Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất hàng hóa tập trung tại huyện cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 93 - 95)

5. Bố cục của luận văn

4.2.4. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

Con người là yếu tố quyết định sự thành công phát triển nông nghiệp hàng hóa. Do đó, huyện cần phải tập trung phát triển nguồn nhân lực và các yếu tố con người theo hướng cơ bản sau:

Thứ nhất: Nâng cao trình độ dân trí cho người dân, thực hiện tuyên truyền sâu rộng tới mọi tầng lớp nhân dân (thông qua hệ thống truyền thanh, lớp tập huấn, các buổi giao lưu, sinh hoạt…) về công tác kế hoạch hóa gia đình và sức khỏe sinh sản, nhằm giải giảm tỷ lệ sinh xuống dưới 1% đảm bảo sự cân bằng trong phát triển trong phát triển. Đẩy nhanh công tác xã hội hóa giáo dục, thực hiện phổ cập bậc trung học đảm bảo kế hoạch của huyện đề ra.

Thứ hai, Xây dựng mô hình "làng nghề" và nâng cao nhận thức của người dân để phát huy kinh nghiệm sản xuất truyền thông cũng như đẩy nhanh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, phương pháp sản xuất tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp, tạo ra sự phát triển cân đối và bền vững. Đẩy mạnh hoạt động khuyến nông, tập huấn, chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, kiến thức quản lý; kiến thức kinh tế - thị trường cho nông dân. Chú trọng chuyển giao

công nghệ sau thu hoạch như: phơi, xấy, chế biến, vận chuyển, bảo quản sản phẩm… cho nông dân. Tập huấn, chuyển giao các kiến thức về quản lý kinh tế hộ, hạch toán và thị trường đối với hộ nông dân hiện nay đang là hâu rất yếu và chưa được quan tâm đúng mức; kể cả đối với cán bộ quản lý nông nghiệp, cán bộ khuyến nông các cấp (lực lượng khuyến nông hiện nay cơ cấu chưa hợp lý, hầu hết là cán bộ kỹ thuật) hiểu biết về lĩnh vực này cũng còn hạn chế.

Thứ ba: Cần có chính sách đãi ngộ, thu hút nhân tài và những tri thức trẻ về làm việc tại địa phương. Có ế hoạch cụ thể và lâu dài thực hiện luân chuyển cán bộ một cách khoa học.

Thực hiện tốt chính sách đào tạo, thu hút cán bộ khoa học, cán bộ quản lý trong lĩnh vực nông nghiệp. Có chính sách thu hút, khuyến khích các sinh viên đại học mới tốt nghiệp về công tác tại địa bàn nông nghiệp, nông thôn.

Tiến hành bố trí, sử dụng tốt và có chế độ đãi ngộ thảo đáng nguồn nhân lực đã được đào tạo, phát huy đầy đủ khả năng, sở trường và lòng nhiệt tình lao động sáng tạo của họ để làm những sản phẩm có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao. Quản lý sử dụng hợp lý cán bộ phù hợp với chuyên môn đào tạo; tăng cường cán bộ xuống cơ sở.

Đẩy mạnh các hình thức đào tạo tại chỗ, đào tạo lại thông qua các lớp bổ túc kiến thức. Mở các lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức tại chỗ cho nông dân về kỹ thuật sản xuất nông nghiệp hàng hóa: cây trồng, vật nuôi, ngành nghề ở nông thôn, thương mại, dịch vụ sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, kỹ năng quản lý kinh tế hộ, trang trại,…

Trước mắt tập trung đào tạo nghề khoanh nuôi, bảo ồn trong lĩnh vực thủy sản, chăn nuôi gia cầm, nghề sản xuất trồng Khoai Lang. Có chính sách phù hợp để thu hút những cán bộ kỹ thuật có trình độ cao đến làm việc tại các

khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tạo ra giá trị gia tăng lớn cho các sản phẩm đầu ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất hàng hóa tập trung tại huyện cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)