sự tăng trưởng kinh tế của huyện, du lịch huyện Thanh Thủy đã thu hút số lượng khách đến tham quan ngày một tăng. Năm 2012 số lượt khách đến huyện Thanh Thủy là 124.200 lượt người, đến năm 2015 là 190.217 lượt người. Hơn 5 năm sau, số lượt khách đã lên đến con số 204.000 vào năm 2016. Tuy số lượng khách tăng không đáng kể
nhưng cũng đã cho thấy được sự chuyển biến của du lịch huyện Thanh Thủy trong những năm qua. Bắt đầu từ năm 2015 trở đi thì cùng với sự phát triển chung của tỉnh Phú Thọ,, huyện Thanh Thủy đã có sự quan tâm và đầu tư hơn vào du lịch. Thể hiện qua số lượng du khách được tổng hợp ở bảng sau:
Bảng 3.2: Diễn biến hiện trạng khách du lịch đến Thanh Thủy giai đoạn 2012 - 2016 Đơn vị: Lượt khách Năm Chỉ Tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng lượt khách 124.200 168.140 187.126 190.217 204.000 1. Khách trong ngày 110.674 151.864 162.705 162.561 171.075 2. Khách có lưu trú 13.526 16.276 24.421 27.656 32.925 Tỷ trọng (%) 10,9 9,68 13,0 14,5 16,1 Khách quốc tế 216 312 590 715 870 % so cả tổng (2) 1,6 1,9 2,4 2,58 2,6 Khách nội địa 13.310 15.964 23.831 26.941 32.055 % so cả tổng (2) 98,4 98,1 97,6 97,42 97,4 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thanh Thủy năm 2016)
Lượng khách lưu trú hàng năm chiếm tỷ lệ thấp: Năm 2016: 204.000 lượt khách tham quan, trong đó khách lưu trú: 32.925 người, đạt tỷ lệ: 16,1%, lượng khách tham quan có lưu trú thời gian qua và chủ yếu là khách du lịch nội địa (chiếm khoảng 97%).
Khách du lịch quốc tế có lưu trú: Khách du lịch quốc tế đến Thanh Thủy và có lưu trú chiếm tỷ lệ rất thấp, tuy nhiên số lượng vẫn tăng đều qua các năm. Năm 2012 là 216 lượt khách, đến năm 2016 là 870 lượt khách. Khách du lịch quốc tế đến Thanh Thủy chủ yếu là khách du lịch công vụ, một lượng nhỏ là
khách tham quan, nghiên cứu, nghỉ dưỡng. Thời gian lưu trú trung bình của khách quốc tế xấp xỉ 1,3 ngày.
Bảng 3.3: Lượng khách du lịch quốc tế có lưu trú tại tỉnh Phú Thọ và huyện Thanh Thủy giai đoạn 2012 – 2016
Năm Lượng khách du lịch có lưu trú tại Tỉnh Phú Thọ (lượt) Lượng khách du lịch có lưu trú tại Thanh Thủy (lượt) Lượng khách du lịch lưu trú tại Thanh Thủy so với
tỉnh Phú Thọ ( %) 2012 2.134 216 10,1 2013 2.324 312 13,4 2014 4.150 590 14,2 2015 4.299 715 16,6 2016 5.000 870 17,4
(Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ và UBND huyện Thanh Thủy)
Tỉ lệ khách du lịch quốc tế có lưu trú đến huyện Thanh Thủy so với khách du lịch có lưu trú đến tỉnh Phú Thọ tăng lên qua các năm. Năm 2012 chỉ chiếm khoảng 10,1%. Đến năm 2014 tăng lên 14,2%, nhưng vào năm 2015 đã chiếm hơn 14,4% tổng số khách du lịch có lưu trú đến tỉnh Phú Thọ. Đến năm 2016 tăng lên 17,4%.
Khách du lịch nội địa có lưu trú: Các khu du lịch trọng điểm của huyện cơ bản được hình thành với các sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh, nghỉ dưỡng, sinh thái danh thắng đã thu hút được một lượng lớn khách du lịch nội địa đến Thanh Thủy. Giai đoạn 2012 - 2016 tăng từ gần 13.310 lượt lên 32.005 lượt.
- Cơ sở ăn uống:
Các cơ sở ăn uống bao gồm nhà hàng, quán cà phê, bar, quán ăn nhanh… Các tiện nghi phục vụ ăn uống có thể nằm trong các cở sở lưu trú
nhằm phục vụ nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi, hội họp và giao lưu của khách đang lưu trú tại các khách sạn hoặc có thể nằm độc lập bên ngoài các các cơ sở lưu trú, ở các điểm tham quan du lịch, trong các cơ sở vui chơi giải trí nhằm phục vụ khách du lịch cũng như các tầng lớp dân cư địa phương.
Toàn huyện có 36 nhà hàng lớn nhỏ. Nhìn chung các cơ sở ăn uống hiện nay còn nhỏ lẻ, chưa đủ khả năng phục vụ cho lượng lớn du khách; chất lượng phục vụ và khả năng chế biến món ăn phần lớn chưa đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật và thẩm mỹ, chưa được quản lý chặt chẽ về chất lượng phục vụ, giá cả và vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Dịch vụ vui chơi giải trí:
Các loại hình dịch vụ phục vụ hoạt động vui chơi giải trí như các điểm thưởng thức nghệ thuật, sân chơi thể thao…Toàn huyện có 11 bể bơi, 6 sân tennis... Riêng khu du lịch Đảo Ngọc Xanh có 02 sân tennis, 5 bể bơi, 15 phòng masage …
Bên cạnh đó dich vụ giải trí thưởng thức nghệ thuật tại Nhạc đường Bá Phổ với trên 400 nhạc cụ dân tộc Việt Nam ở Thị trấn Thanh Thủy cũng góp phần tạo nên sự hấp dẫn, thu hút du khách và kéo dài thời gian lưu trú, khuyến khích sự chi tiêu của du khách.
Nhìn chung các cơ sở phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí đã bước đầu được quan tâm đầu tư nhưng hầu hết các điểm vui chơi giải trí có quy mô nhỏ, các loại hình sản phẩm đơn điệu, các phương tiện vui chơi giải trí, tham quan còn quá thiếu chưa thu hút được du khách cũng như kéo dài thời gian lưu trú của khách.
- Nguồn nhân lực du lịch
Tính đến năm 2016 dân số huyện là gần 80 ngàn người, trong đó lao động đang trong độ tuổi làm việc là 55 ngàn người. Chủ yếu là lao động trong sản xuất nông nghiệp, thời gian nông nhàn khá lớn, trong khi các ngành phi
nông nghiệp phát triển chậm, chưa thu hút được nhiều lao động dẫn đến tình trạng dư thừa một số lực lượng khá lớn phải đi kiếm việc làm nơi khác.
Bảng 3.4: Nguồn nhân lực du lịch huyện Thanh Thủy giai đoạn 2012- 2016
Đơn vị: Người
Năm 2012 2013 2014 2015 2016
Tổng lao động 6452 7564 8768 9827 11820
Lao động trực tiếp 1890 2245 2560 2980 4320
Lao động gián tiếp 4562 5319 6208 6847 7500
(Nguồn: Kết quả điều tra của Phòng LĐTB&XH từ 2012 đến năm 2016)
Tổng số lao động trong ngành Du lịch ở Thanh Thuỷ năm 2016 là 11.820 người, trong đó lao động trực tiếp 4320 người, lao động gián tiếp 7500 người, lao động qua đào tạo khoảng 2000 người, đạt tỷ lệ 17%, chủ yếu là qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn.
Theo tiêu chuẩn của ngành, lượng lao động nói chung so với số buồng khách sạn là tương đối phù hợp. Tuy nhiên cơ cấu không hợp lý, số lao động trong cơ sở lưu trú (lao động trực tiếp) ít so với số buồng trong khi lao động dịch vụ gián tiếp khác quá nhiều.
Như vậy, có thể nói lực lượng lao động trong ngành du lịch Thanh Thủy những năm qua tuy đã được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, số lao động tăng lên song thực tế chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Vì vậy những người làm công tác quy hoạch và quản lý du lịch cần có hướng bồi dưỡng, đào tạo cho lực lượng lao động du lịch nhất là đối với những lao động chuyên nghiệp.
- Doanh thu từ du lịch - dịch vụ
Doanh thu du lịch là tất cả khoản thu do du khách chi trả trên địa bàn huyên trong quá trình tham quan du lịch. Doanh thu từ hoạt động dịch vụ - du
lịch tăng hàng năm. Chủ yếu tập trung trong các lĩnh vực kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, ăn uống, tắm khoáng nóng.
Cùng với sự gia tăng về lượng du khách, doanh thu du lịch của Thanh Thủy cũng đã đạt được mức tăng trưởng nhất định.
Bảng 3.5: Diễn biến doanh thu từ du lịch- dịch vụ của huyện Thanh Thủy giai đoạn 2012 - 2016
ĐVT: Tỷ VNĐ
Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016
Doanh thu du lịch, dịch vụ
(khách sạn,lữ hành, nhà hàng) 98 122 146,8 174,1 190,2 Tốc độ tăng trưởng hàng năm - 24,4 20,3 18,5 9,24
Tốc độ tăng trưởng bình quân 18,11
- Trong đó:
9,9 11,6 13,1 14,8 15,5 Doanh thu tại cơ sở lưu trú
Tỷ trọng (%) 10,1 9,5 8,9 8,5 8,1
(Nguồn: Báo cáo tài chính của UBND huyện Thanh Thủy từ 2012 - 2016)
Qua bảng trên cho thấy doanh thu từ du lịch của huyện trong những năm qua có sự gia tăng đáng kể từ 98 tỷ đồng năm 2012 đã lên đến hơn 190,2 tỷ năm 2016, mức tăng trưởng với nhịp độ bình quân hàng năm đạt 18,11%/năm. Tuy nhiên, mặc dù khách du lịch tăng nhanh, nhưng vì lượng khách tham quan trong ngày lớn; lượng khách quốc tế và khách nội địa có lưu trú còn ít nên tổng thu từ cơ sở lưu trú không cao (tỷ trọng giảm từ 10,1% năm 2012 xuống 8,1% năm 2016).
Nguyên nhân: Lượng khách lưu trú (cả quốc tế và nội địa) ít hơn, ngày lưu trú trung bình ngắn hơn và mức chi tiêu thấp hơn so với dự báo.
So với mặt bằng chung của du lịch tỉnh Phú Thọ, tổng thu từ du lịch Phú Thọ đứng 2/12 huyện thành thị trong tỉnh sau thành phố Việt Trì.
3.2.2.2. Đầu tư phát triển du lịch
Trong những năm qua UBND huyện Thanh Thủy đã chủ động phối hợp giải quyết những vướng mắc trong lập dự án, giải phóng mặt bằng, tạo điều
kiện thuận lợi cho các dự án triển khai đúng tiến độ như án, chỉ đạo các phòng ngành chuyên môn tập trung tạo điều kiện cho các nhà đầu tư xây dựng các dự án du lịch trên địa bàn huyện. Kết quả huy động các nguồn lực đầu tư phát triển du lịch được: 2.164,8 tỷ đồng. Trong đó: Vốn ngân sách nhà nước: 1.301,2 tỷ đồng. Vốn tư nhân: 863,6 tỷ đồng. Đã đầu tư cải tạo nâng cấp: 55,9 km đường giao thông. 2 cây cầu. 165 km đường điện, 26 trạm BA. nâng cấp 4 di tích lịch sử văn hóa tâm linh là di tích lịch sử Đền Lăng Sương, Di tích lịch sử Tượng đài chiến thắng Tu Vũ, Đền Ngọc Sơn, Đình Đào Xá.
Hạ tầng du lịch ngày càng được cải thiện với 9 dự án được cấp phép đầu tư, trong đó có một số dự án lớn đã hoàn thành và đi vào hoạt động có hiệu quả. Nổi bật nhất là Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh do Công ty cổ phần Ao Vua làm chủ đầu tư trên diện tích là 65 ha đã trở thành khu du lịch sinh thái có quy mô lớn nhất tỉnh, với tổng số vốn đầu tư trong giai đoạn này là 500 tỷ đồng, trung bình mỗi năm đón và phục vụ trên 100.000 lượt khách, doanh thu bình quân đạt 34 tỷ đồng/năm. Cùng với khu du lịch Đảo Ngọc Xanh tự tin vươn mình, Khu du lịch nghỉ dưỡng Thanh Lâm Resort của Công ty cổ phần thương mại xây dựng Vạn Hưng có diện tích 1,23 ha, tổng số vốn đầu tư 62 tỷ đồng với quy mô khép kín, chất lượng cao được đông đảo du khách gần xa biết đến.
Một số dự án tiêu biểu:
- Dự án du lịch sinh thái Đầm Bạch Thuỷ của Công ty cổ phần Hoà Thanh thuộc địa bàn 3 xã: Đồng Luận, Trung Nghĩa và Trung Thịnh. Tổng vốn đầu tư được phê duyệt: 43,6 tỷ đồng, diện tích đất đã giao: 88,69 ha nhưng đến nay dự án vẫn chưa được hoàn thiện.
- Dự án du lịch nước khoáng nóng Thanh Thuỷ - Công ty Sông Thao, tổng vốn đầu tư được phê duyệt: 180 tỷ đồng. Diện tích đất đã giao: 87,03 ha. Hiện nay đã hoàn thành một số hạng mục đưa vào khai thác sử dụng, nhìn chung tiến độ xây dựng chậm.
- Dự án du lịch sinh thái Hồ Suối Rồng - Công ty BIC Hà Nội với tổng diện tích đất được giao là: 69,225 ha, tổng mức đầu tư trên 100 tỷ đồng. Đã triển khai một số hạng mục, đến nay vẫn chưa tiếp tục hoàn thiện.
- Dự án du lịch bãi nổi cao cấp La Phù - Công ty cổ phần Du lịch Ao Vua. Tổng diện tích đất được giao là 65 ha, tổng mức vốn đầu tư là 350 tỷ đồng. Đang triển khai sử dụng và đang tiếp tục thực hiện xây dựng các hạng mục công trình.
- Dự án du lịch nuôi trồng thuỷ sản và du lịch sinh thái Doanh nghiệp tư nhân Hương Tuấn. Đang trong quá trình hoàn thiện, một phần đã đưa vào khai thác, sử dụng.
3.2.2.3. Sản phẩm du lịch
- Du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng
Khi nói về Thanh Thủy đó là nơi đây được thiên nhiên ban tặng nguồn nước khoáng nóng vô cùng quý hiếm. Mỏ nước khoáng nóng được tạo thành và vận động theo các khe đứt gãy dưới lòng đất có diện tích trên 1 km2, trữ lượng gần 20 triệu m3. Đây là một trong những loại khoáng nóng thiên nhiên quý hiếm bậc nhất đã được Liên hiệp khoa học địa chất Việt Nam công nhận có nhiều khoáng chất, đặc biệt có hàm lượng Radon cao với nhiều tác dụng chữa bệnh và tăng cường sức khỏe. Vì thế, đây là yếu tố quan trọng thu hút khách du lịch về tham quan nghỉ dưỡng kết hợp chữa bệnh tại huyện. Sau khi thăm quan, thưởng ngoạn là lúc du khách được đắm mình trong làn nước khoáng nóng và cảm thấy khoan khoái, nhẹ nhõm trước khi được thưởng thức văn hóa ẩm thực với những món ăn đặc sắc như: dê núi đá, cá sông Đà (cá anh vũ, cá lăng, ..), gà ri đồi sỏi cùng nhiều món ăn dân tộc khác như: bánh gai, bánh cá, hay canh đỗ trắng, canh rau sắn,… Khi ra về, du khách còn có thể mua những sản phẩm thủ công mĩ nghệ hay những đặc sản mang đậm chất hương quê như Tương làng Bợ, Chè tươi Mai Miếu,..
* Một số khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng tiêu biểu của huyện Thanh Thủy:
- Khu du lịch “Đảo Ngọc Xanh”
Khu du lịch "Đảo Ngọc Xanh" đi vào hoạt động từ cuối tháng 4/2013. Các dịch vụ đã đưa vào khai thác và sử dụng phục vụ du khách những trải nghiệm thú vị cho du khách khi khám phá vùng đất thiên thời, địa lợi, nhân hòa này. Thăm quan thắng cảnh Công viên khủng long Hình tượng 54 dân tộc, Vườn quái thú: Hệ thống nhà hàng phục vụ ăn, uống; Dịch vụ nghỉ dưỡng tắm khoáng nóng, tắm thuốc bắc, xông hơi, Massage, bấm huyệt… Khách sạn Kim Cương đạt tiêu chuẩn 2 sao với 116 phòng nghỉ; Phòng Hội nghị, hội thảo đa năng, phòng hát Karaoke, phòng tập thể dục, sân bóng đá mini, bể bơi ngoài trời, trong nhà… Nhóm trò chơi công viên nước, Nhóm trò chơi thư giãn, giải trí, Nhóm trò chơi cảm giác mạnh:
Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh do Công ty cổ phần Ao Vua làm chủ đầu tư trên diện tích là 65ha đã trở thành khu du lịch sinh thái có quy mô lớn nhất