Dƣới sự lãnh đạo của Đảng, việc xây dựng và phát triển hệ thống chính trị, chính quyền địa phƣơng đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt và hoàn thành tƣơng đối tốt nhiệm vụ đƣợc giao, là chìa khóa cho sự ổn định và phát triển của đất nƣớc. Hệ thống chính quyền ở địa phƣơng nói chung và UBND các cấp nói riêng đã từng bƣớc thực hiện sửa đổi, bổ sung quy định, quy chế theo hƣớng đề cao trách nhiệm và quyền hạn của ngƣời đứng đầu trong mối quan hệ giữa cơ quan nhà nƣớc và nhân dân, thực hiện quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Cùng với đó, các cấp ủy Đảng vả Đảng viên trực tiếp tham gia vào hoạt động ADPL trong giải quyết tranh chấp đất đai có nhiều cố gắng trong việc quán triệt chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng vào việc thực hiện tốt nhiệm vụ đƣợc giao.
Cụ thể hơn, các cấp ủy Đảng đã quan tâm lãnh đạo trong việc phối hợp giữa UBND và các cơ quan hữu quan trong hoạt động ADPL giải quyết tranh chấp đất đai, nhƣ thu thập chứng cứ, xác minh, định giá, tham gia ý kiến,...
nhằm khắc phục tình trạng cục bộ, khép kín hoặc né tránh, thiếu trách nhiệm. Hơn nữa, cấp ủy Đảng có vai trò quan trọng trong việc lãnh đạo sự phối hợp giữa UBND các cấp với đoàn thể nhân dân và các phƣơng tiện thông tin đại chúng, nhằm đáp ứng hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai.
1.3.3.Điều kiện con người
Trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nƣớc là một điều kiện vô cùng quan trọng bảo đảm ADPL giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND đƣợc chuẩn mực, khách quan và hiệu quả.
ADPL là một nhiệm vụ thƣờng xuyên trong công tác quản lý nhà nƣớc nhằm đảm bảo sự công bằng, dân chủ, ổn định chính trị trên địa bàn, phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Để đáp ứng yêu cầu trên đòi hỏi đội ngũ cán bộ công chức, viên chức nhà nƣớc làm công tác tiếp công dân, giải quyết tranh chấp phải có trình độ chuyên môn vững chắc, có năng lực, nhiệt huyết trong công việc, có nhiều kinh nghiệm trong giải quyết tranh chấp. Thực tiễn ADPL giải quyết tranh chấp đất đai của UBND cho thấy tính chất phức tạp của loại tranh chấp này, nhất là trong cơ chế thị trƣờng, khi đất đai ngày càng trở nên có giá và số lƣợng đất đai có giới hạn. Tính phức tạp thể hiện ở sự không ngừng gia tăng về số lƣợng các vụ tranh chấp, đa dạng về hình thức tranh chấp, các chủ thể tranh chấp,... Từ thực tiễn nói trên, ngoài việc phải có những kiến thức chuyên môn giỏi, có trình độ nghiệp vụ vững vàng, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nƣớc cần phải có những hiểu biết sâu rộng về mặt xã hội, phải có phẩm chất trung thực, đức tính vô tƣ, làm việc khách quan. Những hiểu biết sâu rộng về mặt xã hội cho phép ngƣời có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đúng pháp luật, có tính thuyết phục và khi ban hành Quyết định giải quyết tranh chấp đƣợc quần chúng chấp nhận, đồng tình. Cán bộ, công chức nhà nƣớc phải có đủ các đức tính: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tƣ, có tri thức và học thức, nắm vững lý luận, sâu sát thực tế, có lý trí
vững chắc, tình cảm trong sáng, kết hợp nhuần nhuyễn giữa chính trị và khoa học, chấp hành đúng pháp luật. Nắm vững pháp luật và vận dụng nhuần nhuyễn luật pháp để giải quyết đúng công việc hàng ngày là đòi hỏi không thể thiếu đối với cán bộ, công chức.
Trong thực tế những năm gần đây đã có một số trƣờng hợp ADPL giải quyết tranh chấp đất đai của UBND thiếu khách quan, không thấu tình đạt lý dẫn đến việc ngƣời ra quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại sửa đổi, hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính,... Nhƣng bất cập này là do một số cán bộ, công chức, viên chức trình độ năng lực hạn chế. Do đó, việc bồi dƣỡng nâng cao nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức của UBND trong giải quyết tranh chấp đất đai là hết sức quan trọng, là điều kiện bảo đảm hiệu quả giải quyết tranh đất đai đƣợc nâng cao.
1.3.4.Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn lực tài chính
Hoạt động ADPL giải quyết các tranh chấp đất đai là một công việc đặc biệt trong quản lý nhà nƣớc của UBND, đòi hỏi cán bộ, công chức, viên chức tham gia giải quyết phải đầu tƣ nhiều thời gian vào việc nghiên cứu pháp luật, nghiên cứu hồ sơ vụ tranh chấp. Chính vì thế, việc kịp thời tăng cƣờng chất lƣợng, số lƣợng cơ sở vật chất, thiết bị làm việc và đảm bảo an ninh, trật tự trong quá trình tiếp công dân, đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc là rất quan trọng. Chẳng hạn nhƣ việc cấp tài liệu, sách báo khoa học pháp lý cho cán bộ, công chức, viên chức để kịp thời nắm bắt những thông tin pháp luật; trang bị cơ sở vật hiện đại tại phòng tiếp công dân; xây dựng phòng làm việc, trụ sở đảm bảo an toàn, an ninh... Đặc biệt tranh chấp đất đai lôi kéo rất đông ngƣời tham gia, đồng thời đất đai ngày càng có giá trị cao, liên quan trực tiếp đến đời sống của ngƣời dân, do tính chất đặc thù của công việc giải quyết tranh chấp đất đai nên cán bộ công chức, viên chức Nhà nƣớc cần phải đƣợc bảo đảm an toàn. Để
giúp các cán bộ công chức, viên chức nhà nƣớc yên tâm công tác, cần có những biện pháp đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cán bộ, công chức, viên chức, có nhƣ vậy cán bộ, công chức, viên chức Nhà nƣớc mới yên tâm, chuyên tâm vào công việc, thực hiện trọng trách đƣợc giao, luôn sẵn sàng đối diện với các mặt trái cùng với sự cám dỗ của xã hội. Từ đó việc ADPL để giải quyết tranh chấp đất đai của UBND đƣợc đảm bảo chính xác và đúng pháp luật.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
ADPL là hoạt động thực hiện pháp luật của cơ quan Nhà nƣớc, đồng thời là cách thức Nhà nƣớc tổ chức cho các chủ thể thực hiện pháp luật. ADPL giải quyết tranh chấp đất đai của UBND là một trong những hoạt động ADPL nói chung, trong một lĩnh vực đặc thù chuyên biệt, là hoạt động mang tính tổ chức, quyền lực Nhà nƣớc đƣợc thực hiện thông qua cán bộ, công chức, viên chức thuộc cơ quan chuyên môn giải quyết tranh chấp đất đai của UBND. Qua đó, cụ thể hóa những QPPL về đất đai vào các tranh chấp đất đai cụ thể bằng các Quyết định ADPL, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các đƣơng sự, góp phần làm ổn định trật tự xã hội và củng cố mối đoàn kết trong nội bộ nhân dân.
Trong nội dung chƣơng 1, tác giả đã trình bày những khái niệm, đặc điểm ADPL giải quyết tranh chấp đất đai của UBND các cấp; bên cạnh đó là phân tích nội dung, thẩm quyền, các giai đoạn ADPL giải quyết tranh chấp đất đai. Các yếu tố, điều kiện bảo đảm ADPL giải quyết tranh chấp đất đai của UBND cũng đƣợc phân tích cụ thể. Những vấn đề về cơ sở lý luận tại chƣơng 1 là tiền đề cho việc đánh giá thực trạng tại chƣơng 2 và đề ra các giải pháp tại chƣơng 3 của Luận văn.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP
Ở TỈNH HÀ TĨNH
2.1. Các yếu tố ảnh hƣởng tới áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai của Ủy ban nhân dân các cấp ở tỉnh Hà Tĩnh chấp đất đai của Ủy ban nhân dân các cấp ở tỉnh Hà Tĩnh
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Hà Tĩnh có ảnh
hưởng tới việc giải quyết tranh chấp đất đai của Ủy ban nhân dân các cấp
2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Vị trí địa l
Hà Tĩnh là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Bắc Trung bộ, có toạ độ địa lý từ 17o53'50'' đến 18o45'40'' vĩ độ Bắc và 105o05'50'' đến 106o
30'20'' kinh độ Đông, phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp với nƣớc Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.
Hình 2.1. Vị trí địa lý tỉnh Hà Tĩnh
Hà Tĩnh nằm phía Đông dãy Trƣờng Sơn có địa hình hẹp và dốc nghiêng dần từ Tây sang Đông (độ dốc trung bình 1,2%, có nơi 1,8%). Địa hình đồi núi chiếm gần 80% diện tích tự nhiên, đồng bằng có diện tích nhỏ, bị chia cắt bởi các dãy núi, sông suối. Phía Tây là sƣờn Đông của dãy Trƣờng Sơn có độ cao trung bình 1500m, kế tiếp là đồi bát úp và một dãy đồng bằng hẹp, có độ cao trung bình 5m, thƣờng bị núi cắt ngang và sau cùng là dãy cát ven biển bị nhiều cửa lạch chia cắt. Về tổng thể, Hà Tĩnh có 04 dạng địa hình cơ bản là vùng núi cao, vùng trung du và bán sơn địa, vùng đồng bằng, vùng ven biển [13].
Về diện tích: 6.055,6 km², chiếm khoảng 1,8% tổng diện tích cả nƣớc.
Về dân số: 1.280.782 ngƣời (năm 2016). Hà Tĩnh là tỉnh có dân số chủ yếu là ngƣời Việt (Kinh) chiếm tới 99% dân số. Các dân tộc Thái, Mƣờng, Chứt, Lào chỉ có vài trăm hoặc vài chục, thƣờng sống xen ghép tại một số xã thuộc huyện Hƣơng Khê, Hƣơng Sơn, Vũ Quang [14].
Về tài nguyên đất đai
Tài nguyên đất của Hà Tĩnh khá đa dạng, bao gồm 9 nhóm đất: đất cát, đất mặn, đất phèn mặn, đất phù sa, đất bạc màu, đất đỏ vàng, đất mùn vàng đỏ trên núi, đất dốc tụ, và nhóm đất mòn trơ sỏi đá. Chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm đất đỏ vàng và nhóm đất phù sa (chiếm tƣơng ứng 51,6% và 17,73% diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Đất đỏ vàng đƣợc hình thành trên đá phiến sét, có màu đỏ vàng điển hình. Loại đất này có tầng dày thích hợp với nhiều loại cây trồng đặc biệt là các loại cây dài ngày và là loại rất có tiềm năng của tỉnh.
Hà Tĩnh hiện có 276.003 ha đất rừng, là một trong những tỉnh có trữ lƣợng rừng giàu của cả nƣớc, trong đó rừng tự nhiên 199.847 ha, trữ lƣợng 21,13 triệu m3, rừng trồng 76.156 ha, trữ lƣợng 2,01 triệu m3, độ che phủ của rừng đạt 45 %.
Rừng tự nhiên thƣờng gặp là kiểu rừng nhiệt đới, vùng núi cao có thể gặp các loại rừng lá kim á nhiệt đới. Rừng trồng phần lớn là thông nhựa, hiện có trên
18.000 ha trong đó có trên 7.000 ha có khả năng khai thác. Thảm thực vật rừng Hà Tĩnh rất đa dạng, có trên 86 họ và 500 loài cây gỗ, trong đó có nhiều loại gỗ quý nhƣ lim xanh, sến, táu, đinh, gụ, pơmu... và nhiều loài thú quý hiếm nhƣ hổ, báo, hƣơu đen, dê sừng thẳng, trĩ, gà lôi và các loài bò sát khác.
Đặc biệt Vƣờn Quốc gia Vũ Quang ở huyện Vũ Quang và Hƣơng Khê, là khu rừng nguyên sinh quý hiếm còn có ở Việt Nam, có khoảng 300 loại thực vật và nhiều loại động vật quý hiếm. Rừng Vũ Quang có địa hình núi cao hiểm trở, tách biệt với xung quanh, khí hậu nhiệt đới ẩm rất thuận lợi cho các loại động, thực vật phát triển.
Khu Bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ cũng là một địa điểm có giá trị cao, theo số liệu điều tra, tại đây có hơn 414 loài thực vật, 170 loài thú, 280 loài chim, trong đó có 19 loài chim đƣợc ghi vào sách đỏ Việt Nam.
Ngoài ra, hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển Hà Tĩnh cũng khá phong phú, có nhiều loại thực động vật thuỷ sinh có giá trị kinh tế cao. Tập trung phần lớn ở khu vực các cửa sông lớn nhƣ Cửa Hội, Cửa Sót, Cửa Nhƣợng, Cửa Khẩu... [11].
2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Kinh tế Hà Tĩnh chủ yếu phát triển nông, lâm, ngƣ nghiệp và thủ công nghiệp. Phần lớn diện tích đất canh tác là trồng lúa, còn lại chủ yếu là cây công nghiệp thƣơng phẩm và hoa màu. Ngành trồng cây ăn quả đang đƣợc đầu tƣ, ngoài ra còn có trồng cây công nghiệp lâu năm chiếm tỉ trọng thấp. Diện tích rừng (đặc biệt là rừng tự nhiên) có diện tích lớn đang là động lực phát triển mạnh ngành lâm nghiệp. Các sản phẩm lâm nghiệp có giá trị là các loại gỗ, lâm sản quý, dƣợc liệu,... Ngành nuôi trồng thủy, hải sản đang đƣợc đầu tƣ phát triển nâng cao giá trị. Tỉnh còn có các cảng nƣớc sâu và cửa biển giúp phát triển mạnh ngƣ nghiệp.
Công nghiệp tập trung ở các ngành chế biến nông, lâm, thủy, hải sản, khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, luyện kim, điện lực, cơ khí. Các ngành công nghiệp chế biến thƣờng phân bố rải rác, quy mô không lớn.
Hà Tĩnh có Khu kinh tế Vũng Áng đƣợc xem là khu kinh tế ven biển trọng điểm quốc gia, với sản phẩm công nghiệp chủ lực là thép (22,5 triệu tấn), nhiệt điện (7000 MW) và dịch vụ cảng nƣớc sâu với 59 cầu cảng cho tàu từ 5 vạn đến 30 vạn tấn cập bến [13]. Bên cạnh đó, thành phố Hà Tĩnh là trung tâm chính trị, kinh tế, hành chính, văn hóa, khoa học công nghệ của tỉnh, có quốc lộ 1A đi qua và hệ thống huyết mạch giao thông kết nối với các huyện thị, khu kinh tế trọng điểm của tỉnh. Nơi đây có vị trí chiến lƣợc hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội và quốc phòng an ninh; thu ngân sách thành phố hằng năm chiếm gần 1/3 tổng thu ngân sách của các huyện, thị xã trong toàn tỉnh; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tích cực; không gian đô thị phát triển theo hƣớng mở rộng bền vững với nhiều khu đô thị hiện đại. Với những kết quả đạt đƣợc, ngày 13-2-2019 Thủ tƣớng Chính phủ ký Quyết định số 175/QĐ-TTg công nhận thành phố Hà Tĩnh là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Hà Tĩnh.
Những đặc điểm về điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội nói trên có ảnh hƣởng tới việc ADPL trong giải quyết tranh chấp đất đai của UBND ở tỉnh Hà Tĩnh nhƣ sau:
Hà Tĩnh là địa phƣơng có điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cơ bản thuận lợi và khá phong phú để phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, Hà Tĩnh có vị trí rất thuận tiện cho việc hợp tác, trao đổi và thƣơng mại với các tỉnh và các nƣớc khác trong khu vực nhƣ Lào, Campuchia, Thái Lan. Tỉnh có hệ thống giao thông rất thuận lợi nhƣ: Quốc lộ 1A, đƣờng Hồ Chí Minh, đƣờng sắt Bắc Nam, quốc lộ 8A, quốc lộ 12A. Ngoài ra, Hà Tĩnh có cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, cảng nƣớc sâu Vũng Áng – Sơn Dƣơng là trung tâm
thƣơng mại, tạo thuận lợi trong việc trao đổi và hợp tác với các tỉnh và các nƣớc trong khu vực. Chính vì vậy, Hà Tĩnh có nhiều lao động từ địa phƣơng khác đến làm việc, ngƣợc lại có nhiều lao động của tỉnh đi làm ăn ở các địa phƣơng khác, việc giao dịch, mua bán chuyển nhƣợng đất đai và các quan hệ khác liên quan đến đất đai là một nhu cầu trở nên phổ biến và cấp thiết. Mặt khác việc nhà nƣớc, nhà đầu tƣ giải phóng mặt bằng, thu hồi đất để thực hiện các dự án theo quy hoạch ngày một gia tăng, theo đó vấn đề xung đột xã hội biểu hiện khá rõ và phát sinh các mâu thuẫn trong quan hệ đất đai giữa nhà nƣớc, nhà đầu tƣ với ngƣời dân về thu hồi đất giải phóng mặt bằng, mâu thuẫn giữa ngƣời dân với ngƣời dân trong quan hệ mua bán chuyển nhƣợng, tặng cho, thừa kế... dẫn đến các tranh chấp đất đai.
Mặt khác, ngƣời dân chủ yếu làm nông nghiệp, cuộc sống cộng đồng quần cƣ cùng các phong tục, văn hóa, tập quán riêng của mỗi làng, xã,