Nhóm giải pháp cụ thể cho tỉnh Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật điều chỉnh quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt hại có yếu tố nước ngoài (Trang 94 - 109)

3.2.2.1.Nâng cao trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức có th m quyền áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân các cấp ở tỉnh Hà Tĩnh

Thực tiễn giải quyết các vụ việc tranh chấp nói chung và các tranh chấp đất đai nói riêng đã chỉ rõ tính chất ngày càng phức tạp của loại việc này, biểu hiện ở sự gia tăng về số lƣợng các vụ tranh chấp, hình thức tranh chấp, các chủ thể tham gia vào các vụ tranh chấp, tác động của tranh chấp đối với xã hội. Bởi vậy việc giải quyết có hiệu quả và dứt điểm các tranh chấp này đòi hỏi cán bộ làm công tác giải quyết tranh chấp đất đai phải có nghiệp vụ chuyên sâu, nắm vững các quy định của pháp luật để giải quyết tranh chấp một cách hợp tình, hợp lý, đảm bảo các quyết định hành chính về việc giải quyết tranh chấp của UBND các cấp công bằng, đúng pháp luật. Chính vì vậy, chú trọng đến việc bồi dƣỡng nghiệp vụ thƣờng xuyên cho đội ngũ cán bộ tham gia tiếp công dân, giải quyết tranh chấp đất đai là một yêu cầu cấp thiết, đảm bảo cho quá trình ADPL giải quyết tranh chấp đất đai đạt kết quả cao. Phải tổ chức các cuộc kiểm tra, thanh tra về thực trạng làm việc của cán bộ

công chức làm công tác tiếp công dân, giải quyết tranh chấp. Từ đó xây dựng nội dung bồi dƣỡng, tập huấn nghiệp vụ cụ thể cho từng loại tranh chấp, cụ thể trong giải quyết tranh chấp đất đai cần các nội dung cơ bản sau:

Một là, kỹ năng tiếp công dân, xem xét phân loại và nhận đơn thƣ đối với

các dạng tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND các cấp.

Hai là, kỹ năng xem xét tài liệu, hồ sơ, hƣớng dẫn ngƣời dân quy trình,

thủ tục tận tình, chu đáo, tham mƣu, đề xuất cơ quan chuyên môn giải quyết tranh chấp khi xét thấy đủ điều kiện.

Ba là, kỹ năng xác minh, kiểm tra hồ sơ quản lý hành chính, thu thập

chứng cứ, định giá quyền sử dụng đất, lấy ý kiến của chính quyền, cơ quan địa chính, nhà đất nơi xảy ra tranh chấp. ADPL trong lĩnh vực tranh chấp, tham mƣu đề xuất phƣơng hƣớng giải quyết tranh chấp để ngƣời có thẩm quyền quyết định.

ốn là, kỹ năng hoà giải, đây là công việc rất quan trọng và cũng rất

phức tạp vì phần lớn các vụ tranh chấp đất đai đều có mức độ quyết liệt cao. Để hoà giải có kết quả đòi hỏi các cán bộ công chức trong Hội đồng hòa giải phải kiên trì nắm vững các quy định của pháp luật, có kỹ năng phân tích và có nghệ thuật hoà giải, phải đầu tƣ nhiều thời gian, công sức, trí lực.

Thƣờng xuyên tổ chức bồi dƣỡng, tập huấn nghiệp vụ cho các cán bộ làm nhiệm vụ tiếp công dân, hòa giải tranh chấp, tiến tới mục tiêu từng bƣớc tạo ra đội ngũ cán bộ công chức chuyên sâu về các lĩnh vực thƣờng xuyên xảy ra tranh chấp, đặc biệt là lĩnh vực đất đai. Từ đó xây dựng đội ngũ chuyên viên có đầy đủ năng lực và phẩm chất đạo đức để hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao, tham mƣu cho hội đồng hòa giải tranh chấp một cách nhanh chóng, chính xác, hợp tình, hợp lý, đúng pháp luật.

Đặc biệt đề cao vai trò của ngƣời đứng đầu UBND là Chủ tịch UBND các cấp, ngƣời chịu trách nhiệm chính trong ADPL giải quyết các tranh chấp

đất đai trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Điều 5, Luật tổ chức chính quyền địa phƣơng năm 2015 quy định UBND hoạt động theo chế độ tập thể kết hợp với trách nhiệm của Chủ tịch UBND. Chủ tịch UBND chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cùng với tập thể UBND chịu trách nhiệm về hoạt động của UBND trƣớc Hội đồng nhân dân cùng cấp và trƣớc cơ quan nhà nƣớc cấp trên. Nhƣ vậy, vai trò của Chủ tịch UBND trong hoạt động của UBND nói chung và trong việc ADPL giải quyết tranh chấp đất đai nói riêng là rất quan trọng. Chính vì thế, cần thiết phải quán triệt quan điểm của Đảng, thống nhất lãnh đạo theo nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, đề cao, phát huy vai trò trách nhiệm của Chủ tịch UBND trong ADPL giải quyết các tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Bên cạnh đó cần chú trọng đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao năng lực và đạo đức của ngƣời đứng đầu UBND các cấp. Tuân thủ nguyên tắc trong quá trình thực thi công vụ, bao gồm tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền và có sự kiểm tra, giám sát; bảo đảm tính thống nhất, hệ thống, liên tục, thông suốt và hiệu quả. Cần thực hiện nghiêm theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng lần thứ tƣ, khoá XII quy định trách nhiệm của ngƣời đứng đầu, ngƣời cán bộ, đảng viên phải “có cam kết rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, không suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”; các cấp ủy, tổ chức Đảng kiểm tra, giám sát việc thực hiện cam kết của cán bộ, đảng viên ở địa phƣơng, cơ quan mình”.

3.2.2.2.Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng bộ, các cấp ủy Đảng trong áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân các cấp ở tỉnh Hà Tĩnh

Dƣới sự lãnh đạo của Đảng, UBND các cấp đã hoàn thành tƣơng đối tốt nhiệm vụ đƣợc giao. Tiếp tục tăng cƣờng đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động ADPL trong giải quyết tranh chấp đất đai của

UBND các cấp là cần thiết. Sự lãnh đạo của Đảng đối với UBND các cấp cần toàn diện và chặt chẽ về chính trị, tƣ tƣởng, tổ chức và cán bộ. Nội dung lãnh đạo của Đảng đối với UBND các cấp trong ADPL giải quyết tranh chấp đất đai tập trung vào các vấn đề cơ bản sau:

Các cấp ủy Đảng ở tỉnh Hà Tĩnh quan tâm lãnh đạo sự phối hợp giữa UBND với các cơ quan hữu quan trong hoạt động giải quyết khiếu nại, tranh chấp của công dân nói chung và tranh chấp đất đai nói riêng, trong việc điều tra, xác minh, định giá đất,…; khắc phục tình trạng cục bộ, khép kín hoặc né tránh, thiếu trách nhiệm; lãnh đạo sự phối hợp giữa UBND các cấp với tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể nhân dân và các cơ quan báo chí, truyền thông, nhằm đáp ứng hoạt động ADPL giải quyết tranh chấp đất đai.

Tỉnh ủy Hà Tĩnh quan tâm chỉ đạo việc quy hoạch, bồi dƣỡng, đào tạo, bố trí, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ có năng lực; tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra, giữ vững sự trong sạch nội bộ, kiên quyết xử lý nghiêm những cán bộ thoái hóa, biến chất, vi phạm pháp luật.

Tăng cƣờng công tác xây dựng Đảng trong Đảng bộ, các cấp ủy Đảng của UBND ở tỉnh Hà Tĩnh; kiện toàn Ban Cán sự Đảng về tổ chức và nội dung hoạt động, phát huy tốt vai trò lãnh đạo của Đảng trong hoạt động ADPL giải quyết tranh chấp đất đai.

3.2.2.3.Tăng cường công tác hòa giải các vụ tranh chấp đất đai thuộc th m quyền của Ủy ban nhân dân giải quyết

ADPL trong giải quyết tranh chấp đất đai cần quan tâm chú trọng hơn nữa đến công tác hoà giải, xuất phát từ các quan hệ xã hội, các tranh chấp đất đai thƣờng xảy ra khi các bên tham gia quan hệ đó không thống nhất đƣợc cùng một vấn đề, không am hiểu pháp luật. Vì vậy khi các bên cần đến sự can thiệp của cơ quan hành chính nhà nƣớc, thì UBND là cơ quan giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn đất đai của các bên nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cũng nhƣ

việc thực hiện nghĩa vụ của các bên tham gia tranh chấp. Để đảm bảo đƣợc nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của các bên tham gia tranh chấp một cách thuận tình, hợp lý, đúng pháp luật, giảm đƣợc thời gian, chi phí cho cơ quan nhà nƣớc cũng nhƣ ngƣời dân, thì công tác tuyên truyền vận động tự hòa giải và hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai cần phải thực sự hiệu quả.

Do đặc điểm của các tranh chấp đất đai là quyền quyết định và tự định đoạt thuộc về các bên tham gia tranh chấp. Vì vậy ADPL trong giải quyết tranh chấp đất đai không chỉ ngƣời có thẩm quyền giải quyết tranh chấp áp dụng các QPPL để ban hành quyết định hành chính hay thông báo kết quả giải quyết các tranh chấp mà ở đây còn thể hiện sự bình đẳng của các bên tham gia quan hệ pháp luật dân sự, vì vậy công tác hoà giải cần đƣợc chú trọng. Ngoài việc nâng cao kiến thức pháp luật thì cán bộ công chức, viên chức làm công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thƣ, tranh chấp cần phải trau dồi đạo đức và khả năng tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong quần chúng nhân dân, có nhƣ vậy mới đạt đƣợc những kết quả tốt nhất trong việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai và hạn chế những tranh chấp đất đai xảy ra trong đời sống xã hội.

3.2.2.4.Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật đất đai ở tỉnh Hà Tĩnh

Trong những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai và khiếu nại đã tăng lên với chiều hƣớng tích cực. Tuy nhiên, kết quả đạt đƣợc chƣa cao, chƣa góp phần làm giảm các vụ việc khiếu nại về đất đai. Tại Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, Ban Bí thƣ yêu cầu các cấp uỷ, tổ chức Đảng các cấp, các ngành thực hiện tốt một số công tác sau đây [1]:

giáo dục chính trị, tƣ tƣởng, là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị đặt dƣới sự lãnh đạo của Đảng. Cần tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện thật tốt công tác này để góp phần tạo chuyển biến căn bản về ý thức tôn trọng pháp luật và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân.

- Các cấp uỷ Đảng có trách nhiệm lãnh đạo chính quyền các cấp tổ chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với nội dung, hình thức, phƣơng pháp phù hợp với địa bàn và đối tƣợng khác nhau; xây dựng kế hoạch, chƣơng trình phổ biến, giáo dục pháp luật thiết thực cho các cấp, các ngành, các cơ quan, doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu của từng thời kỳ. Mỗi cán bộ, đảng viên phải xác định việc tìm hiểu, học tập pháp luật là nhiệm vụ thƣờng xuyên, là một trong những tiêu chuẩn đánh giá cán bộ, đảng viên; thông qua việc gƣơng mẫu chấp hành pháp luật của cán bộ, đảng viên mà thuyết phục, giáo dục quần chúng, thành viên trong gia đình ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật.

- Tuyên truyền, giáo dục và có các biện pháp vận động nhằm nâng cao hiểu biết về pháp luật, tạo thói quen nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật; biểu dƣơng, nhân rộng gƣơng ngƣời tốt, việc tốt; giám sát việc thi hành pháp luật của các cơ quan nhà nƣớc, của cán bộ, công chức; kịp thời tập hợp ý kiến của nhân dân trong các đợt đóng góp ý kiến cho các dự án luật và trong việc thực hiện pháp luật để phản ánh, kiến nghị với các tổ chức Đảng và các cơ quan nhà nƣớc.

Để công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đất đai có hiệu quả thì hình thức tuyên truyền, giáo dục phải phù hợp, đúng đối tƣợng, kịp thời. Ƣu tiên tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật đất đai và khiếu nại cho ngƣời dân trong diện phải giải phóng mặt bằng, để họ hiểu về quyền lợi và nghĩa vụ của mình đối với đất đai cũng nhƣ thủ tục khiếu nại nếu quyền lợi của họ bị xâm phạm. Với những lợi ích thiết thực thì ngƣời dân sẽ lắng nghe, tìm hiểu, nhƣ vậy kết quả giáo dục sẽ đạt đƣợc rất cao.

thì công tác tuyên truyền, giáo dục theo hình thức phổ thông nhƣ tổ chức các lớp tập huấn, toạ đàm trao đổi; làm tờ rơi, tờ gấp tại các nơi công cộng, sinh hoạt cộng đồng; in các cuốn sách tìm hiểu và hỏi đáp pháp luật đất đai, khiếu nại; làm các tiểu phẩm chiếu trên đài truyền hình và các câu chuyện phát trên đài phát thanh.

Bên cạnh đó, thông qua công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật đất đai để ngƣời dân hiểu pháp luật, hạn chế tranh chấp đất đai, từ đó giảm bớt hoạt động ADPL trong giải quyết tranh chấp đất đai của UBND các cấp ở tỉnh Hà Tĩnh.

3.2.2.5.Tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai của Ủy ban nhân dân các cấp ở tỉnh Hà Tĩnh

Tăng cƣờng kiểm soát, thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm về pháp luật đất đai, đặc biệt là thanh tra hoạt động ADPL giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai nhằm chấn chỉnh những yếu kém, hạn chế và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về đất đai. Qua công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực đất đai để uốn nắn, nhắc nhở kịp thời đối với các đối tƣợng vi phạm pháp luật về đất đai; xử lý kiên quyết đối với các trƣờng hợp cố tình vi phạm với các hình thức nhƣ thu hồi đất, truy thu tiền sử dụng đất hoặc xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực đất đai.

Thực hiện công tác thanh tra trách nhiệm đối với ngƣời đứng đầu UBND các cấp trong việc ADPL giải quyết tranh chấp đất đai, chấp hành pháp luật về tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo. Đồng thời, xây dựng kế hoạch kiểm tra, rà soát, đề xuất phƣơng án giải quyết đối với các Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của UBND đã có hiệu lực pháp luật nhƣng chƣa đƣợc thực hiện.

3.2.2.6.Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn lực tài chính cho việc áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân các cấp ở tỉnh Hà Tĩnh

Hoạt động ADPL giải quyết tranh chấp đất đai là một công việc đặc thù, đòi hỏi cán bộ công chức phải đầu tƣ nhiều thời gian, công sức vào việc nghiên

cứu pháp luật, nghiên cứu hồ sơ, tài liệu của vụ việc. Chính vì vậy, để bảo đảm hiệu quả cho hoạt động này, cần quan tâm đến việc tăng cƣờng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phƣơng tiện phục vụ công việc. Hiện nay điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai của UBND vẫn còn hạn hẹp, đặc biệt là tại UBND cấp huyện, cấp xã. Vì vậy, hoạt động ADPL giải quyết tranh chấp cũng bị ảnh hƣởng ở mức độ nhất định.

Trƣớc hết, cần xác định rõ và ƣu tiên tài chính, dành riêng các khoản kinh phí thoả đáng cho việc đầu tƣ xây dựng, mở rộng và nâng cấp trụ sở tiếp công dân. Bố trí trụ sở tiếp công dân riêng biệt tách khỏi khuôn viên UBND, xa khu vực làm việc của các phòng ban chuyên môn để tránh xa các vụ việc khiếu kiện đông ngƣời làm ảnh hƣởng đến hoạt động thƣờng xuyên của UBND.

Bên cạnh đó, đầu tƣ đồng bộ trang thiết bị hiện đại đáp ứng tốt các điều kiện làm việc và hoạt động tiếp công dân của cán bộ, chuyên viên. Áp dụng công nghệ thông tin vào phục vụ cho việc tiếp công dân để việc tiếp nhận, xử lý và phân loại đơn thƣ của công dân đƣợc thực hiện nhanh chóng.

Mặt khác, xây dựng kho lƣu trữ để lƣu trữ tài liệu, sắp xếp hồ sơ đang giải quyết và đã đƣợc giải quyết một cách khoa học đúng quy định của pháp luật về bảo mật, lƣu trữ hồ sơ; xây dựng thƣ viện, hệ thống văn bản QPPL và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật điều chỉnh quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt hại có yếu tố nước ngoài (Trang 94 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)