2.2 .Phương pháp thu thập thông tin
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
3.1.1.1. Đặc điểm địa hình
Cô Tô là một huyện đảo xung quanh được biển bao bọc có địa hình đồi thấp, bị chia cắt rất mạnh. Căn cứ vào địa hình có thể chia đảo thành 2 vùng là vùng đồi núi thấp và vùng đất bằng.
- Vùng đồi núi thấp chiếm khoảng 51% diện tích tự nhiên. Độ cao trung bình so với mặt nước biển của loại địa hình này từ khoảng 80 - 100m, đỉnh cao nhất ở đảo Thanh Lân là 199m.
- Vùng đất bằng chiếm khoảng 49% diện tích tự nhiên. Đất bằng không tập trung thành khu vực lớn mà là các thung lũng hoặc các dải đất hẹp nằm xen kẽ giữa các đồi núi thấp. Cao độ trung bình vùng ruộng 2,5 m - 3,0 m, vùng dân cư là 3,5 m - 5,5 m.
- Ngoài ra, địa hình huyện đảo Cô Tô còn đặc chưng bởi bờ biển khúc khuỷu tạo thành các vụng, vịnh ín là điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản. Xung quanh các đảo là các bãi san hô tự nhiên, có thể hình thành các vùng du lịch sinh thái thu hút khách lặn biển câu cá giải trí.
3.1.1.2. Tài nguyên đất
Căn cứ theo nguồn gốc sinh thái phát sinh đất đai huyện Cô Tô được phân thành các loại cụ thể với đặc điểm như sau:
Đất cát mặn: Diện tích 120 ha, chiếm 2,46% tổng diện tích tự nhiện. Loại đất này có hình thái phẫu diện ở dạng thô sơ chưa phân hoá. Phân bố ở địa hình thấp bị ảnh hưởng của chế độ thuỷ triều. Hiện nay, loại đất này đang được cải tạo thành các bãi nuôi trồng thủy sản nước mặn như Hải Sâm, ốc hương.
Đất cồn cát trắng vàng: Có diện tích là 410 ha, chiếm 8,42% tổng diện tích tự nhiện. Loại đất có hình thái phẫu diện đồng nhất, thành phần cơ giới chủ yếu là cát, ở địa hình cao, tạo thành những cồn cát dài dọc bờ biển. Trên loại đất này đang được sử dụng trồng phi lao.
Đất cát biển: Diện tích 85 ha, chiếm 1,74% tổng diện tích tự nhiên. Loại đất có hình thái phẫu diện há đồng nhất, phân bố bên trong cồn cát ở địa hình cao bằng. Thành phần cơ giới của đất chủ yếu là cát pha: sét vật lý dưới 20% khả năng giữ nước, giữ phân bón ém. Đây là loại đất có độ phì thấp, song thích hợp với trồng cây ăn quả, rau màu - thực phẩm.
Đất cát glêy: Diện tích 45 ha, chiếm 0,92% tổng diện tích tự nhiện. Loại đất hình thành ở địa hình thấp nên thường xuất hiện tầng gley nông. Hình thái phẫu diện phân hoá khá rõ, lớp đất mặt thường có màu xám là chủ đạo, các tầng dưới thường có màu xám xanh hoặc xám vàng. Thành phần cơ giới cát pha, càng sâu tỷ lệ cát vật lý càng cao. Loại đất này thích hợp cho việc trồng lúa.
Đất măn nhiều (Mn): Diện tích 30 ha, chiếm 0,62% tổng diện tích tự nhiện. Loại đất phân bố ở địa hình thấp, bị ảnh hưởng mặn do thuỷ triều. Hiện nay có khoảng 1 ha sản xuất muối trên loại đất này, diện tích còn lại đang để hóa.
Đất phù sa (bồi tụ): Diện tích 165 ha, chiếm 3,39% tổng diện tích tự nhiện. Loại phân bố ở địa hình thấp, 3 mặt là đồi núi, một mặt thông ra biển. Đất được hình thành do sự bồi tụ phù sa suối và các hạt limon, sét ở các sườn đồi núi xung quanh dốc tụ xuống phủ trên nền cát biển. Loại đất này thích hợp với việc trồng lúa.
Đất vàng nhạt phát triển trên đá cát: Diện tích 4.016,27 ha, chiếm 82,45% tổng diện tích tự nhiện. Loại đất hình thành và phát triển trên sản phẩm phong hoá của đá cát có thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, đã hình chia cắt. Phần lớn diện tích loại đất này là rừng phòng hộ. Phần còn lại
là những nơi có độ dốc thấp, tầng đất mịn dày, ít đá lẫn thích hợp trồng cây ăn quả.
3.1.1.3. Tài nguyên khí hậu
Quần đảo Cô Tô có chế độ nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh mang tính chất khí hậu hải dương. Do chịu ảnh hưởng và tác động của biển đã tạo ra những tiểu vùng sinh thái hỗn hợp miền núi ven biển.
Nhiệt độ trung bình năm 22,70C, dao động từ 170
- 280C, nhiệt độ trung bình cao nhất từ 270 - 300C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối 36,20C. Về mùa đông, nhiệt độ trung bình thấp nhất từ 13,50
- 15,80C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 4,40C
Cô Tô là huyện nằm trong vùng Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh, nơi có mưa lớn.Lượng mưa tương đối cao so với toàn tỉnh, trung bình năm là 1.707,8 mm, năm cao nhất 2.561,8 mm, thấp nhất khoảng 908 mm. Tuy vậy, lượng mưa phân bố hông đều trong năm và phân làm 2 mùa rõ rệt:
- Mùa mưa nhiều kéo dài 5 tháng, thường từ tháng 5 đến tháng 9. Lượng mưa chiếm 78 - 80% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa cao nhất vào khoảng 396 mm vào tháng 8 hàng năm.
- Mùa mưa ít: từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm 20 - 22% tổng lượng mưa trong năm, tháng có mưa ít nhất là tháng 12, tháng 1 và tháng 2 từ 20 - 26 mm.
3.1.1.4. Tài nguyên nước
Cô Tô là một huyện đảo có nguồn tài nguyên nước khá phong phú bao gồm hai nguồn nước chính đó là:
Nguồn nước mặt:Khả năng sinh thuỷ của toàn huyện là khá lớn, vào khoảng 48 triệu m3/năm, tuy vậy khả năng giữ nước lại rất kém; bởi xung quanh huyện đảo là biển bao bọc, địa bàn lại bị chia cắt thành các hòn đảo nhỏ, sông suối ít, độ dốc lớn, nên lượng nước mặt bị thoát nhanh và hoàn toàn phụ thuộc vào mùa mưa. Trên địa bàn huyện không có hồ lớn, chỉ có 14 hồ
nhỏ để chứa nước với tổng diện tích khoảng 92,4 ha, trữ lượng và dòng chảy rất nhỏ nên mùa hô thường thiếu nước.
Nguồn nước ngầm:Trữ lượng nước ngầm tính cho toàn quần đảo vào khoảng 10,65 triệu m3. Mực nước ngầm có độ cao lớn nhất là 4,5 m và thấp nhất là 2m. Chất lượng nước ngầm từ trung bình đến ém, độ pH cao, có thể hai thác nước ngầm từ quy mô nhỏ đến quy mô trung bình đối với các tầng chứa nước nguồn gốc biển và tầng chứa nước khe nứt trong trầm tích, chất lượng nước nhìn chung tốt, có độ khoáng nhỏ, nước ngọt có thể dùng cho sinh hoạt của nhân dân và nhu cầu sử dụng khác.
3.1.1.5. Tài nguyên rừng
Rừng ở Cô Tô phong phú với nhiều loại gỗ quý thuộc các họ trầm, họ bứa, họ thân dầu, họ đậu, long não, lim, giao…Ngoài cây thân gỗ còn có nhiều loại cây dược liệu như hương nhu, sâm đất, thầu dầu tía trên các đảo. Cây rừng có độ cao 10 - 12 m, có nhiều loại cây xanh quanh năm, nhưng cũng có loài cây “thành ngạnh” là loại rụng lá vào mùa đông.
Rừng Cô Tô thuộc loại rừng 3 tầng, dưới tán rừng là tầng cây bụi với các họ sim, mua, xoài muối, ngũ gia bì, chân chim… . Dưới tầng cây bụi là tầng cỏ quyết với các họ ráy,cau, cỏ dương, thài lài, xạ can, rẻ quạt. Thảm thực vật rừng ở đây có ảnh hưởng lớn tới quá trình lý hoá học xảy ra ở trong đất như: tích luỹ vật chất hữu cơ làm giàu mùn cho đất, làm tăng độ ẩm và hạn chế sự rửa trôi xói mòn đất. Vì vậy cần giữ gìn và khai thác một cách hợp lý.
3.1.1.6. Tài nguyên biển
Biển không chỉ mang lại nguồn lợi lớn về du lịch mà còn là điều kiện khá thuận lợi để Cô Tô phát triển kinh tế đa dạng, bao gồm vận tải biển; đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải - đặc sản chất lượng cao. Cô Tô rất phong phú và đẹp nổi tiếng với rừng san hô Bắc Vàn, phát triển rộng lớn ở độ sâu 10 - 20 m, có 70 loài, 28 giống, 12 họ, trong đó có nhiều loài quý hiếm như san hô đỏ, san hô sừng. Rong biển có 74 loài, thuộc 51 giống, 30 họ, 18 bộ, 5 lớp, 4
ngành, trong đó có nhiều loại làm thực phẩm, phân bón với diện tích phân bố khoảng 250 ha, sản lượng có thể khai thác vào khoảng 2.100 tấn/năm.
Huyện Cô Tô có một ngư trường rộng lớn trong vùng biển vịnh Bắc bộ với nhiều vũng vịnh, bãi triều ven biển và rừng ngập mặn tạo nên nguồn lợi thuỷ, hải sản và tài nguyên biển khá phong phú, nhiều chủng loại hải sản quý, có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao) đã và đang mang lại nguồn lợi to lớn cho dân cư trên đảo.
3.1.1.7. Tài nguyên du lịch
Cô Tô được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho một đới khí hậu trong lành, mát mẻ.Những bãi tắm ở Cô Tô vẫn giữ nguyên vẻ hoang sơ, với những rặng san hô, bờ cát dài trắng mịn trải dài hàng km, mặt nước trong xanh được bao bọc bởi những cánh rừng nguyên sinh với hệ thực vật phong phú là những vẻ đẹp đã trở thương hiệu đặc trưng của Cô Tô với các bãi biển tự nhiên như Hồng Vàn, Vàn Chải và hai bãi biển tại đảo Cô Tô con. Cô Tô rất thích hợp với du lịch nghỉ dưỡng, phù hợp với du lịch biển hiện nay của nước ta.
Nằm cách đất liền hơn 60 m, Cô Tô cũng gặp những hó hăn đặc thù của một vùng biển đảo như phương tiện đi lại, điện, nước.Vì vậy huyện đã tiến hành xây dựng tuyến cao tốc Vân đồn - Cô Tô đã đi vào hoạt động, rút ngắn thời gian từ đất liền ra đảo từ 3 giờ xuống còn 1,5 giờ. Đặc biệt, dự án cáp ngầm éo điện lưới từ đất liền ra đảo trị giá hơn 1.000 tỉ đồng hoàn thành vào cuối năm 2013, các nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng, điểm vui chơi sẽ không còn nỗi lo thiếu điện. Với những điều kiện tự nhiên đặc trưng, Cô Tô rất phù hợp để xây dựng khu nghỉ mát, nghỉ dưỡng có đẳng cấp phục vụ du hách trong nước và quốc tế. Hiện nay, ngành du lịch Cô Tô đang phát triển các hình thức du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng.
3.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội
3.1.2.1. Điều kiện kinh tế
a. Kinh tế toàn huyện
Trong những năm qua nền kinh tế của huyện tiếp tục phát triển toàn diện, duy trì tốc độ tăng trưởng cao và ổn định được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.1: Giá trị sản xuất qua các năm huyện Cô Tô (giá 2010)
Đơn vị tính: Giá trị - Tỷ đồng; Cơ cấu - %
TT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2013
Tốc độ tăng trƣởng
Bq(%)
I Tổng GTSX ( giá cố định) 41,8 62,9 14,6
1 Ngành nông, lâm và thủy sản 24,3 35,4 12,9
2 Ngành CN, TTCN, XD 5,6 7,1 8,0
3 Ngành TMDV và DL 11,8 20,4 19,9
II Cơ cấu kinh tế 100,0 100,0
1 Ngành nông, lâm và thủy sản 58,2 56,3
2 Ngành CN, TTCN, XD 13,5 11,3
3 Ngành TMDV và DL 28,3 32,4
Nguồn: Chi cục thống kê, phòng Tài nguyên môi trường - NN Cô Tô và tính toán dự án
Qua bảng 3.1 cho ta thấy tốc độ tăng trưởng bình quân GTSX trong 4 năm 2010 - 2013 đạt bình quân 14,6%/năm trong đó tốc độ tăng trưởng ngành TMDV và DL tăng nhanh nhất lầ 19,19%.
Về cơ cấu kinh tế của huyện có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng thương mại dịch vụ và du lịch; giảm nông lâm thuỷ sản và công nghiệp xây dựng trong đó ngành nông, lâm và thủy sản và ngành công nghiệp xâydưng giảm lần lượt là 1,9% và 2,2% so với năm 2010 còn ngành thương mại và dịch vụ tăng 4,1% nhưng ngành nông, lâm và thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của huyện.
b. Kinh tế ngành nông nghiệp
Ngành nông nghiệp là ngành có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống người dân huyện Cô Tô và cũng là hoạt động đặc biệt quan trọng cung cấp các sản phẩm tươi sống như thịt, ra, quả cá, trứng… cho đời sống của người dân trên địa bàn huyện.
Bảng 3.2: Giá trị sản xuất nông lâm thủy sản qua các năm huyện Cô Tô (giá CĐ 2010)
Đơn vị tính: Giá trị - Tỷ đồng; Cơ cấu - %
TT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2013
Tốc độtăng trƣởng BQ (%) I Tổng GTSX ( giá cố định 2010) GTSX NLTS toàn huyện 24,3 35,4 12,9 - Lĩnh vực nông nghiệp 5,9 8,1 6,1 + Trồng trọt 2,6 3,5 5,5 + Chăn nuôi 3,3 4,6 6,5 - Lĩnh vực lâm nghiệp - Lĩnh vực thuỷ sản 18,4 27,3 15,3
II Cơ cấu kinh tế 100,0 100,0
- Lĩnh vực nông nghiệp 24,2 22,8
+ Trồng trọt 10,8 9,9
+ Chăn nuôi 13,4 12,9
- Lĩnh vực lâm nghiệp
- Lĩnh vực thuỷ sản 75,8 77,2
Nguồn: Chi cục thống kê, phòng Tài nguyên môi trường - NN Cô Tô và tính toán dự án
Qua bảng 3.2 cho thấy, giá trị sản xuất ngành nông lâm thủy sản của huyện Cô Tô đến năm 2013đạt34,5 tỷ đồng, tăng 11,1 tỷ đồng so với năm 2010 tương ứng với tốc độ tăng trưởng là12,9% do huyện đã có những chủ trương và chính sách phát triển ngành nông lâm thủy sản. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp giảm từ 24,2 % năm 2010 xuống còn 22,8 % năm 2013.
Cơ cấu giá trị ngành thủy sản là 75,8% đến năm 2010 cơ cấu này là 77,2%tương với mức tăng là 1,4%. Như vậy, cơ cấu giá trị sản xuất nông lâm thủy sản đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm giá trị ngành nông nghiệp và theo hướng tăng giá trị ngành thủy sản.
3.1.2.2. Điều kiện xã hội
a. Dân số
Dân số toàn huyện Cô Tô năm 2013 là 5927 người tăng 427 người so với năm 2010. Mật độ dân số ở mức trung bình vào khoảng 122người/km2 nhưng phân bố hông đều, điều này ảnh hưởng tới quy hoạch đầu tư và phát triển kinh tế xã hội của vùng.
Tỷ lệ dân số tự nhiên huyện Cô Tô vẫn tăng nhưng hông đáng ể. Qua 3 năm tỷ lệ tăng dân số tương đối ổn định, chứng tỏ công tác dân số ở huyện được triển khai có hiệu quả.
Bảng 3.3: Tình hình biến động dân số qua các năm huyện Cô Tô
TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2013
1 Dân số trung bình người 5.500 5.927 2 Tổng số hộ gia đình hộ 1.429 1.501 3 Lao động trong độ tuổi người 3.200 3.527 4 Tỷ lệ tăng dân số % 1,40 1,32
Nguồn: Chi cục thống kê huyện Cô Tô
b. Lao động, việc làm
Lao động là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu cho tăng trưởng kinh tế, nguồn lao động của huyện chủ yếu là lao động phổ thông. Để nghiên cứu rõ hơn tình hình biến động của nguồn lao động ta xét bảng sau:
Nguồn lao động của huyện chiếm trên 59 % (năm 2013) trong tổng dân số của huyện. Con số này cho thấy dân số của huyện là dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào là lợi thế nhưng cũng là một thách thức trong sử dụng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Năm 2010 nguồn lao động của huyện là 3200 người, năm 2013 là 3527 người. Năm 2013số người lao động đang làm việc trong ngành nông lâm thủy sản là 3200 người chiếm 77,17%, lao động trong ngành phi nông nghiệp là người chiếm 22,82%.
Bảng 3.4: Cơ cấu lao động các ngành trên địa bàn huyện Cô Tô
Đơn vị tính: Lao động – người; Cơ cấu - %
TT Hạng mục Năm 2010 Năm 2013
So sánh 2013 với 2010 tăng(+); Giảm(-)
1 LĐ làm việc trong ngành KTQD 3200 3527 327
- Nông lâm thuỷ sản 2.700 2.722 22
+ Nông nghiệp 1.500 1.482 -18
+ Lâm nghiệp
+ Thủy sản 1.200 1.240 40
- Công nghiệp XD 165 183 18
- Thương mại dịch vụ 335 622 287
2 Cơ cấu sử dụng lao động 100,0 100,0
- Nông lâm thuỷ sản 84,4 77,2
+ Nông nghiệp 46,9 42
+ Lâm nghiệp
+ Thủy sản 37,5 35,2
- Công nghiệp XD 5,2 5,2
- Thương mại dịch vụ 10,5 17,6
Nguồn: Chi cục thống kê huyện Cô Tô
Từ bảng 3.4 cho thấy sự chuyển dich cơ cấu lao động trong huyện giảm