5. Bố cục của luận văn
4.1.5. Phương án sản phẩm nông nghiệp hàng hóa tập trung
4.1.5.1. Quy hoạch vùng nuôi Hải Sâm tập trung Định hướng phát triển
Tiến hành chọn những vùng trên địa bàn của huyện có môi trường nuôi Hải Sâm phù hợp để phát triển nuôi bền vững. Đó là những khu vực mà cụ thể là xã Thanh Lân (khu: Hòn Khe Con; Hòn Núi Nhọn, Ngựa, Khoai Lang; Vụng Con; Hòn Đặng Vạn Châu; Hòn Ăng Ten, và Vụng Ba Châu) có rạn san hô cùng với hệ thực vật phong phú và đáy cát, bùn hoặc những nơi là các eo, vịnh, ít bị tác động của sóng gió, ít bị ảnh hưởng của nước ngọt trực tiếp đổ vào bãi nuôi.
Chuyển giao kỹ thuật nuôi Hải Sâm cho ngư dân, để phát huy tiềm năng lợi thế về nuôi biển với những loài có giá trị và hiệu quả kinh tế cao.
Đồng thời hỗ trợ bà con ngư dân phát triển nghề nuôi Hải Sâm phát triển bền vững để đạt được hiệu quả kinh tế cao, thân thiện với môi trường, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, xoá đói, giảm nghèo cho ngư dân trực tiếp tham gia nuôi Hải Sâm.
Xây dựng cơ sở chế biến thủy sản, nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, xây dựng thị trường đầu ra như: hệ thống siêu thị trong và ngoài tỉnh, phát triển thị trường xuất khẩu ra nước ngoài để nâng tầm với các nước trong khu vực.
Phương án quy hoạch
Cô Tô là huyện đảo, nhiều khu vực có rạn san hô cùng với hệ thực vật phong phú và đáy cát, bùn, có nhiều các eo biển, vịnh, ít bị tác động bởi sóng gió, ít bị ảnh hưởng trực tiếp của nước ngọt đổ vào. Tận dụng lợi thế này, huyện chủ trương phát triển mạnh việc nuôi Hải Sâm tại một số khu vực thị trấn Cô Tô và xã Thanh Lân như sau:
Bảng 4.1: Quy hoạch khoanh nuôi, bảo tồn sản xuất tập trung Hải Sâm đến năm 2015, định hƣớng đến 2020
Đơn vị tính: Ha
TT Địa điểm Hiện
trạng
Quy hoạch
2014-2015 2016-2020
I Xã Thanh Lân 27,5 42,8 59,8
Hòn Khe Con 6,0 8,0 8,0
Hòn Núi Nhọn, Ngựa, Khoai lang 6,0 10,0 20,0
Hòn Ba Đỉnh, Bát Hương 6,0 7,8 10,8 Khu Vụng Con 3,0 5,0 5,0 Hòn Đặng Vạn Châu 2,0 4,0 5,0 Hòn Ăng Ten 1,0 2,0 4,0 Khu Cửa Hồ 1,5 2,0 2,0 Vụng Ba Châu 2,0 4,0 5,0 II Thị trấn Cô Tô 10,0 37,0 137,0
Mom Phượng Hoàng, Đồi Ngắm Sóng 0,0 12,0 112,0
Hòn khe châu 10,0 25,0 25,0
Tổng cộng 37,5 79,8 196,8
Nguồn: Dự báo tính toán của dự án
Qua bảng số liệu ta thấy hiện nay diện tích các hộ nuôi Hải Sâm trên địa bàn thị trấn Cô Tô và xã Thanh Lân tổng diện tích 27,5 ha trong giai đoạn 2014- 2015 huyện đã dự kiến quy hoạch diện tích khoanh vùng sản xuất tập trung và bảo tồn nuôi Hải Sâm với diện tích 79,8 ha, cụ thể:
- Xã Thanh Lân diện tích 42,8 trong đó: diện tích đã nuôi 27,5 ha và diện tích khoanh nuôi mở rộng 15,3 ha được bố trí (hòn Khe Con 8,0 ha; hòn Núi Nhọn, Ngựa, hoai Lang 10,0 ha; hòn Ba Đỉnh, Bát Hương 7,8 ha; hu Vụng Con 5,0 ha; Hòn Đặng Vạn Châu 4,0 ha; hòn Ăng Ten 2,0 ha; hu Cửa Hồ 2,0 ha và khu Vụng Ba Châu 4,0 ha).
- Thị trấn Cô Tô diện tích 37,0 ha trong đó: diện tích đã nuôi 10,0 ha và diện tích khoanh nuôi mở rộng 27,0 ha được bố trí (Mom Phượng Hoàng, Đồi Ngắm Sóng) diện tích 12,0 ha; hòn khe châu diện tích 25,0 ha.
Giai đoạn 2016 - 2020
Dự kiến trong giai đoạn quy hoạch diện tích khoanh vùng sản xuất tập trung và bảo tồn nuôi Hải Sâm với diện tích 196,8 ha tăng 117 ha so với giai đoạn 2014 - 2015 trong đó: Xã Thanh Lân diện tích 59,8 tăng 17 ha. Thị trấn Cô Tô diện tích 137,0 ha.
4.1.5.2. Quy hoạch khoanh nuôi tập trung Ốc Hương Định hướng phát triển
Xác định sản phẩm Ốc Hương là một trong những sản phẩm chủ lực của nuôi trồng thủy sản tại địa bàn Cô Tô. Ốc Hương được xác định khoanh nuôi bảo tồn địa bàn tập trung ở xã Thanh Lân.
- Việc nuôi, phát triển Ốc Hương phải gắn liền với phát triển kinh tế, xã hội du lịch của huyện đảo Cô Tô.
- Sản phẩm Ốc Hương Cô Tô phải được nhiều người biết đến. Do vậy việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên các kênh thị trường: siêu thị, chợ đầu mối nông sản, xuất khẩu cần được đẩy mạnh hơn nữa trong thời gian tới.
Phương án quy hoạch
Hiện nay trên địa bàn xã Thanh Lân đã có diện tích khoanh nuôi Ốc Hương hoảng 1,5 ha dự kiến trong giai đoạn quy hoạch diện tích này được mở rộng cụ thể như sau:
Dự kiến diện tích mở rộng khoanh nuôi, bảo tồn phát triển Ốc Hương 3,0 ha (Vụng Tròn 2,0 ha; Cửa Hồ 1,0 ha) đến cuối năm 2015 diện tích nuôi Ốc Hương là 4,5 ha trong gian đoạn 2014-2015.
Bảng 4.2: Quy hoạch vùng nuôi, bảo tồn Ốc Hƣơng đến năm 2015, định hƣớng 2020
Đơn vị tính: Ha
TT Địa điểm Tổng
Quy mô phát triển Hiện trạng 2014 - 2015 2016 – 2020 Xã Thanh Lân 6,5 1,5 3,0 2,0 1 Vụng Tròn 4,5 1,5 2,0 1,0 2 Cửa Hồ 2,0 1,0 1,0 Tổng cộng 6,5 1,5 3,0 2,0
Nguồn: Dự báo tính toán của dự án
Giai đoạn 2016 - 2020:
Dự kiến diện tích mở rộng khoanh nuôi, bảo tồn phát triển Ốc Hương 2,0 ha (Vụng Tròn 1,0 ha; Cửa Hồ 1,0 ha) đến cuối năm 2020 diện tích nuôi Ốc Hương dự kiến là 6,5 ha.Huyện đã đề ra hướng phát triển như sau:
- Xác định các vụng, vịnh có mặt nước yên tĩnh ít ảnh bị ảnh hưởng của thiên nhiên (giông, bão, …) làm nơi hoanh nuôi và nuôi trồng.
- Các hộ hoanh nuôi nên đầu tư thả thêm con giống, thường xuyên kiểm tra dịch bệnh để có hướng khắc phục.
4.1.5.3.Quy hoạch chăn nuôi tập trung Gà đồi Đồng Tiến Định hướng phát triển
- Quy hoạch các hu chăn nuôi tập trung xa hu dân cư, tránh dịch bệnh lây lan sang người.
- Từ thực tế các hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ và phân tán nên cần phải quy hoạch thành từng vùng tập hợp các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thành một tổ chức
có quyền lợi chung nhằm phát huy sức mạnh tập thể trong cơ chế thị trường, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, xác lập giá trị và mở rộng thị trường tiêu thụ.
- Mỗi hộ tham gia thực hiện dự án, số lượng nuôi ít nhất phải có quy mô từ 500 con Gà thả đồi trở lên.
- Xây dựng sản phẩm gà đồi Đồng Tiến, khẳng định thương hiệu với khách du lịch trên đảo, người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. Sản phẩm gà đồi Đồng Tiến có mặt trên thị trường nước ngoài trong một tương lai gần.
Phương án quy hoạch
Cô Tô là huyện đảo, địa hình chủ yếu là đồi núi, có lợi thế về đồi bãi rộng lớn, được phủ kín bởi rừng, rất thích hợp cho việc chăn thả gia cầm. Tận dụng lợi thế này, huyện chủ trương phát triển mạnh việc chăn nuôi Gà đồi tại một số khu vực xã Đồng Tiến như sau:
Bảng 4.3: Quy hoạch nuôi tập trung Gà đồi Đồng Tiến đến năm 2015, định hƣớng đến năm 2020
Đơn vị tính: Ha
TT Địa điểm quy hoạch Quy mô phát triển
Tổng 2014-2015 2016-2020
Xã Đồng Tiến 18,0 6,0 12,0
1 Khu nhà ông Minh Tân 2,0 2,0
2 Khu nhà ông Quê 4,0 4,0
3 hu đất chưa sử dụng thôn
Trường Xuân 12,0 12,0
Tổng cộng 18,0 6,0 12,0
4.1.5.4. Quy hoạch sản xuất Khoai Lang tập trung hàng hóa Định hướng phát triển
Trong những năm qua, vai trò của hoai lang trong cơ cấu nông sản hàng hóa ngày càng được khẳng định nhờ giá trị tổng hợp của sản phẩm này.
Đây được coi là cây lương thực quan trọng. Ngày nay giá trị của sản phẩm hoai lang được đánh giá cao hơn với vai trò là một loại thực phẩm giàu vitamin nhất là các giống mới có ruột vàng cam, ruột tím…có tác dụng hữu ích cho sức khỏe (chống nhiễm mỡ, kiểm soát đường huyết, nhuận tràng chống táo bón…). Ngoài ra hoai lang còn là nguyên liệu cho chế biến công nghiệp. Nhu cầu sử dụng khoai lang khá lớn trên thế giới, đặc biệt tại một số quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Phi líp Pin…Theo FAO, sản lượng khoai lang trên thế giới đạt 127 triệu tấn (năm 2004), trong đó, Trung Quốc là nước sản xuất lớn nhất với sản lượng gần 105 triệu tấn (chiếm 82,7% sản lượng thế giới). Ở Việt Nam, sản phẩm khoai lang nhiều năm gần đây có xu hướng gia tăng cả về diện tích lẫn năng suất sản lượng. Nhu cầu sử dụng khoai lang ngày càng trở nên đa dạng đặc biệt với vai trò là sản phẩm thực phẩm được ưa chuộng (luộc, nướng, khô, sấy…). Với Cô Tô, khoai lang là cây trồng truyền thống, thích hợp cao với điều kiện sinh thái trên đảo, có hương vị và chất lượng được thị trường ưa chuộng. Đây cũng là cây trồng được Chủ Tịch Hồ Chí Minh định hướng nên phát triển với quy mô rộng ở Cô Tô hi người ra thăm đảo.
Như vậy, phát triển hoai lang trên địa bàn Cô Tô với qui mô tập trung, hàng hóa là hoàn toàn phù hợp với điều kiện sản xuất thực tiễn của Huyện đảo.
- Khả năng mở rộng diện tích đất trồng Khoai Lang của toàn huyện Cô Tô là rất lớn (chuyển đổi đất trồng 2 vụ lúa nhưng thiếu nước vụ đông xuân chuyển sang trồng hoai Lang, tăng diện tích trồng hoai Lang trên đất lúa 1 vụ, cải tạo đất chưa sử dụng mở rộng diện tích trồng hoai Lang). Định hướng phát triển trồng Khoai Lang, ngoài mở rộng diện tích còn phải tăng cường thâm canh tăng vụ, nâng cao hệ số sử dụng đất. Áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật, đưa các giống có năng suất cao, kháng bệnh tốt vào sản xuất. Quy hoạch vùng trồng hoai Lang trên địa bàn của cả 3 đơn vị hành chính huyện Cô tô nhưng chủ yếu tập trung ở địa bàn xã Đồng Tiến và thị trấn Cô Tô.
- Sử dụng một số giống Khoai Lang mới cho năng suất và chất lượng cao phục vụ cho sản xuất hàng hóa như: Giống Khoai Lang KLC3, khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, tiềm năng năng suất trung bình đạt 100-120 tạ/ha. Củ có màu đỏ nhạt, ruột củ màu vàng, chất lượng củ ngon, có hương vị thơm, thích hợp cho việc ăn tươi; giống Khoai Lang KLC5 khả năng sinh trưởng khỏe, củ thuôn dài, vỏ củ màu trắng, ruột củ màu trắng ngà, năng suất trung bình đạt 90-100 tạ/ha, chất lượng tốt, phù hợp cho ăn tươi; giống Khoai Lang VC68-2 thời gian sinh trưởng 110 - 120 ngày, hoai có hương vị hấp dẫn, độ bở cao, năng suất đạt 75,0 - 9,0 tạ/ha.
Phương án quy hoạch
Nhằm xây dựng cây khoai thành cây trồng hàng hóa nâng cao hiệu quả sản xuất của người nông dân trong giai đoạn 2014 - 2015 và định hướng đến năm đến 2020 căn cứ vào điều kiện đất đai và cơ sở hạ tầng cũng như inh nghỉệm, tập quán trồng trọt trên địa bàn huyện Cô Tô vùng trồng Khoai Lang được dự kiến bố trí tại 2 đơn vị hành chính cấp xã trên những diện tích đất có đặc tính phù hợp phát triển cây hoai lang (đất cát pha, đất phù sa bồi tụ phủ trên nền cát). Cụ thể bố trí như sau:
Bảng 4.4: Quy hoạch sản xuất tập trung Khoai Lang huyện Cô Tô đến 2015, định hƣớng 2020
Đơn vị tính: Ha TT Địa điểm Quy mô Tổng 2014- 2015 2016- 2020 I Xã Đông Tiến 22,0 7,0 15,0
Trước dãy Thủy Nguyên 10,0 2,0 8,0
Khu Bà Thà 4,0 1,0 3,0
Cửa nhà Hoan Khuyến 6,0 3,0 3,0
Cửa Bà Bôn 2,0 1,0 1,0
II Thị trấn Cô Tô 7,0 2,0 5,0
hu đồng phía sau HĐND, UBND Thị trấn Cô Tô
(Khu ao cá bác Hồ ) 2,0 2,0
hu đập C4 4,0 2,0 2,0
hu đồng gần N.Ngã Châu ( hu cánh đồng cầu Thủ Mỵ) 1,0 1,0
Tổng cộng 29,0 9,0 20,0