Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch ở huyện thanh thủy tỉnh phú thọ (Trang 28 - 33)

5. Kết cấu của luận văn

1.1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch

1.1.4.1. Nhân tố về tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch là điều kiện cần trong phát triển du lịch. Tài nguyên du lịch có thể do thiên nhiên tạo ra (tài nguyên thiên nhiên) và cũng có thể do con người tạo ra (tài nguyên nhân văn).

- Tài nguyên thiên nhiên

+ Địa hình: Đối với du lịch, điều kiện quan trọng nhất là địa phương phải có địa hình đa dạng với những đặc điểm tự nhiên như: biển, rừng, sông, hồ, núi,...với những phong cảnh đẹp, những nơi có địa hình và phong cảnh đơn điệu thường được cho là tẻ nhạt và không phù hợp với du lịch.

+ Khí hậu: Những nơi có khí hậu điều hoà thường được khách du lịch ưa chuộng. Khách du lịch thường tránh những nơi quá lạnh, quá nóng, quá khô, quá ẩm hoặc nhưng nơi có nhiều gió.

+ Thực vật, động vật: Nếu sự phong phú về thực vật (Nhiều rừng, nhiều hoa,...) tạo ra không khí trong lành, sự yên tĩnh và trật tự cũng như thu hút du khách đến tìm tòi, nghiên cứu thì động vật phong phú, quý hiếm cũng là đối tượng cho săn bắn du lịch và đối tượng để nghiên cứu và lập vườn bách thú.

+ Tài nguyên nước: Các nguồn tài nguyên nước như: ao, hồ, sông, ngòi, đầm,... tạo điều kiện để điều hoà không khí, phát triển giao thông vận tải và tạo điều kiện cho việc phát triển nhiều loại hình du lịch riêng biệt như: du lịch chữa bệnh (bằng nước khoáng, bùn,...)

+ Vị trí địa lý: Thông thường, vị trí địa lý được coi là thuận lợi đối với du lịch là: điểm du lịch nằm trong khu vực phát triển du lịch, khoảng cách từ điểm du lịch đến các nguồn gửi khách du lịch không quá xa (để khách có thể tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại trong chuyến du lịch của mình. Trong một số trường hợp, khoảng cách xa lại có sức hút đối với khách du lịch có khả năng thanh toán cao và có tính hiếu kỳ.

- Tài nguyên nhân văn:

Tài nguyên du lịch nhân văn là tài nguyên có nguồn gốc nhân tạo do con người sáng tạo ra. Tuy nhiên chỉ có những tài nguyên nhân văn có sức hấp dẫn với du khách và có thể khai thác phát triển du lịch để tạo ra hiệu quả xã hội, kinh tế, môi trường mới được gọi là tài nguyên du lịch nhân văn. Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm: truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa,

văn nghệ dân gian, di tích lịch sử cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch như các phong tục tập quán, lễ hội, các món ăn, thức uống dân tộc, các loại hình nghệ thuật, thói quen, lối sống, nếp sống của các tộc người mang bản sắc độc đáo còn lưu giữ được tới ngày nay.

- Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể bao gồm di sản văn hóa thế giới, các di tích lịch sử văn hóa, thắng cảnh đẹp cấp quốc gia và địa phương (các di tích khảo cổ, các di tích lịch sử, các di tích kiến trúc nghệ thuật, các danh lam thắng cảnh, các công trình đương đại). Tài nguyên du lịch nhân văn gồm tài nguyên vật thể và phi vật thể:

Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể gồm: Di sản văn hóa vật thể, các di tích lịch sử văn hóa, cách mạng, các cổ vật và bảo vật quốc gia, các công trình nghệ thuật kiến trúc.

Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể: bao gồm các lễ hội truyền thống, làng nghề thủ công truyền thống, văn hóa nghệ thuật, văn hóa ẩm thực, văn hóa ứng xử, phong tục tập quán, thơ can và văn học, văn hóa các tộc người...

Ngành du lịch có tính định hướng quản lý và khai thác tài nguyên rõ rệt. Tính chất và mức độ giá trị của tài nguyên du lịch của mỗi vùng, mỗi quốc gia có ý nghĩa quan trọng đối với việc xác định quy mô, tính chất, sức hấp dẫn của hoạt động du lịch. Tài nguyên du lịch là căn cứ quan trọng để ngành du lịch xác định quy hoạch, định hướng phát triển vùng du lịch, sản phẩm du lịch.

1.1.4.2. Các nhân tố về kinh tế, chính trị, pháp luật

+ Nhân tố kinh tế: Đó là sự phát triển kinh tế của một nước, từ công nghiệp, nông nghiệp, xuất - nhập khẩu, giao thông vận tải, tài chính - ngân hàng... Kéo theo nó là sự gia tăng các doanh nhân, những nhà đầu tư, những nhà tiếp thị đến với nước mình. Chính nguồn khách này sẽ tiêu dùng các sản

phẩm du lịch của ngành du lịch như dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ tham quan. Một đất nước trong một năm tổ chức được nhiều Hội chợ quốc tế về thương mại, công nghiệp, thì đồng thời cũng là nguồn cung ứng khách du lịch. Một bến cảng mà mật độ, khối lượng giao nhận hàng hóa với khách hàng quốc tế lớn, thì ở đó số lượng khách lên bờ sẽ nhiều và như vậy sẽ tạo điều kiện cho kinh doanh nhà hàng, khách sạn.

+ Nhân tố chính trị: Du lịch là lĩnh vực rất nhạy cảm với những vấn đề chính trị, xã hội. Du lịch chỉ có thể xuất hiện và phát triển trong điều kiện hòa bình và quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc. Hòa bình là đòn bẩy thúc đẩy hoạt động du lịch, ngược lại, du lịch có tác dụng trở lại đến việc cùng tồn tại hòa bình. Thông qua du lịch quốc tế con người thể hiện nguyện vọng nóng bỏng của mình là được sống, lao động trong hòa bình và hữu nghị. Hơn thế nữa, không cần phải có chiến tranh mà chỉ cần có những biến động chính trị, xã hội ở một khu vực, một vùng, một quốc gia, một địa phương với mức độ nhất định cũng làm cho du lịch bị giảm sút và muốn khôi phục cần phải có thời gian.

+ Đường lối, chính sách phát triển du lịch đúng đắn: Đây là yếu tố rất quan trọng để phát triển du lịch, bởi lẽ đường lối, chính sách phát triển du lịch xác định rõ vị trí của ngành du lịch trong tổng thể các ngành kinh tế xã hội và có định hướng, biện pháp đúng đắn để phát triển ngành này.

1.1.4.3. Nhân tố cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật

- Cơ sở hạ tầng nói chung có vai trò đặc biệt đối với việc đẩy mạnh du lịch. Cơ sở hạ tầng là tiền đề, là đòn bẩy của mọi hoạt động kinh tế, trong đó có du lịch. Ngày nay, sự hoàn thiện của cơ sở hạ tầng còn được coi là một hướng hoàn thiện chất lượng phục vụ du lịch, là phương thức cạnh tranh giữa các điểm du lịch, giữa các quốc gia.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác các tiềm năng du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu của du khách. Việc phát triển ngành du lịch bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.

1.1.4.4. Nhân tố nguồn nhân lực con người

Nguồn nhân lực con người là nhân tố trung tâm và là mục đích của nền sản xuất xã hội. Con người giữ vai trò quyết ñịnh đối với sản xuất. Chất lượng nguồn nhân lực là nhân tố quyết định chất lượng sản phẩm, quyết định chất lượng phục vụ trong du lịch. Nguồn nhân lực trong du lịch cũng quyết định hiệu quả khai thác cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, tài nguyên du lịch.

1.1.4.5. Nhân tố quản lý nhà nước

Quá trình phát triển du lịch chịu sự tác động của quy luật khách quan trong nền sản xuất xã hội. Tuy nhiên, các hoạt động du lịch không thể thiếu sự quản lý của nhà nước. Bởi vì, nhà nước là chủ thể đặc biệt trong các mối quan hệ xã hội, đảm bảo cho các quan hệ xã hội được thực hiện theo hướng ngày một tự do, bình đẳng hơn. Để đảm bảo cho việc tìm kiếm, hưởng thụ, bảo vệ và tái tạo những tài nguyên du lịch, nhà nước phải điều phối các nhóm xã hội khác nhau để họ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia các hoạt động có liên quan đến du lịch với tư cách là một chủ thể (người bán, người mua và người trung gian). Ngoài ra, bộ máy tổ chức và đội ngũ cán bộ QLNN về du lịch cũng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển du lịch. Thực tiễn cho thấy, nếu một quốc gia, một vùng, một địa phương xây dựng được đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ, chuyên môn nghiệp vụ về du lịch, trình độ ngoại ngữ tốt, am hiểu luật pháp quốc tế về du lịch, sử dụng thành thạo thiết bị thông tin, điện tử, cộng với tổ chức bộ máy QLNN về du lịch thống nhất, đồng bộ thì sẽ thúc đẩy du lịch phát triển nhanh. Ngược lại, sẽ làm cho du lịch

chậm phát triển, thậm chí không phát triển và sử dụng lãng phí, có thể hủy hoại tài nguyên du lịch...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch ở huyện thanh thủy tỉnh phú thọ (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)