Nhóm nhân tố thuộc về thị trường đầu vào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất hàng hóa tập trung tại huyện cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 67 - 69)

5. Bố cục của luận văn

3.3.2. Nhóm nhân tố thuộc về thị trường đầu vào

* Vốn đầu tư

- Ngân sách tỉnh và huyện Cô Tô thiếu vốn đầu tư nên các công trình cơ sở hạ tầng xuống cấp chưa được tu bổ lại để phục vụ sản xuất tập trung. Điều này gây hó hăn cho SXNN của người dân, giảm hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó hi xảy ra dịch bệnh, công tác xử lý cũng hông được chủ động. Khâu phòng dịch bệnh cũng cần được chú ý.

- Người dân thiếu vốn sản xuất nên đã thúc đẩy họ tìm đến các nhà cung ứng đầu vào để bù đắp hó hăn đó. Nhất là đối với các hộ chăn nuôi Hải Sâm và Ốc hương.

- Qua khảo sát điều tra ta thấy 95% các hộ gia đình cần vốn để đầu tư mở rộng quy mô sản xuất. Cơ chế vay vốn phục vụ sản xuất nông nghiệp còn nhiều hạn chế. Mặc dù đã có một số ưu đãi nhưng vẫn còn nhiều hó hăn cho các hộ. Vì vậy, việc phát triển quy mô sản xuất hàng hóa tập trung tại huyện vẫn chưa thực hiện được.

* Lao động

Do sự phát triển công nghiệp với tốc độ đô thị hóa ở nông thôn ngày một nhanh, có sức hút lao động từ nhiều khu công nghiệp trong và ngoài huyện Cô Tô phong trào xuất khẩu lao động, hơn nữa hiệu quả từ sản xuất cây trồng, vật nuôi còn thấp hơn s làm cho lực lượng lao động trong sản xuất nông nghiệp giảm mạnh dẫn đến tình trạng thiếu lao động lành nghề, có trình độ kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất.

* Chất lượng sản phẩm

Trong thời hội nhập kinh tế, nhất là hi nước ta gia nhập tổ chức thương mại WTO, thì việc nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa nói chung, chất lượng nông sản phẩm nói riêng có tầm quan trọng đặc biệt. Giá trị của sản phẩm hàng hóa không chỉ phụ thuộc vào khối lượng, số lượng, mà phụ thuộc nhiều vào chất lượng của sản phẩm.

Chất lượng sản phẩm là tập hợp các đặc tính của một sản phẩm mà có thể thỏa mãn những nhu cầu đã nêu hoặc tiềm ẩn. Bao gồm: thông số kỹ thuật, giá cả cạnh tranh, dịch vụ hậu mãi hấp dẫn, giao hàng đúng hẹn...

Theo các nghiên cứu đã nhận định: để nâng cao chất lượng sản phẩm thì công nghiệp chế biến đóng vai trò quan trọng và quyết định để gia tăng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp, đòi hỏi có cơ chế, chính sách để thu hút doanh nghiệp đầu tư. Để thực hiện mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng từ 5,0%/năm đến 5,5%%/năm, ngành nông nghiệp phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành, chuyển đổi cơ cấu đầu tư, phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả. Bên cạnh đó, có giải pháp, cơ chế

chính sách hỗ trợ một hần từ ngân sách để tạo động lực hấp dẫn thu hút các nhà doanh nghiệp đầu tư, liên ết với hộ nông dân sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

Hiện tại, ngành công nghiệp chế biến của huyện Cô Tô vẫn đang trong quá trình phát triển, lực lượng lao động trong lĩnh vực chế biến mới bước đầu đáp ứng được sản lượng nông sản hàng hóa. Tuy nhiên, trong thời gian tới việc phát triển nền công nghiệp phụ cân, đặc biệt là chế biến nông, thủy sản là hết sức quan trọng.

Trong giai đoạn tới, ngành nông nghiệp cần đổi mới tư duy theo hướng phát triển làm giàu, xây dựng thương hiệu nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bỏa an toàn thực phẩm và coi đây là cuộc vận động sâu rộng, mạnh mẽ để người sản xuất và kinh doanh cùng tổ chức kinh doanh cùng tổ chức thực hiện.

Hiện nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang chỉ đạo nghiên cứu, đánh giá năng lực cạnh tranh của từng loại sản phẩm nông nghiệp nước ta so với các nước và khai thác lợi thế so sánh để phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Cần kiểm soát chặt chẽ chất lượng vật tư vào phân bón, thuốc bảo vệ thưc vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi...theo quy định của pháp luật, có giải pháp xử lý nghiêm đối với hành vi vi phạm chất lượng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất hàng hóa tập trung tại huyện cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)