Thực trạng của hoạt động áp dụng pháp luật giải quyết tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật điều chỉnh quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt hại có yếu tố nước ngoài (Trang 61)

chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân các cấp ở tỉnh Hà Tĩnh

2.2.1. Những kết quả đạt được trong giải quyết tranh chấp đất đai tại

Ủy ban nhân dân các cấp ở tỉnh Hà Tĩnh và nguyên nhân

2.2.1.1.Những kết quả đạt được

Thứ nhất, kết quả ADPL về hòa giải tranh chấp đất đai của UBND cấp xã ở tỉnh Hà Tĩnh

UBND cấp xã ở tỉnh Hà Tĩnh đã thực hiện đúng các quy định của Luật Đất đai, Luật Tố tụng hành chính và các văn bản QPPL, nhận thức đƣợc tính chất, đặc thù của tranh chấp đất đai, bám sát cơ sở, chủ động, tích cực và kiên trì hoà giải. Với tƣ cách là cơ quan quản lý Nhà nƣớc trực tiếp về đất đai ở cơ sở, UBND cấp xã hiểu đƣợc sát sao nguồn gốc, thực trạng và các tài liệu, chứng cứ pháp lý của mảnh đất tranh chấp, do đó ADPL hoà giải tranh chấp đất đai do UBND cấp xã tiến hành đƣợc đánh giá là có tính thuyết phục cao, đƣợc nhiều bên tranh chấp đồng thuận trong việc hoá giải mâu thuẫn, bất đồng. Chính vì vậy, số lƣợng vụ việc tranh chấp đất đai hoà giải thành trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh chiếm tỷ lệ cao trong số lƣợng các đơn thƣ tố cáo, khiếu nại,... đã giải quyết, việc này góp phần đáng kể hạn chế ngân sách nhà nƣớc, tạo niềm tin của nhân dân trên địa bàn, ổn định an ninh, chính trị địa phƣơng.

Các dạng tranh chấp đất đai phổ biến đƣợc UBND cấp xã ở tỉnh Hà Tĩnh ADPL hòa giải chủ yếu là các tranh chấp về ranh giới thửa đất, tranh chấp ai là ngƣời có quyền sử dụng đất,… Một trong những vụ việc tranh chấp đất đai điển hình do UBND xã Xuân Yên, huyện Nghi Xuân tiếp nhận và ADPL giải quyết vào tháng 8 năm 2019 nhƣ sau: Anh Nguyễn Hậu Tiến, trú tại Đội 1, ngõ 5, thôn Yên Nam, xã Xuân Yên, huyện Nghi Xuân có đơn phản ánh vụ việc anh Trần Thế Hùng, cùng trú tại Đội 1 (hộ gia đình liền kề với gia đình anh Tiến) cho ngƣời đập phá tƣờng rào, hủy hoại tài sản, lấn chiếm 2m2

anh Tiến, áp dụng đúng quy định của pháp luật, UBND xã đã cử cán bộ xuống kiểm tra hiện trạng, đo đạc và lập biên bản hiện trƣờng. Đồng thời UBND xã thành lập tổ công tác hòa giải xuống làm việc, kiểm tra hiện trạng của hai hộ gia đình liền kề. Mục đích của UBND xã là đo đạc lại tổng thể diện tích đất của cả hai hộ gia đình, đối chiếu với diện tích đất đƣợc cấp cho hai hộ tại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để xác định mức độ vi phạm. Cùng với đó, UBND xã yêu cầu gia đình anh Hùng tạm dừng việc thi công. Sau khi đo đạc, đối chiếu, xác định đƣợc diện tích đất của cả hai hộ gia đình, UBND xã mời hai bên đƣơng sự đến làm việc, qua quá trình vận động, giải thích, đã hòa giải thành vụ tranh chấp đất đai, UBND xã Xuân Yên đã ADPL ban hành Quyết định hòa giải thành tranh chấp đất đai giữa hai hộ dân liền kề. Có thể nói, UBND xã Xuân Yên đã áp dụng đúng quy định của pháp luật để tổ chức hòa giải thành vụ tranh chấp đất đai, cho thấy kỹ năng ADPL hòa giải tranh chấp đất đai của UBND xã Xuân Yên và một số xã nhìn chung tƣơng đối tốt và đáp ứng đƣợc yêu cầu đặt ra, nhận đƣợc sự đồng thuận của ngƣời dân.

Trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2019, UBND các xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã tiếp nhận và ADPL hòa giải thành nhiều vụ tranh chấp đất đai, số liệu tổng hợp đƣợc thể hiện theo bảng dƣới đây:

Bảng 2.1. Tình hình hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã

trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh Nội dung Năm Số lƣợng vụ tranh chấp đất đai Số lƣợng tranh chấp đất đai hòa giải thành Năm 2016 729 352 Năm 2017 688 329 Năm 2018 672 318 Năm 2019 706 413

Từ bảng số liệu trên cho thấy số lƣợng vụ tranh chấp đất đai do UBND cấp xã tiếp nhận có sự biến động không giống nhau qua từng năm. Tuy nhiên nhìn chung số lƣợng các vụ tranh chấp đất đai hòa giải thành chiếm tỉ lệ khoảng 50% trên tổng số các vụ tranh chấp đất đai. Đặc biệt năm 2019 số lƣợng vụ tranh chấp đất đai hòa giải thành tăng lên đáng kể, chiếm gần 60% trên tổng số vụ tranh chấp đất đai do UBND cấp xã ADPL giải quyết. Có thể thấy ADPL hòa giải tranh chấp đất đai do UBND cấp xã tiến hành có vai trò quan trọng trong giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, góp phần đáng kể hạn chế các vụ khiếu nại, khiếu kiện phức tạp, ổn định tình hình trật tự xã hội tại địa phƣơng.

Thứ hai, kết quả A PL về giải quyết tranh chấp đất đai của U N cấp huyện ở tỉnh Hà Tĩnh

Tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cƣ với nhau trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đƣợc UBND cấp huyện, thành phố tập trung giải quyết. Đến nay đối với các tranh chấp thuộc thẩm quyền ADPL giải quyết của UBND cấp huyện trên toàn tỉnh, các đơn từ năm 2019 trở về trƣớc đã giải quyết xong (trừ 19 vụ việc phức tạp, đông ngƣời đã đƣợc các cấp giải quyết nhƣng công dân vẫn đeo bám khiếu kiện). Một số vụ việc có đoàn tập trung đông ngƣời, cụ thể nhƣ: Các hộ dân khiếu nại, tố cáo về việc đòi bồi thƣờng do giải phóng hành lang giao thông Quốc lộ 1A giai đoạn 1992-1994 đoạn qua thành phố Hà Tĩnh; đòi bồi thƣờng đất thực hiện các Dự án sân golf Xuân Thành - huyện Nghi Xuân, mở rộng QL 8A đoạn đi qua thị xã Hồng Lĩnh - Đức Thọ - Hƣơng Sơn, mở rộng QL1A giai đoạn năm 2012-2013 đoạn đi qua các huyện Nghi Xuân - Can Lộc - Cẩm Xuyên - Kỳ Anh, Dự án thủy lợi - thủy điện Ngàn trƣơi Cẩm Trang - huyện Vũ Quang, Dự án mở rộng nâng cấp QL 15A đoạn thành phố Hà Tĩnh - huyện Hƣơng Khê,...

Tại thành phố Hà Tĩnh, giai đoạn từ năm 2016-2019 có nhiều vụ tranh chấp đất đai đã đƣợc UBND giải quyết triệt để. Thực tế cho thấy

ngƣời dân tin tƣởng vào khả năng giải quyết tranh chấp đất đai của UBND, do đó số lƣợng vụ tranh chấp đất đai ngƣời dân lựa chọn giải quyết tại UBND lớn hơn rất nhiều so với việc khởi kiện tại Tòa án, số liệu cụ thể về giải quyết tranh chấp đất đai của UBND thành phố Hà Tĩnh phần nào chứng minh cho nhận định trên:

Bảng 2.2. Tổng hợp số tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của

UBND Thành phố Hà Tĩnh giai đoạn2016-2017

TT Đơn vị hành chính Năm 2016 Năm 2017 Số lượng UBND giải quyết Khởi kiện tại Tòa án Số lượng UBND giải quyết Khởi kiện tại Tòa án I Khu vực nội thành 29 16 13 23 17 6 1 Phƣờng Bắc Hà 12 7 5 12 7 5 2 Phƣờng Nam Hà 3 0 3 3 3 0 3 Phƣờng Tân Giang 7 3 4 0 0 0 4 Phƣờng Trần Phú 2 1 1 3 3 0 5 Phƣờng Hà Huy Tập 2 2 0 2 2 0 6 Phƣờng Đại Nài 0 0 0 0 0 0 7 Phƣờng Nguyễn Du 0 0 0 1 0 1 8 Phƣờng Văn Yên 1 1 0 0 0 0 9 Phƣờng Thạch Linh 2 2 0 2 2 0 10 Phƣờng Thạch Quý 2 0 2 2 2 0 II Khu vực ngoại thành 16 9 2 11 9 2 1 Xã Thạch Hƣng 1 1 0 1 0 1 2 Xã Đồng Môn 2 2 0 3 2 1 3 Xã Thạch Bình 6 0 0 0 0 0 4 Xã Thạch Trung 5 4 1 5 5 0 5 Xã Thạch Hạ 2 2 1 2 2 0 III Tổng cộng 45 25 15 34 26 8

Bảng 2.3. Tổng hợp số tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của

UBND Thành phố Hà Tĩnh giai đoạn2018-2019

TT Đơn vị hành chính Năm 2018 Năm 2019 Số lượng UBND giải quyết Khởi kiện tại Tòa án Số lượng UBND giải quyết Khởi kiện tại Tòa án I Khu vực nội thành 15 11 4 19 12 7 1 Phƣờng Bắc Hà 4 1 3 3 1 2 2 Phƣờng Nam Hà 3 3 0 4 4 0 3 Phƣờng Tân Giang 0 0 0 0 0 0 4 Phƣờng Trần Phú 3 3 0 4 4 0 5 Phƣờng Hà Huy Tập 2 2 0 2 1 1 6 Phƣờng Đại Nài 0 0 0 0 0 0 7 Phƣờng Nguyễn Du 1 0 1 2 1 1 8 Phƣờng Văn Yên 0 0 0 1 1 0 9 Phƣờng Thạch Linh 2 2 0 3 0 3 10 Phƣờng Thạch Quý 2 2 0 2 2 0 II Khu vực ngoại thành 12 11 1 7 5 2 1 Xã Thạch Hƣng 3 3 0 1 1 0 2 Xã Đồng Môn 2 1 1 2 1 1 3 Xã Thạch Bình 0 0 0 0 0 0 4 Xã Thạch Trung 6 6 0 2 1 1 5 Xã Thạch Hạ 1 1 0 2 2 0 III Tổng cộng 27 22 5 26 17 9

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường U N TP Hà Tĩnh (2019))

Nhƣ vậy, trên cơ sở số liệu thống kê, nhận thấy số lƣợng tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND thành phố Hà Tĩnh có chiều hƣớng giảm trong những năm gần đây. Điều này chứng tỏ tình hình quản lý

và sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố cơ bản ổn định, vai trò của UBND thành phố trong việc giải quyết tranh chấp đất đai đƣợc chú trọng, đặc biệt phải kể đến kỹ năng ADPL trong giải quyết tranh chấp của cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Hà Tĩnh đƣợc nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên nhìn chung, tình hình tranh chấp đất đai trên địa bàn toàn tỉnh vẫn có chiều hƣớng gia tăng theo các năm, đặc biệt tình hình tranh chấp đất đai trên địa bàn các huyện vẫn còn phức tạp, nhiều vụ tranh chấp kéo dài qua nhiều năm nhƣng chƣa giải quyết đƣợc dứt điểm.

Thứ ba, kết quả A PL về giải quyết tranh chấp đất đai của U N tỉnh Hà Tĩnh

Áp dụng đúng đắn các quy định của pháp luật, đƣờng lối giải quyết các tranh chấp đất đai đƣợc UBND cấp tỉnh áp dụng triệt để, chất lƣợng ADPL giải quyết tranh chấp đất đai đƣợc nâng cao, đã góp phần trong việc ổn định trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai, nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nƣớc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, là cơ sở thúc đẩy các giao dịch dân sự liên quan đất đai phát triển. Đối với các vụ tranh chấp đất đai mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, các Quyết định của UBND tỉnh về giải quyết tranh chấp đất đai (văn bản ADPL) đƣợc đánh giá là thấu tình đạt lý, có căn cứ pháp luật, phù hợp với thực tiễn, sát với địa bàn khu vực, đƣợc xã hội và nhân dân đồng tình ủng hộ, bảo đảm hiệu lực thi hành, góp phần đƣa các QPPL đi vào thực tiễn trong đời sống nhân dân.

Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; Thanh tra tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng trong thời gian qua đã chú trọng phối hợp, tham mƣu cho UBND tỉnh ADPL giải quyết các tranh chấp về đất đai; định kỳ hàng năm tiến hành kiểm tra, rà soát các vụ khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, đông

ngƣời có thể phát sinh “điểm nóng”; các vụ khiếu nại, tố cáo đã có văn bản giải quyết có hiệu lực pháp luật nhƣng chƣa thực hiện hoặc công dân còn tiếp tục khiếu nại, tố cáo để tham mƣu giải quyết dứt điểm và tổ chức thực hiện triệt để. Thực hiện Luật Đất đai năm 2013, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã tập trung ADPL giải quyết các vụ việc tranh chấp đất đai; khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết, đảm bảo khách quan, tuân thủ các quy định của pháp luật, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Từ sau khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến nay, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng đƣợc UBND tỉnh giao tham mƣu ADPL giải quyết nhiều vụ việc tranh chấp đất đai. Qua công tác kiểm tra, xác minh nội dung đơn thƣ thấy rằng các đơn thƣ của công dân chủ yếu liên quan đến: Công tác giải phóng mặt bằng thực hiện dự án, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, một số trƣờng hợp khiếu kiện đòi lại đất ở trƣớc đây đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ngƣời khác,...

Bên cạnh ADPL giải quyết tranh chấp đất đai, UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng chỉ đạo tập trung đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra tình hình quản lý và sử dụng đất đai tại địa phƣơng, đảm bảo minh bạch, đúng pháp luật, hạn chế tối đa việc xảy ra tranh chấp. Từ năm 2010 đến tháng 11/2019, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Tĩnh đã chủ trì tham mƣu tổ chức thanh tra, kiểm tra tại 319 tổ chức, với 388 thửa đất, diện tích 1275,7775 ha; qua thanh tra đã phát hiện 259 tổ chức có vi phạm trong công tác quản lý đất đai; kiến nghị thu hồi đất của 80 tổ chức, 110 khu đất, diện tích 336,5985 ha; xử phạt vi phạm hành chính 35 trƣờng hợp, số tiền 308 triệu đồng; xử lý kỷ luật 22 tập thể và 62 cá nhân; thu hồi số tiền 17.569,8 triệu đồng; yêu cầu các tổ chức, cá nhân có vi phạm phải khắc phục, xử lý các tồn tại [11]. Trong đó:

- Giai đoạn trƣớc khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực (từ năm 2010 đến 7/2014): Tổng số các tổ chức đã thanh tra là: 188 tổ chức với 307 thửa đất,

diện tích 887,3426 ha. Qua thanh tra đã phát hiện 151 tổ chức có vi phạm trong công tác quản lý đất đai. Tham mƣu UBND tỉnh kết luận thu hồi đất 68 tổ chức, 89 thửa đất, diện tích 318,6506 ha.

- Giai đoạn sau khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực (từ 7/2014 đến nay): Tổng số các tổ chức đã thanh tra là: 131 tổ chức với 81 thửa đất, diện tích 388,4341 ha. Qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện 108 trƣờng hợp vi phạm. Tham mƣu UBND tỉnh kết luận thu hồi đất 12 tổ chức, 21 thửa đất, diện tích 17,9479 ha.

2.2.1.2.Nguyên nhân của những kết quả đạt được

Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, sự lãnh đạo, chỉ đạo thƣờng xuyên của các cấp ủy Đảng và

sự quan tâm của chính quyền địa phƣơng. Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND các cấp ở tỉnh Hà Tĩnh thƣờng xuyên quan tâm đến công tác quản lý, sử dụng, giải quyết tranh chấp đất đai, thông qua nhiều phƣơng thức, biện pháp khác nhau. Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời, có hiệu quả của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phƣơng là yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển của tỉnh nói chung, giúp ổn định tình hình an ninh, chính trị trên địa bàn, giải quyết mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân. Các văn bản chủ trƣơng, chính sách của tỉnh đƣợc ngƣời dân đồng tình, hƣởng ứng và thực hiện tƣơng đối nghiêm túc.

Thứ hai, hệ thống các văn bản QPPL đất đai, văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật đất đai đã ban hành khá kịp thời tạo cơ sở pháp lý cho việc ADPL giải quyết các vụ tranh chấp đất đai của UBND các cấp ở tỉnh Hà Tĩnh. Các quy định cụ thể, đồng bộ của cấp có thẩm quyền giúp cho việc ADPL ở các địa phƣơng mang tính thống nhất, sự phối hợp giữa các cấp các ngành trong hoạt động ADPL giải quyết tranh chấp đất đai đƣợc chính xác, có thể kể đến một số văn bản nhƣ Quyết định số 23/2018/QĐ-UBND ngày 15 tháng 6 năm 2018 của UBND tỉnh ban hành quy định trình tự thủ tục cƣỡng chế thi hành

quyết định giải quyết tranh chấp đất đai, quyết định công nhận hòa giải thành trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

Thứ ba, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung

và pháp luật đất đai nói riêng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã đƣợc chú trọng và đạt đƣợc kết quả đáng khích lệ. Đƣợc sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phƣơng cùng các ban ngành trong tỉnh, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đƣợc tổ chức thực hiện ở tất cả các cấp tỉnh, huyện,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật điều chỉnh quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt hại có yếu tố nước ngoài (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)