5. Bố cục của luận văn
1.3.2. Thị trường đầu vào
Thị trường đầu vào, bao gốm đất, lao động, đặc tính của sinh vật, trình độ và áp dụng khoa học công nghệ, vốn sản xuất. Thị trường đầu vào sẽ quyết định đến quy mô, phương thức sản xuất của hàng hóa nông nghiệp.
1.3.3. Tổ chức sản xuất
Tổ chức sản xuất có tác động rất lớn đến nông nghiệp theo hướng sản xuất nông sản hàng hóa nhất là yếu tố đa dạng hoá, tập trung hoá và chuyên môn hoá sản xuất. Đa dạng hoá sản xuất nhằm khai thác sử dụng các nguồn lực của nông nghiệp và hạn chế những rủi ro trong sản xuất nông nghiệp.
1.3.3. Kỹ thuật và công nghệ
Kỹ thuật và công nghệ là yếu tố sản xuất quan trọng, nó quyết định sự thay đổi năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Những phát minh, sáng chế mới được ứng dụng trong sản xuất đã giải phóng được lao động nặng
nhọc, độc hại cho người lao động và tạo ra sự tăng trưởng nhanh chóng, góp phần vào sự phát triển kinh tế của xã hội hiện đại.
1.3.4. Thị trường
Thị trường có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế hàng hoá nói chung và trong phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa nói riêng. Thị trường là điều kiện, là môi trường của sản xuất hàng hoá; nó thừa nhận giá trị và giá trị sử dụng, khối lượng nông sản hàng hóa tiêu thụ trên thị trường, nó điều tiết (thúc đẩy hoặc hạn chế) quan hệ kinh tế của cả người quản lý, nhà sản xuất và người tiêu dùng thông qua tín hiệu giá cả thị trường.
1.4. Kinh nghiệm sản xuất hàng hóa nông nghiệp của thế giới và Việt Nam
1.4.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới
1.4.1.1. Kinh nghiệm của Thái Lan
Thái Lan là nước có nền nông nghiệp chiếm địa vị chi phối, dân số nông thôn chiếm khoảng 80% dân số cả nước. Nông nghiệp Thái Lan trong hàng thập kỷ qua đã chứng tỏ vai trò quan trọng, góp phần tăng trưởng kinh tế, bảo đảm chất lượng cuộc sống cho người dân. Chính phủ Thái Lan xác định hướng chiến lược là xây dựng nền nông nghiệp với chất lượng cao, có sức cạnh tranh mạnh.
Hiện Thái Lan có tới hơn 1/4 số xí nghiệp gia công sản phẩm được xây dựng ngay tại nông thôn, nhờ đó đã tạo dựng sự vững mạnh, ổn định về kinh tế cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống người nông dân. Bên cạnh đó, Chính phủ còn chú trọng xây dựng các tổ chức nông nghiệp và phát triển hệ thống điều hành nông nghiệp và nông thôn trên cơ sở sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách khoa học và hợp lý hướng tới phát triển bền vững.
Để thúc đẩy sự phát triển bền vững nền nông nghiệp, Thái Lan đã áp dụng một số chiến lược như: Tăng cường vai trò các cá nhân và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; đẩy mạnhphong trào học tập, nâng cao trình độ của từng cá nhân và tập thể bằng cách mở các lớp học và các hoạt
động chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn; tăng cường công tác bảo hiểm xã hội cho nông dân, giải quyết tốt vấn đề nợ trong nông nghiệp; giảm nguy cơ rủi ro và thiết lập hệ thống bảo đảm rủi ro cho nông dân. Đối với các sản phẩm nông sản, Nhà nước tăng cường sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản bằng việc tăng hả năng tổ chức và tiếp thị thị trường. Phân bổ khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách khoa học và hợp lý, ngăn chặn tình trạng khai thác tài nguyên bừa bãi và kịp thời phục hồi những khu vực mà tài nguyên đã bị suy thoái. Giải quyết tốt những mâu thuẫn về tư tưởng trong nông dân có liên quan đến việc sử dụng tài nguyên lâm, thủy hải sản, đất đai, đa dạng sinh học, phân bổ đất canh tác. Về xây dựng kết cấu hạ tầng, Nhà nước đã có chiến lược trong xây dựng và phân bố hợp lý các công trình thủy lợi lớn phục vụ cho nông nghiệp. Hệ thống thủy lợi bảo đảm tưới tiêu cho hầu hết đất canh tác trên toàn quốc, góp phần nâng cao năng suất lúa và các loại cây trồng khác trong sản xuất nông nghiệp. Chương trình điện khí hóa nông thôn với các dự án thủy điện vừa và nhỏ được triển khai rộng khắp cả nước.
Một trong những tiêu chí để phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững và hiện đại hóa là cơ giới hóa nông nghiệp và áp dụng các quy trình kỹ thuật sản xuất tiên tiến. Thái Lan chú trọng phát triểncơ giới hóa nhằm đưa nông nghiệp đi vào thâm canh, cải tạo và xây dựng nông thôn. Phát triển mạng lưới xí nghiệp cơ hí nhỏ và vừa của tư nhân ở các thành phố, thị trấn và nông thôn. Khuyến khích nông dân mua máy móc do các xí nghiệp cơ hí trong nước chế tạo, có cơ chế bảo hành và sửa chữa miễn phí trong vòng từ 1 đến 3 năm. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu cải tạo đất, áp dụng công nghệ sinh học để lai tạo giống cây trồng, vật nuôi; thực hiện việc chuyển giao công nghệ nuôi cấy phôi; nghiên cứu các côngnghệ bảo quản sau thu hoạch.
Thái Lan còn chú trọng phát triển các ngành mũi nhọn như hàng nông, hải sản phục vụ xuất khẩu, thúc đẩy mạnh mẽ công nghiệp chế biến nông sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu sang các nước khác, nhất là các nước
công nghiệp phát triển. Hiện nay, ngoài mặt hàng xuất khẩu truyền thống như gạo, ngô, cao su, đường, nông nghiệp Thái Lan còn có nhiều mặt hàng xuất khẩu mới như hải sản đông lạnh, gia cầm, hoa quả tươi, chế biến rau xanh và sắn củ. Nhờ có chính sách khuyến khích nông nghiệp phát triển mạnh, Thái Lan đã đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo (khoảng 5 triệu tấn/năm), là nước xuất khẩu thực phẩm mạnh nhất khu vực Đông - Nam Á.
Giáo dục và đào tạo cũng hướng vào nông nghiệp, nông thôn với các chương trình đào tạophát triển kỹ năng cho nông dân và người quản lý đất đai, quản lý kinh doanh, bảo vệ môi trường và an toàn sức khỏe. Ngoài ra, còn có những hoạt động đào tạo truyền thống như tạo công ăn việc làm trong lĩnh vực hoạt động nông nghiệp nhằm góp phần thu hút lực lượng lao động đông đảo là thanh niên. Thái Lan thực hiện chính sách "ưu đãi nông nghiệp - nông thôn - nông dân" nhằm ổn định chính trị - xã hội.
1.4.1.2. Kinh nghiệm của Ấn Độ
Ấn Độ là quốc gia đông dân thứ hai trên thế giới với 1,2 tỷ người. Vì vậy, bảo đảm an ninh lương thực là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu được Chính phủ Ấn Độ tin tưởng giao cho ngành nông nghiệp.
Nông nghiệp Ấn Độ phát triển từ khá sớm. Sản lượng lương thực không những cung cấp đủ lương thực cho người dân và lại còn xuất khẩu gạo. Ấn Độ đầu tư cho hoa học công nghệ nông nghiệp rất mạnh như: Các lĩnh vực nghiên cứu về lúa, chế biến bảo quản nông sản nghiên cứu về các loại rau đậu, công nghệ sinh học nông nghiệp… hoảng cách nông nghiệp giữa Ấn Độ và Việt Nam không phải là quá xa, điều kiện tự nhiên của Việt Nam cũng thuận lợi hơn Ấn Độ nhưng cái mà Việt Nam chưa làm được là đào tạo nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực về khoa học nông nghiệp của Ấn Độ có trình độ cao, tầm quốc tế rất dồi dào. Vì vậy, Việt Nam có thể học hỏi Ấn Độ về chính sách phát triển khoa học, đặc biệt là hệ thống đào tạo.
1.4.2. Kinh nghiệm của một số địa phương
1.4.2.1. Kinh nghiệm của tỉnh Nam Định
Nam Định là một tỉnh nằm ở phía nam đồng bằng Bắc Bộ, Việt Nam. theo quy hoạch năm 2008 thì Nam Định thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ.
Nam Định có bờ biển dài 74 m có điều iện thuận lợi cho chăn nuôi và đánh bắt hải sản. Cũng như các tỉnh trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, Nam Định mang hí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Lượng mưa trung bình trong năm từ 1.750 - 1.800 mm,chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa ít mưa từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Độ ẩm tương đối trung bình: 80 - 85%.
Từ năm 2005 đến nay bằng nhiều nguồn lực, tỉnh đã đầu tư gần 5.000 tỷ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, triển hai 37 nhiệm vụ H và CN trong lĩnh vực nông nghiệp; trong đó tập trung nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phát triển nông nghiệp, nông thôn; chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; chế biến nông lâm sản nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao có hả năng tiếp cận, vận hành và ứng dụng ết quả chuyển giao công nghệ mới trong sản xuất và quản lý, thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa, thực hiện mục tiêu giảm nghèo.
Sở H và CN thường xuyên phối hợp với Sở NN và PTNT tổ chức hội thảo hoa học đánh giá thực trạng và định hướng phát triển nông nghiệp của tỉnh, giới thiệu các tiến bộ ỹ thuật và giải pháp phát triển hoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp. Nhiều ỹ thuật mới đã được ứng dụng vào thực tế sản xuất ở cả 3 lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.
Trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, các cơ sở sản xuất giống thủy sản đã làm chủ được công nghệ sản xuất giống nhân tạo nhiều loài thủy sản có giá trị inh tế cao, gồm: ngao, tôm chân trắng, cua biển, cá trình, tu hài, hàu, cá lăng, cá song, cá vược, cá song chấm nâu. Trong đó năng lực sản xuất giống
ngao, hàu và tôm chân trắng đã đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh và các tỉnh trong hu vực.
Cùng với sản xuất giống, việc cải tiến quy trình ỹ thuật các loại con nuôi cho phù hợp với điều iện tự nhiên của tỉnh cũng được nghiên cứu hoàn thiện và hợp lý hóa, tạo được hiệu quả inh tế cao.
1.4.2.2.Kinh nghiệm của tỉnh Thái Bình
Thái Bình là một trong các tỉnh được Bộ NN - PTNT chọn thực hiện thí điểm xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn từ vụ xuân 2012. Mặc dù, khi khởi xướng, mọi sự chuẩn bị cho sản xuất vụ xuân của nông dân đã cơ bản xong xuôi, Thái bình vẫn quyết tâm mở màn bằng 2 cánh đồng với diện tích 100 ha tại 2 xã Nguyên Xá - Vũ Thư và Vũ Hòa - Kiến Xương.
Toàn bộ quá trình sản xuất được chỉ đạo thống nhất về lịch thời vụ, gieo cấy, bón thúc, phun phòng trừ sâu bệnh theo hướng dẫn với nguyên tắc 4 đúng và hiệu quả, vỏ bao thuốc BVTV được hướng dẫn thu gom vào các bể, các lò đốt để tiêu hủy với sự tài trợ của Công ty CPBV TV An Giang, như vậy môi trường sản xuất đã trong sạch hơn.
Sản xuất hạt giống muốn đảm bảo độ đúng giống cần phải được khử lẫn 2 đợt trước thu hoạch, quá trình khử lẫn được chỉ đạo tập thể và làm triệt để, kỹ càng, đảm bảo giống được thu hoạch đạt yêu cầu các chỉ tiêu về kiểm định đồng ruộng trước thu hoạch, hạt giống cũng được chỉ đạo thu hoạch tập trung bằng máy gặt đập liên hợp.
Ở đây, với sự tham gia của các DN cung ứng đầu vào, bao tiêu sản phẩm đầu ra, lực lượng khuyến nông và HTX DVNN, quá trình sản xuất được quản lý chặt chẽ về dịch hại (IPM), quản lý cây trồng (ICM), 4 lần tập huấn và hướng dẫn cho nông dân tham gia mô hình đã được các cán bộ FF, cán bộ khuyến nông và cán bộ kỹ thuật của Công ty CP Giống cây trồng Trung ương phối hợp thực hiện, nông dân được phát và hướng dẫn sổ tay ghi chép đồng ruộng.
Thành công của mô hình mẫu lớn tại Thái Bình là một sự cố gắng trong tổ chức, tuyên truyền, vận động bài bản, và cũng phải nói thẳng rằng, chỉ có
hiệu quả, lợi nhuận cao nhờ việc chỉ đạo và áp dụng đồng loạt các tiến bộ ỹ thuật mới thuyết phục được gần 400 hộ nông dân như vậy. Đó cũng chính là mục tiêu mà "cánh đồng mẫu" hướng tới, xây dựng nông thôn mới để thực hiện được tiêu chí gia tăng thu nhập cho nông dân, chỉ có tổ chức lại sản xuất theo hướng này mới góp phần thay đổi diện mạo của sản xuất nông nghiệp và nông dân.
Bên cạnh những ết quả đạt được trong sản xuất lúa, tỉnh Thái Bình cũng thành công trong việc gieo trồng các cây màu. Thay vì bằng mọi cách chạy theo thành tích, nhiều địa phương đã chủ động hơn trong việc duy trì sản xuất. Việc mở rộng diện tích cây ngô đông từ 5.000 ha lên 8.000 ha để thay thế những cây trồng đạt hiệu quả thấp là một thành công vượt bậc.
Từ ết quả đạt được, hông thể phủ nhận sự quyết tâm của nông dân và các địa phương cũng như hẳng định, vai trò của những chính sách hỗ trợ nông dân như một ích cầu quan trọng hông thể thiếu trong mỗi vụ sản xuất.
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng phát triển sản xuất hàng hóa tập trung của huyện Cô Tô trong giai đoạn vừa qua như thế nào?
- Đánh giá về thế mạnh và những tiềm năng trong phát triển sản xuất hàng hoá tập trung ở huyện Cô Tô trong giai đoạn vừa qua như thế nào? Đã đạt được những ết quả gì? Những mặt còn tồn tại, hạn chế? Nguyên nhân của các ết quả trên là gì?
- Định hướng, mục tiêu phát triển sản xuất hàng hóa tập trung ở huyện Cô Tô trong hững năm tới là gì?
- Để đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hóa tập trung của huyện Cô Tô trong giai đoạn tới cần phải thực hiện những giải pháp gì?
2.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin
2.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp
Báo cáo tổng ết về tình hình phát triển inh tế - xã hội, các năm 2010,2011 2013 của huyện Cô Tô.
Thu thập thông tin về sản xuất hàng hóa của huyện Cô Tô từ những số liệu đã công bố chính thức của cơ quan Nhà nước, trung ương, tỉnh, huyện; các nghiên cứu của cá nhân, tổ chức về tình hình phát triển inh tế nông thôn, các báo chí chuyên ngành và những báo cáo hoa học đã được công bố, các tài liệu do các cơ quan của tỉnh Quảng Ninh cung cấp (Sở Nông nghiệp, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở ế hoạch và Đầu tư), của huyện và các xã huyện Cô Tô;
Số liệu thống ê về tình hình phát triển inh tế - xã hội của huyện.Những số liệu này thu thập chủ yếu ở phòng Thống ê, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Tài nguyên của huyện.
2.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp
2.2.2.1.Phương pháp chọn mẫu điều tra
* Chọn mẫu xã điều tra
Để điều tra số liệu phục vụ cho nghiên cứu đề tài, chúng tôi thực hiện chọn 3 xã, đại diện cho 3 tiểu vùng kinh tế. Việc chọn xã nghiên cứu phải đảm bảo theo yêu cầu nghiên cứu và phân tích và đảm bảo các tiêu chuẩn như sau:
- Mang tính đại diện cho các xã trong vùng sinh thái, kinh tế của huyện. - Có quỹ đất nông nghiệp ở mức trung bình khá so với các xã khác trong huyện.
- Có điều iện sản xuất, mức độ kinh tế, trình độ dân trí,... ở mức trung bình trong huyện.
- Có hoảng cách xa, gần khác nhau đến thị trường, đường quốc lộ và trung tâm huyện lỵ.
Với các yêu cầu đặt ra như trên, chúng tôi chọn 3 đơn vị đại diện cho 3 tiểu vùng để điều tra. Trong đó thị trấn Cô Tô nằm ở trung tâm của huyện, có rất nhiều điều iện để phát triển sản xuất hàng hóa tập trung. Xã Thanh Lân nằm ở phía Nam của huyện. Xã Đồng Tiến nằm ở phía Bắc của huyện.
* Chọn thôn và hộ điều tra
Mỗi xã chúng tôi tiến hành chọn 5 thôn và mỗi thôn chọn 10 hộ để điều tra. Việc chọn thôn cũng là các thôn mang tính chất đại diện của xã. Chọn ngẫu nhiên các hộ để điều tra theo danh sách hộ trong thôn do Trưởng thôn