đất đai tại Ủy ban nhân dân các cấp ở tỉnh Hà Tĩnh và nguyên nhân
2.2.2.1.Những hạn chế trong áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân các cấp ở tỉnh Hà Tĩnh
Thứ nhất, hạn chế trong A PL hòa giải tranh chấp đất đai của U N cấp xã ở tỉnh Hà Tĩnh
Bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc, việc ADPL trong giải quyết tranh chấp đất đai của UBND các cấp ở tỉnh Hà Tĩnh còn bộc lộ một số hạn chế nhất định. Tỷ lệ các Quyết định hành chính về giải quyết tranh chấp đất đai mà các đƣơng sự không đồng ý với quyết định giải quyết dẫn đến khiếu nại, tố cáo còn cao. Cá biệt có những vụ tranh chấp đất đai phải giải quyết nhiều lần, nhiều cấp, gây mất thời gian, công sức, làm giảm lòng tin của một số bộ
Công tác hòa giải ở cấp cơ sở mặc dù đã đạt đƣợc một số kết quả nhất định nhƣng chƣa thực sự đƣợc quan tâm đúng mức, chƣa có sự giám sát của cơ quan cấp trên, nhiều địa phƣơng chƣa bố trí cán bộ có đủ năng lực, phẩm chất, kinh nghiệm đảm nhiệm công việc này. Nhìn chung hoạt động ADPL hòa giải tranh chấp đất đai của UBND cấp xã chƣa đạt hiệu quả cao, mới chỉ chiếm tỉ lệ trung bình khoảng 50% trên tổng số vụ tranh chấp đất đai. Trong tổ chức thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đất đai, nhiều UBND cấp xã chƣa làm tốt việc tiếp dân, nhận đơn, hƣớng dẫn cụ thể theo pháp luật về việc nộp đơn dẫn đến tình trạng ngƣời đi khiếu kiện lúng túng, mất nhiều thời gian, công sức trong quá trình đi nộp đơn tại các cơ quan khác nhau. Khi phát sinh khiếu kiện, cấp ủy, chính quyền một số xã chƣa tập trung chỉ đạo giải quyết kịp thời, còn né tránh, đùn đẩy. Nhiều vụ việc đã có quyết định giải quyết cuối cùng nhƣng việc tổ chức thi hành quyết định không nghiêm; cơ quan ra quyết định thiếu kiểm tra, đôn đốc kịp thời để giải quyết dứt điểm; một số vụ việc không có tính khả thi trong tổ chức thi hành dẫn tới phát sinh những khiếu kiện mới phức tạp hơn.
Khó khăn trong hòa giải tranh chấp đất là việc hồ sơ không đầy đủ, việc thẩm định, đo vẽ cấp xã chƣa đủ chuyên môn nên khó xem xét, nhận định chính xác. Vì thế thực tế dẫn đến tình trạng tồn đọng hồ sơ, chậm trễ giải quyết bức xúc của ngƣời dân dẫn đến việc hòa giải tại cấp cơ sở chƣa thực hiện đƣợc nhanh chóng, hiệu quả.
Hạn chế trong kỹ năng ADPL về đất đai của cán bộ, công chức cơ quan chuyên môn cấp xã cũng là một yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng giải quyết tranh chấp đất đai, điển hình nhƣ: Xác định sai thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai, xác định sai tƣ cách ngƣời tham gia tranh chấp đất đai; sai sót trong quá trình xác minh, thu thập chứng cứ; hồ sơ quản lý hành chính lƣu trữ không đúng quy định, thất lạc hồ sơ quản lý; không kiểm tra, thẩm định thực
tế vị trí diện tích đất tranh chấp; cán bộ công chức có biểu hiện né tránh, cả nể trong quá trình hòa giải dẫn đến việc giải quyết tranh chấp đất đai chƣa toàn diện, khách quan, chính xác, đúng bản chất vụ việc. Bên cạnh đó, quá trình đánh giá lựa chọn áp dụng các điều luật chƣa chính xác, hiểu và ADPL, các Thông tƣ, Nghị định và các văn bản QPPL liên quan còn tồn tại các quan điểm không thống nhất. Hiện nay, một số lƣợng lớn cán bộ làm công tác tiếp công dân, giải quyết tranh chấp đất đai tại cấp xã là kiêm nhiệm, không có nghiệp vụ chuyên sâu và chuyên trách. Tranh chấp về đất đai chủ yếu nảy sinh ở xã nhƣng cơ quan có thẩm quyền thụ lý giải quyết ở cấp này lại không tƣơng ứng. Vì thế thực tế dẫn đến tình trạng tồn đọng hồ sơ, chậm trễ giải quyết bức xúc của ngƣời dân, dẫn đến việc hòa giải tại cấp cơ sở chƣa thực hiện đƣợc nhanh chóng, hiệu quả, chất lƣợng chƣa cao.
Thứ hai, hạn chế trong A PL giải quyết tranh chấp đất đai của UBND cấp huyện ở tỉnh Hà Tĩnh
Việc ADPL giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp huyện còn tồn tại bất cập. Sau khi có Luật đất đai năm 2013 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành, một số địa phƣơng chƣa kịp thời ban hành các văn bản QPPL cụ thể hóa thuộc thẩm quyền của UBND các cấp để triển khai, một số phòng ban chuyên môn cấp huyện chƣa nắm chắc những quy định mới của pháp luật về đất đai nên vẫn còn áp dụng những quy định cũ đã bị hủy bỏ hoặc thay thế, đặc biệt có những trƣờng hợp áp dụng sai quy định.
Quy hoạch thu hồi đất nông nghiệp để giao cho các dự án đầu tƣ phát triển công nghiệp, dịch vụ, xây dựng hạ tầng trong nhiều trƣờng hợp chƣa đƣợc nghiên cứu kỹ lƣỡng, tính khả thi thấp dẫn tới tình trạng thu hồi đất nhƣng không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả, gây ra lãng phí, trong khi nông dân thiếu hoặc không còn đất sản xuất, đời sống khó khăn. Một số huyện chƣa chấp hành đúng các quy định của Nhà nƣớc về trình tự, thủ tục
thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ nhƣ: Ban hành thông báo giải phóng mặt bằng mà không có Quyết định thu hồi đất (huyện Vũ Quang); không thông báo trƣớc về kế hoạch, phƣơng án thu hồi đất cho ngƣời có đất bị thu hồi (huyện Hƣơng Khê); cƣỡng chế giải phóng mặt bằng trong khi chƣa bố trí nơi tái định cƣ (huyện Lộc Hà); quyết định thu hồi đất không đúng thẩm quyền, thu hồi đất để sử dụng vào mục đích trái quy hoạch đã đƣợc xét duyệt (huyện Can Lộc). Từ đó dẫn đến các vụ khiếu kiện, tranh chấp đất đai.
Thứ ba, hạn chế trong A PL giải quyết tranh chấp đất đai của U N tỉnh Hà Tĩnh
Tranh chấp phát sinh giữa quyền của Nhà nƣớc với tƣ cách là đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và quyền của ngƣời sử dụng đất chiếm một phần không nhỏ trong số các vụ tranh chấp đất đai. Đặc biệt là trong việc định giá đất bồi thƣờng, xử lý mối tƣơng quan giữa giá đất thu hồi với giá đất tái định cƣ (thu hồi giá quá thấp, giao lại giá cao). Chƣa giải quyết tốt mối quan hệ giữa lợi ích của xã hội với lợi ích của những ngƣời có đất bị thu hồi, thƣờng chỉ nhấn mạnh đến tính cấp thiết của việc giải phóng mặt bằng để có đƣợc dự án, chƣa chú ý những vấn đề xã hội nảy sinh sau khi thu hồi đất, dẫn tới không đảm bảo điều kiện tái định cƣ, không có phƣơng án hợp lý để giải quyết việc làm cho ngƣời có đất bị thu hồi, nhất là đối với ngƣời dân bị thu hồi đất sản xuất hoặc những ngƣời đƣợc tái định cƣ không còn việc làm nhƣ nơi ở cũ. Việc quy định giá đất quá thấp so với giá chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trƣờng tuy có tác động tích cực tới việc khuyến khích nhà đầu tƣ nhƣng lại gây ra những phản ứng gay gắt của ngƣời có đất bị thu hồi, dẫn đến phát sinh tranh chấp khiếu kiện, ảnh hƣởng đến việc phát triển kinh tế của xã hội.
Bên cạnh đó, việc lập và trình duyệt phƣơng án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh còn chậm, chất lƣợng chƣa cao; công tác đo vẽ bản đồ,
cấp và cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Nghị quyết 54/NQ- HĐND của HĐND tỉnh Hà Tĩnh về việc hoàn thành đo vẽ bản đồ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và xây dựng hồ sơ địa chính trên địa bàn tỉnh còn chậm. Việc giao đất, cho thuê đất trái thẩm quyền vẫn còn diễn ra tại một số địa phƣơng. Việc công nhận lại quyền sử dụng đất ở cho cá nhân, hộ gia đình có nguồn gốc trƣớc năm 1980 còn vƣớng mắc, tiến độ chậm, dẫn tới khiếu kiện kéo dài.
Sự yếu kém, bất cập trong công tác quản lý đất đai còn biểu hiện ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức ở cơ quan cấp tỉnh có những hành vi vụ lợi trong quản lý, sử dụng đất đai, nhũng nhiễu, thiếu công tâm, làm phát sinh những tranh chấp, khiếu nại về đất đai. Hoặc một số cán bộ đƣợc giao giải quyết các vụ tranh chấp đất đai làm việc thiếu trách nhiệm, giải quyết dây dƣa kéo dài.
2.2.2.2.Nguyên nhân của hạn chế
Nguyên nhân khách quan
Một là, một bộ phận cơ quan chuyên môn tham mƣu cho Chủ tịch UBND các cấp bộc lộ sự yếu kém trong công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai. Điều này đƣợc thể hiện trong việc lƣu trữ, quản lý hồ sơ về thửa đất không đầy đủ, tình trạng hồ sơ bị thất lạc, đứt đoạn thông tin là không hiếm, không cập nhật đƣợc di biến động về thửa đất (do thực hiện các giao dịch, chuyển từ đất tập đoàn, hợp tác xã sang cá nhân, hộ gia đình quản lý vv…); thông tin trong hồ sơ về thửa đất thiếu, không chính xác (không chính xác về kích thƣớc, số đo, diện tích, hình thù thửa đất, trên đất có tài sản nhƣ các công trình xây dựng, nhà ở không đƣợc thể hiện trong giấy chứng nhận xuất phát từ quy định, cách làm không hợp lý của cơ quan quản lý về đất đai tạo nên,…); chậm hoàn thiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ngƣời dân, doanh nghiệp; nhầm lẫn trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhƣ thửa đất của ông A nhƣng giấy chứng nhận lại ghi ông B, đối với đất
rừng khi giao không cụ thể trên thực địa, không rõ ranh giới, chồng lấn khi giao dẫn đến tranh chấp; giấy chứng nhận ghi cấp cho hộ gia đình nhƣng chính cơ quan quản lý, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không biết những ai trong hộ có quyền đối với diện tích đất này; nguồn gốc ban đầu là đất của thành viên trong hộ nhƣng khi cấp giấy chứng nhận thì trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi hộ gia đình, song hồ sơ không thể hiện rõ việc chuyển từ đất của cá nhân thành đất của “hộ gia đình”. Qua tìm hiểu tác giả nhận thấy có trƣờng hợp đất của cá nhân nhƣng quá trình làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cán bộ yêu cầu ngƣời xin cấp giấy chứng nhận phải ghi cả vợ hoặc chồng thì mới làm thủ tục cấp giấy nên phản ánh không đúng thực trạng. Khi hồ sơ về thửa đất không bảo đảm độ tin cậy, gây khó khăn trong quá trình xác minh, xem xét thẩm định, lựa chọn QPPL phù hợp để giải quyết nhanh chóng và chính xác.
Hai là, chính sách pháp luật về đất đai thay đổi liên tục và nhanh chóng
trong một thời gian dài, nhƣng mỗi lần thay đổi không có các quy định của pháp luật minh định rõ các quan hệ đất đai hình thành trên thực tế trong các giai đoạn đó, tạo ra những điểm mờ trong quan hệ về đất đai, phải nghiên cứu, xem xét nhiều quy định trong đó có cả loại văn bản thuộc về chính sách đất đai (trong mỗi thời kỳ) khi giải quyết một vụ tranh chấp. Trong quá trình ADPL giải quyết tranh chấp đất đai của UBND đã phát sinh nhiều bất cập, có những trƣờng hợp cán bộ công chức lúng túng tìm văn bản QPPL để áp dụng, ảnh hƣởng đến thời gian giải quyết. Trên thực tế, có những quy định pháp luật chỉ quy định chung chung một vấn đề, chƣa đƣợc cụ thể, rõ ràng dẫn đến có nhiều quan điểm khác nhau trong quá trình giải quyết tranh chấp. Thậm chí có những quy phạm trong các văn bản pháp luật không phù hợp với thực tiễn, tính khả thi thấp.
hình thức sở hữu đất đai chuyển sang quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, đến sau này quy định cho ngƣời sử dụng đất có đầy đủ các quyền, do vậy, việc nắm bắt kịp thời các quy định pháp luật của cán bộ và ngƣời dân hạn chế, việc hiểu và áp dụng các quy định pháp luật cũng không đầy đủ và quan niệm về chế độ sở hữu tƣ nhân về đất đai trong nhân dân vẫn còn tồn tại. Việc ban hành văn bản pháp luật về đất đai theo từng giai đoạn lịch sử, phát triển của đất nƣớc thiếu đồng bộ và còn chồng chéo, thiếu công bằng, ngƣời hƣởng chính sách sau đƣợc lợi hơn ngƣời hƣởng chính sách trƣớc (có một số trƣờng hợp những ngƣời chây ì, không chấp hành pháp luật đƣợc lợi hơn ngƣời chấp hành nghiêm pháp luật), từ đó dẫn đến so bì, khiếu kiện.
Luật Đất đai năm 2003 và năm 2013 quy định việc giải quyết tranh chấp đất đai phải qua hòa giải tại UBND cấp xã trƣớc khi nộp đơn yêu cầu giải quyết lên UBND cấp huyện, cấp tỉnh. Thực tế, có trƣờng hợp sau khi nhận đƣợc đơn yêu cầu của đƣơng sự, để tiến hành hòa giải, UBND cấp xã đã triệu tập nhiều lần nhƣng ngƣời bị kiện cố tình trốn tránh không đến, nên không thể tiến hành hòa giải đƣợc. Nhƣ vậy trƣờng hợp này chƣa có quy định cụ thể của pháp luật để điều chỉnh, một số UBND cấp xã còn lúng túng trong cách giải quyết.
Ba là, công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho ngƣời dân
ở tỉnh Hà Tĩnh chƣa đạt đƣợc hiệu quả cao. Mặc dù kiến thức về pháp luật của ngƣời dân ở nƣớc ta nói chung và ở tỉnh Hà Tĩnh nói riêng trong những năm gần đây đã có chuyển biến tích cực, tuy nhiên một bộ phận ngƣời dân nhận thức còn hạn chế, nhất là ở các xã, thôn, làng, xóm. Hệ thống QPPL có số lƣợng lớn, ban hành trong nhiều giai đoạn khác nhau và liên tục sửa đổi, các văn bản hƣớng dẫn ADPL ban hành còn chậm, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tiễn, dẫn đến pháp luật chƣa thực sự đi vào cuộc sống của ngƣời dân, nhận thức của một bộ phận ngƣời sử dụng đất chƣa thực sự đầy đủ, đúng pháp luật.
ốn là, vẫn còn có những đƣơng sự không thực hiện đúng nghĩa vụ theo luật định, không phối hợp, gây khó khăn, đối phó, cản trở việc ADPL giải quyết tranh chấp, việc xác minh thẩm tra của cơ quan nhà nƣớc, điển hình nhƣ: Không cung cấp tài liệu, chứng cứ, vắng mặt không có lý do tại buổi hòa giải, không hợp tác với cán bộ giải quyết tranh chấp.
Nguyên nhân chủ quan
Một là, một số Chủ tịch UBND cấp xã có trình độ năng lực, nghiệp vụ
về ADPL để hòa giải nhằm giải quyết tranh chấp đất đai còn hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu là do một số Chủ tịch UBND xã có kiến thức về pháp luật còn hạn chế, chƣa cập nhật đầy đủ, kịp thời và nhận thức đúng các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động ADPL để hòa giải các vụ tranh chấp đất đai; chƣa nêu cao tinh thần trách nhiệm của ngƣời đứng đầu trong việc chỉ đạo và ban hành các văn bản ADPL giải quyết tranh chấp đất đai. Chủ tịch UBND xã là ngƣời chủ trì, chịu trách nhiệm chính về việc ban hành Quyết định hòa giải tranh chấp đất đai nhƣng kiến thức về pháp luật và quản lý nhà nƣớc chƣa sâu dẫn đến tình trạng ADPL hòa giải các vụ tranh chấp đất đai tại một số xã chƣa đạt đƣợc hiệu quả. Bên cạnh đó, số lƣợng nhân sự của các bộ phận chuyên môn giúp việc cho Chủ tịch tại UBND cấp xã còn hạn chế, Chủ tịch UBND xã lại phải giải quyết rất nhiều công việc khác nhau của địa phƣơng nên khó có điều kiện chuyên tâm về việc này.
Hai là, trình độ năng lực, tinh thần trách nhiệm và bản lĩnh nghề nghiệp
của một bộ phận cán bộ, công chức, tham mƣu giải quyết tranh chấp đất đai chƣa đáp ứng yêu cầu trong tình hình hiện nay. Một số cán bộ chƣa cập nhật đầy đủ, kịp thời và nhận thức đúng đắn bản chất của quy định pháp luật liên