dân các cấp ở tỉnh Hà Tĩnh phải quán triệt các quan điểm, chủ trương của Đảng và của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về giải quyết tranh chấp đất đai
Trong quá trình đổi mới, Đảng ta ngày càng coi trọng hơn đến đổi mới phƣơng thức lãnh đạo và phƣơng thức cầm quyền của Đảng. Phƣơng thức lãnh đạo - phƣơng thức cầm quyền của Đảng đối với Nhà nƣớc từng bƣớc đƣợc đổi mới, có những bƣớc tiến quan trọng, vừa bảo đảm nâng cao hơn vai trò lãnh đạo của Đảng, vừa phát huy tốt hơn nguyên tắc pháp quyền, tính chủ động, sáng tạo của Nhà nƣớc và vai trò của các tổ chức trong hệ thống chính trị. Phƣơng thức lãnh đạo của Đảng tập trung chủ yếu ở việc xác định đúng đắn đƣờng lối, mục tiêu thể hiện trong cƣơng lĩnh, chủ trƣơng, chính sách, nghị quyết của Đảng; ở tính thuyết phục của công tác tƣ tƣởng, tuyên truyền, giáo dục để nhân dân tin tƣởng, tự nguyện làm theo, thực hiện thắng lợi đƣờng lối, mục tiêu của Đảng. Xét trên tổng thể, việc hoạch định và thực hiện đƣờng lối đổi mới những năm qua về cơ bản là đúng đắn, đúng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đã có những tiến bộ quan trọng. Quy trình ban hành văn bản pháp luật đƣợc đổi mới, nhiều bộ luật, pháp lệnh đƣợc ban hành đã tạo khuôn khổ pháp lý ngày càng hoàn chỉnh hơn để Nhà nƣớc quản lý bằng pháp luật trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh… Vấn đề ADPL nói chung và trong lĩnh vực đất đai nói riêng
của cơ quan nhà nƣớc đã và đang đƣợc sự quan tâm chú ý của Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VIII năm 1996 đã đề ra nhiệm vụ “Tăng cƣờng pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam. Quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức” [16].
Qua gần 20 năm thực hiện Chỉ thị 09/-CT-TW ngày 06/3/2002 của Ban Bí thƣ và hơn 10 năm thực hiện Thông báo số 130/-TB-TW ngày 10/01/2008 của Bộ Chính trị, công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan nhà nƣớc đã có chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, tình hình khiếu nại, tố cáo nói chung và khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai còn diễn biến phức tạp. Số vụ việc khiếu nại, tố cáo về đất đai đông ngƣời, kéo dài, vƣợt cấp có xu hƣớng gia tăng. Nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo về đất đai, tranh chấp tài sản chƣa đƣợc giải quyết dứt điểm, để kéo dài, gây bức xúc, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh “điểm nóng” về an ninh trật tự. Để nâng cao hơn nữa chất lƣợng, hiệu quả của công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại nói chung cũng nhƣ lĩnh vực đất đai nói riêng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, Bộ Chính trị tiếp tục ban hành Chỉ thị số 35/CT-TW ngày 26/5/2014 về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo và đề ra một số nhiệm vụ đối với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phƣơng:
- Các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện công tác tiếp công dân, giải quyết tranh chấp đất đai; xác định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thƣờng xuyên. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát; khắc phục kịp thời sơ hở, yếu kém trong xây dựng chính sách, pháp luật, công tác quản lý nhà nƣớc. Tăng cƣờng sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, nhất là giữa các cơ quan chức năng trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện đồng bộ các giải pháp để giải quyết dứt điểm khiếu nại, tố cáo đông ngƣời, phức tạp, kéo dài, vƣợt cấp.
- Hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến quyền và lợi ích của ngƣời dân, nhất là trong lĩnh vực đất đai, tài nguyên, đầu tƣ, tài chính..., bảo đảm tính đồng bộ phù hợp thực tiễn. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai theo hƣớng nâng cao thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan thanh tra; hội đồng nhân dân, đại biểu hội đồng nhân dân trong việc thực hiện chức năng giám sát; của ngƣời đứng đầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo. Quy định rõ trách nhiệm, chế tài xử lý vi phạm trong lĩnh vực tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Có quy chế đối thoại với công dân, công khai kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Ngƣời đứng đầu tổ chức Đảng, Chủ tịch UBND các cấp, thủ trƣởng các cơ quan, đơn vị phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về tình hình giải quyết các vụ tranh chấp đất đai trong phạm vi địa bàn, lĩnh vực phụ trách. Chủ động đối thoại, vận động, thuyết phục công dân để giải quyết, tháo gỡ triệt để khiếu kiện, bức xúc của nhân dân. Khi phát sinh khiếu nại, tố cáo đông ngƣời, phức tạp, ngƣời đứng đầu tổ chức đảng, chính quyền, cơ quan, tổ chức phải trực tiếp chỉ đạo làm rõ nội dung, nguyên nhân, xem xét toàn diện các khía cạnh pháp lý và thực tiễn; tổ chức đối thoại công khai với ngƣời khiếu kiện để giải quyết sát thực tế sự việc, thấu tình, đạt lý. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân trong tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tổ chức, cá nhân lợi dụng dân chủ, quyền khiếu nại, tố cáo để cố ý vi phạm pháp luật.
- Đổi mới hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân, đại biểu hội đồng nhân dân, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đối với công tác giải quyết tranh chấp đất đai. Phát huy vai trò giám sát tại cộng đồng; tăng cƣờng giám sát việc thực hiện kiến nghị sau giám sát. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân cần làm tốt vai trò đại diện quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên, đoàn viên, kiến nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
xem xét, giải quyết khi có tranh chấp. Giải thích, thuyết phục công dân chấp hành các quyết định giải quyết tranh chấp và kết luận, quyết định xử lý đã đƣợc xác định là đúng chính sách, pháp luật. Đẩy mạnh công tác hòa giải, đối thoại, vận động, thuyết phục công dân chấm dứt tranh chấp, khiếu nại, tố cáo không đúng, giảm thiểu các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo từ cơ sở.
- Kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tiếp dân và tham mƣu giải quyết tranh chấp đất đai có phẩm chất đạo đức tốt, tinh thông nghiệp vụ, có khả năng hƣớng dẫn, giải thích, thuyết phục để công dân hiểu và chấp hành đúng pháp luật. Bố trí trụ sở, trang bị phƣơng tiện và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác tiếp công dân, bảo đảm thuận lợi cho công dân và cán bộ, công chức tiếp công dân.
Ngày 31/10/2012, Tổng Bí thƣ Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 19-NQ/TW về “Tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại” đã đƣợc Hội nghị Trung ƣơng 6 (khóa XI) thông qua.
Bên cạnh các chủ trƣơng, đƣờng lối, quan điểm của Đảng nói chung thì Tỉnh ủy Hà Tĩnh trong một số Nghị quyết cũng đã nhấn mạnh vấn đề quản lý đất đai và đặc biệt là việc giải quyết các tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của UBND các cấp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, nhƣ Nghị quyết số 54/2013/NQ- HĐND ngày 13/7/2013 về việc hoàn thành đo vẽ bản đồ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và xây dựng hồ sơ địa chính trên địa bàn tỉnh.
Những quan điểm trên của Đảng cộng sản Việt Nam chính là cơ sở lý luận, là định hƣớng cho hoạt động ADPL nói chung và hoạt động ADPL trong giải quyết tranh chấp đất đai nói riêng của UBND các cấp ở tại Hà Tĩnh. Các cấp ủy Đảng ở tỉnh Hà Tĩnh cần tiếp tục lãnh đạo, quán triệt sâu sắc quan điểm, đƣờng lối chỉ đạo của Đảng, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của hoạt động
3.1.2. Áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân các cấp ở tỉnh Hà Tĩnh phải nhanh chóng, kịp thời, đúng pháp nhân dân các cấp ở tỉnh Hà Tĩnh phải nhanh chóng, kịp thời, đúng pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp
ADPL giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND các cấp ở tỉnh Hà Tĩnh phải nhanh chóng, kịp thời, đúng pháp luật là yêu cầu đặt ra cho mỗi cán bộ, cơ quan giải quyết tranh chấp đất đai, bởi các tranh chấp nói chung và tranh chấp đất đai nói riêng là mâu thuẫn giữa các bên đến mức căng thẳng không thể tự giải quyết, mặc dù đã qua quá trình hòa giải tại UBND cấp xã nhƣng vẫn không thể đạt đƣợc sự thống nhất giữa hai bên. Chính vì vậy, nếu việc giải quyết không kịp thời có thể dẫn đến hệ quả xấu, gây bất ổn trong cộng đồng dân cƣ, ảnh hƣởng đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.
Việc ADPL giải quyết tranh chấp đất đai của UBND các cấp ở tỉnh Hà Tĩnh phải bảo đảm tính chính xác, đúng pháp luật, bởi ADPL giải quyết tranh chấp đƣợc tiến hành theo một quá trình gồm nhiều giai đoạn, các giai đoạn có mối liên hệ mật thiết với nhau, kết quả của giai đoạn này làm tiền đề cho giai đoạn tiếp theo, với mục đích cuối cùng là giải quyết vụ việc theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các đƣơng sự. Vì vậy sai sót trong bất cứ giai đoạn nào cũng sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến kết quả giải quyết tranh chấp, ảnh hƣởng đến tính pháp lý và hiệu lực của quyết định ADPL. Việc đảm bảo tính chính xác của chứng cứ, tình tiết, quyết định giải quyết tranh chấp là vô cùng quan trọng. Cơ quan tham mƣu giải quyết tranh chấp phải dựa vào những yếu tố đặc trƣng, kết quả xác định trong hoạt động thu thập chứng cứ, lựa chọn QPPL phù hợp để điều chỉnh một cách chính xác các tranh chấp đất đai.
Quá trình giải quyết tranh chấp phải thật sự khách quan, căn cứ quy định của pháp luật, quyết định ADPL phải giải quyết triệt để những yêu cầu của đƣơng sự, phù hợp với kết quả thu thập hồ sơ chứng cứ, trên cơ sở vận dụng
đúng đắn pháp luật. Việc giải quyết tranh chấp đất đai chính xác, đảm bảo quyền và lợi ích của các bên tranh chấp, có sức thuyết phục cao, đúng pháp luật về nội dung và hình thức sẽ tạo niềm tin, sự đồng thuận trong nội bộ nhân dân, đảm bảo ổn định và cải thiện các mối quan hệ trong đời sống hàng ngày tại cộng đồng dân cƣ, giữ gìn kỷ cƣơng, trật tự an toàn xã hội ở tỉnh Hà Tĩnh.
3.1.3. Áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban
nhân dân các cấp ở tỉnh Hà Tĩnh phải chú trọng đề cao vai trò của công tác hòa giải
Xuất phát từ các quan hệ xã hội, các tranh chấp đất đai thƣờng xảy ra khi các bên tham gia quan hệ đó không thống nhất đƣợc vấn đề mà các bên cần giải quyết, không am hiểu pháp luật. Vì vậy khi các bên cần đến sự can thiệp của cơ quan hành chính nhà nƣớc thì UBND các cấp là cơ quan giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn đất đai của các bên nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cũng nhƣ việc thực hiện nghĩa vụ của các bên tham gia tranh chấp. Để đảm bảo đƣợc nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của các bên tham gia tranh chấp một cách thuận tình, hợp lý, đúng pháp luật, tạo đƣợc hoà khí và giải quyết mâu thuẫn giữa các bên, cũng nhƣ giảm đƣợc thời gian chi phí cho cơ quan nhà nƣớc và ngƣời dân, thì công tác tuyên truyền vận động tự hòa giải và hòa giải ở cơ sở trong giải quyết tranh chấp đất đai cần phải thực sự hiệu quả.
Do đặc điểm của các tranh chấp đất đai là quyền quyết định và tự định đoạt thuộc về các bên tham gia tranh chấp. Vì vậy ADPL trong giải quyết tranh chấp đất đai không chỉ ngƣời có thẩm quyền giải quyết tranh chấp áp dụng các QPPL để ban hành quyết định hành chính hay thông báo kết quả giải quyết các tranh chấp mà ở đây còn thể hiện sự bình đẳng của các bên tham gia quan hệ pháp luật dân sự, vì vậy công tác hoà giải cần đƣợc chú trọng. Ngoài việc nâng cao kiến thức pháp luật thì cán bộ công chức, viên chức làm công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thƣ, tranh chấp cần phải trau dồi đạo đức và
khả năng tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong quần chúng nhân dân, có nhƣ vậy mới đạt đƣợc những kết quả tốt nhất trong việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai và hạn chế những tranh chấp đất đai xảy ra trong đời sống xã hội.
3.1.4. Áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban
nhân dân các cấp ở tỉnh Hà Tĩnh phải bảo đảm giữ vững ổn định trật tự xã hội ở tỉnh Hà Tĩnh
ADPL giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND các cấp phải chú trọng đến tính khả thi, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời dân, có nhƣ vậy mới tạo nên niềm tin vào công lý, sự công bằng xã hội và niềm tin vào chế độ chính trị nƣớc ta. Các quyết định ADPL thấu tình đạt lý, có khả năng thực thi trong thực tiễn, trên cơ sở quy định của pháp luật và đi vào đời sống nhân dân là vấn đề luôn đƣợc nhà nƣớc quan tâm. ADPL giải quyết tranh chấp đất đai luôn phải chú trọng mục tiêu cuối cùng là tạo điều kiện cho các đƣơng sự thỏa thuận đúng pháp luật, hạn chế mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, giữ gìn và tăng cƣờng sự đoàn kết trong cộng đồng dân cƣ, là yếu tố quan trọng góp phần giữ vững ổn định trật tự xã hội tại địa phƣơng.