Nhóm giải pháp chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật điều chỉnh quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt hại có yếu tố nước ngoài (Trang 87 - 94)

3.2.1.1.Tiếp tục hoàn thiện pháp luật đất đai và các văn bản pháp luật khác có liên quan

Hoàn thiện pháp luật nói chung và hoàn thiện pháp luật về đất đai nói riêng là một nội dung cơ bản trong xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhằm mục đích để Nhà nƣớc quản lý xã hội bằng pháp luật tốt hơn, mọi công dân hiểu biết pháp luật đầy đủ và làm căn cứ để ADPL giải quyết các tranh chấp đất đai theo đúng quy định của pháp luật, khắc phục tình trạng

nhận thức pháp luật không thống nhất nhƣ hiện nay. Tuy nhiên pháp luật đất đai và pháp luật tố tụng hành chính quy định về giải quyết tranh chấp đất đai và Nghị định của Chính phủ hƣớng dẫn thi hành Luật Đất đai vẫn còn một số quy định chung chung, chƣa cụ thể, dẫn đến nhận thức pháp luật không thống nhất. Do đó cần có những giải pháp cụ thể cho vấn đề này.

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện pháp luật về đất đai. Luật Đất đai năm 2013 cần đƣợc sửa đổi, bổ sung để khắc phục những hạn chế đã bộc lộ do chƣa thực sự phù hợp với những yêu cầu chung và với tình hình thực tế hiện nay. Đồng thời, các văn bản dƣới luật cần hƣớng dẫn thực hiện một cách cụ thể, tránh áp dụng tùy tiện.

Về vấn đề thu hồi đất và đền bù, hỗ trợ tái định cƣ, cần quy định theo hƣớng cụ thể hóa các trƣờng hợp đƣợc thu hồi đất, trên tinh thần của Hiến pháp 2013, vì mục đích an ninh, quốc phòng, để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Đồng thời, cần làm rõ hơn vai trò của Hội đồng nhân dân nhƣ là tiếng nói của cử tri trong việc kiểm soát những quyết định thu hồi đất của UBND cùng cấp.

Về xác định giá đất, thẩm quyền quyết định giá đất, Chính phủ quyết định khung giá đất, UBND cấp tỉnh quyết định bảng giá đất và giá đất cụ thể. Nhƣ vậy, các văn bản dƣới luật có ý nghĩa rất quan trọng trong việc cân đối thành phần hợp lý trong hội đồng thẩm định giá đất, trong đó cần quan tâm tới thành phần bắt buộc trong hội đồng thẩm định giá đất, không chỉ có UBND, đại diện ban ngành liên quan, tổ chức cung cấp dịch vụ định giá đất độc lập, mà còn cần tới nhiều thành viên hội đồng là các chuyên gia cao cấp về định giá đất nhƣ các chuyên gia định giá từ các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, khu vực doanh nghiệp định giá, hiệp hội định giá. Với thành phần nhƣ vậy mới đảm bảo việc định giá đất có cơ sở khách quan.

định chi tiết hơn ở một số vấn đề, nhƣ biên bản hòa giải phải xác nhận là hòa giải thành hay không thành của UBND cấp xã,… Tuy nhiên quy định này vẫn chƣa khắc phục đƣợc tồn tại là thủ tục chƣa thống nhất, chất lƣợng hòa giải chƣa cao, thời gian hòa giải kéo dài. Chính vì vậy, cần quy định thống nhất trong thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai, tránh trƣờng hợp đƣơng sự không hợp tác trong quá trình hòa giải, gây khó khăn cho cơ quan giải quyết. Trên thực tế xảy ra trƣờng hợp khi UBND triệu tập các bên để hòa giải nhƣng bị đơn không đến nên không tiến hành hòa giải đƣợc. Trong trƣờng hợp này chƣa có quy định cụ thể về việc UBND lập Biên bản không hòa giải hay Biên bản hòa giải không thành. Nhiều ý kiến cho rằng, theo quy định thời hạn hòa giải là 45 ngày kể từ ngày UBND nhận đƣợc đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai. Nếu hết thời hạn này mà bị đơn không có mặt để giải quyết thì UBND không thể tiến hành hòa giải đƣợc, đây phải đƣợc coi là trƣờng hợp hòa giải không thành, không nhất thiết phải có đầy đủ chữ ký của bị đơn trong Biên bản. Mặc dù quan điểm này nhận đƣợc nhiều sự đồng tình, tuy nhiên về mặt pháp luật, vẫn cần thiết quy định cụ thể trƣờng hợp này, giúp cho cơ quan giải quyết có căn cứ phù hợp để thực hiện trong thực tiễn.

Về giao dịch mƣợn đất, thế chấp quyền sử dụng đất, cần bổ sung quy định cụ thể về giao dịch này. Các giao dịch này đã có từ rất lâu và đến nay vẫn rất phổ biến. Giao dịch mƣợn đất đã từng đƣợc Tòa án thừa nhận trong giải quyết tranh chấp đất đai [15]. Bên cạnh đó, Điều 7 Thông tƣ số 23/2014/TT- BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cũng quy định về hình thức mƣợn đất. Việc quy định chi tiết về các giao dịch trên nhằm hạn chế rủi ro cho các bên khi tham gia giao dịch dân sự, đồng thời có căn cứ pháp lý rõ ràng, tạo thuận lợi cho cơ quan nhà nƣớc khi ADPL giải quyết tranh chấp đất đai.

Về hình thức nhận quyền sử dụng đất của ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài thuộc diện đƣợc sở hữu nhà ở tại Việt Nam, tại điểm đ khoản 1 Điều 169 Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Người Việt Nam định cư ở nước

ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam… được nhận quyền sử dụng đất trong dự án phát triển nhà ở”. Nhƣ vậy, cụm từ “nhận quyền sử dụng

đất” đƣợc hiểu là nhận thông qua tất cả các giao dịch chuyển quyền hay chỉ một trong các giao dịch đó. Về vấn đề này, các văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật Đất đai cũng không quy định cụ thể. Mặt khác, điểm c khoản 2 Điều 8 Luật Nhà ở năm 2014 quy định: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài… nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đ u tư xây dựng nhà ở thương mại được pháp bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật”. Nếu kết hợp hai quy định trên thì ngƣời Việt Nam định cƣ ở

nƣớc ngoài thuộc diện đƣợc sở hữu nhà ở tại Việt Nam chỉ đƣợc nhận chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất trong dự án phát triển nhà ở tại Việt Nam mà không đƣợc nhận theo hình thức thừa kế, tặng cho. Vì vậy, Luật Đất đai cần quy định rõ cụm từ “nhận quyền sử dụng đất” tại điểm đ khoản 1 Điều 169 theo hƣớng liệt kê rõ các giao dịch đƣợc phép thực hiện hoặc quy định rõ nhận chuyển nhƣợng thay cho nhận quyền sử dụng đất. Việc xác định rõ các trƣờng hợp đƣợc phép giao dịch tạo sự thuận lợi cho UBND cấp tỉnh trong quá trình ADPL giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài.

Bên cạnh đó, Theo tinh thần Nghị quyết Trung ƣơng 6 khóa XI, để khắc phục những bất cập trong công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai trong thời gian qua và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc về đất đai, cần tập trung vào một số định hƣớng sau:

- Hoàn thiện công tác quy hoạch sử dụng đất;

trong thực tiễn, đó là việc sử dụng đất lãng phí, hiệu quả thấp và thất thu ngân sách nhà nƣớc, tình trạng tham nhũng trong thực hiện việc giao đất, cho thuê đất; - Đổi mới chính sách tài chính về đất đai để trở thành công cụ quản lý thị trƣờng, chống đầu cơ về đất đai, khuyến khích sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả, điều tiết lợi ích hợp lý từ sử dụng đất giữa Nhà nƣớc, cộng đồng và ngƣời sử dụng đất;

- Hoàn thiện cơ chế để phòng, chống tham nhũng trong quản lý nhà nƣớc về đất đai một cách hiệu quả.

Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện pháp luật điều chỉnh việc ban hành, khiếu

kiện quyết định hành chính. Trong tiến trình xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ chế giải quyết khiếu kiện hành chính đang ngày càng đƣợc hoàn thiện. Tiếp tục đổi mới cơ chế này, đòi hỏi phải có nhiều giải pháp đồng bộ về tổ chức bộ máy, thẩm quyền của cơ quan xét xử khiếu kiện hành chính đến cơ quan kiểm sát, các hoạt động bổ trợ tƣ pháp nhƣ bảo đảm sự tham gia hiệu quả của luật sƣ vào quá trình giải quyết khiếu kiện hành chính... hƣớng tới mục tiêu đảm bảo công lý hành chính, quyền bình đẳng của ngƣời dân với cơ quan công quyền, góp phần xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Để làm đƣợc điều đó, pháp luật phải quy định rõ những văn bản đƣợc coi là quyết định hành chính, thẩm quyền, căn cứ pháp lý ban hành quyết định hành chính, các nguyên tắc về tính hợp pháp về nội dung và hình thức của quyết định hành chính.

Quy trình, thủ tục giải quyết khiếu nại hành chính hiện nay đƣợc thực hiện theo hƣớng dẫn nghiệp vụ của cơ quan nhà nƣớc. Để quy định về trình tự, thủ tục giải quyết khiếu có tính thực thi cao, cần phải có quy định rõ ràng, cụ thể về việc xử lý trách nhiệm đối với ngƣời đứng đầu cơ quan hành chính. Theo đó, họ phải có trách nhiệm giải quyết khiếu nại và hƣớng dẫn để công dân thực hiện quyền kiến nghị xử lý đối với những sai phạm phát sinh từ cơ

quan tiến hành giải quyết khiếu nại nhƣ: Cố tình không thụ lý đơn khiếu nại, trì hoãn, kéo dài việc giải quyết khiếu nại; cản trở việc thực hiện quyền của ngƣời khiếu nại, cố tình làm sai lệch hồ sơ, có hành vi không đúng với phẩm chất của cán bộ, công chức… Ngoài ra, cần quy định các hình thức xử lý; cơ quan, ngƣời có thẩm quyền xử lý sai phạm; trình tự, thủ tục xử lý sai phạm. Thanh tra các cấp thƣờng xuyên tổ chức các cuộc thanh tra việc giải quyết khiếu nại để phát hiện và xử lý sai phạm; kịp thời chấn chỉnh và sửa chữa, góp phần làm cho pháp luật về trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại đi vào thực tế và đƣợc các bên tôn trọng.

Bên cạnh đó, phải có những quy định đảm bảo trật tự tại trụ sở tiếp công dân và nơi tổ chức đối thoại; xử lý vi phạm đối với những hành vi ảnh hƣởng đến danh dự, nhân phẩm cũng nhƣ sức khoẻ của cán bộ tiếp công dân, cán bộ trực tiếp giải quyết khiếu nại, hay làm mất trật tự tại nơi tiếp công dân.

Trong thời gian tới, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại cần đƣợc quy định thành một văn bản pháp luật cụ thể nhƣ Nghị định của Chính phủ hƣớng dẫn thi hành Luật Khiếu nại hoặc Luật của Quốc hội, hoặc Pháp lệnh của Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội quy định chi tiết về trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại hành chính của công dân. Theo đó, văn bản này sẽ quy định các vấn đề nhƣ: Quyền và nghĩa vụ của ngƣời khiếu nại, ngƣời giải quyết khiếu nại; thời hạn giải quyết khiếu nại; trách nhiệm của ngƣời đứng đầu trong việc giải quyết khiếu nại; xử lý vi phạm đối với cá nhân, ngƣời có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, ngƣời đƣợc giao nhiệm vụ trong quá trình tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn thƣ và tiến hành thẩm tra, xác minh; trình tự, thủ tục đối thoại; trình tự, thủ tục thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật… Có nhƣ vậy mới đảm bảo tốt đƣợc quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của ngƣời khiếu nại.

Chƣơng trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ XIII (năm 2011- 2016), qua nhiều phiên thảo luận của Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội, đến nay vẫn chƣa đƣợc ban hành, do còn nhiều ý kiến trái chiều, chƣa thống nhất giữa các quan điểm. Mục đích của việc ban hành Luật Ban hành quyết định hành chính là để bảo đảm tính dân chủ, công khai, minh bạch trong việc ban hành quyết định hành chính, nâng cao chất lƣợng ban hành quyết định hành chính; đồng thời đề cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân công quyền trong việc ban hành các quyết định hành chính đảm bảo tính hợp pháp và tính hợp lý trong quá trình dân chủ hóa mọi mặt của đời sống xã hội. Mặc dù vậy, dự thảo Luật chƣa giải quyết đƣợc triệt để yêu cầu này. Chính vì vậy, cần có sự điều chỉnh phù hợp, không rập khuôn cho tất cả các lĩnh vực đều thực hiện giống nhau, mà Luật chỉ nên quy định những nguyên tắc tối thiểu để đảm bảo sự hành xử đúng mực, hợp lý và tôn trọng quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân, là một trong những kim chỉ nam trong hoạt động của cơ quan hành pháp.

3.2.1.2.Hoàn thiện các chế độ chính sách đãi ngộ cho các cán bộ, công chức và người tham gia áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai

Cán bộ, công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các cấp, ngƣời tham gia ADPL trong giải quyết tranh chấp đất đai cần đƣợc có các chế độ phụ cấp nghề nghiệp, chế độ bồi dƣỡng đối với các vụ việc, thâm niên phù hợp để xứng đáng với sức lao động của họ. Bởi tranh chấp đất đai là một trong những loại tranh chấp rất phức tạp, đòi hỏi phải nghiên cứu, tìm tòi rất kỹ lƣỡng, cán bộ công chức phải đi khảo sát, tìm chứng cứ thực tế, thậm chí đến những vùng có địa hình không thuận lợi cho việc di chuyển. Bên cạnh đó, có đƣợc đảm bảo cuộc sống vật chất đầy đủ thì cán bộ công chức mới chuyên tâm vào công việc, không bị chi phối bởi những cám dỗ vật chất khác, gây ra hậu quả vi phạm pháp luật trong thi hành công vụ.

thể phải đối mặt với nguy hiểm cho bản thân và gia đình, khi có những vụ việc tranh chấp phức tạp, giá trị tranh chấp lớn và đƣơng sự trong vụ tranh chấp cực kỳ manh động. Do vậy, cần xây dựng cơ chế bảo vệ đối với những ngƣời tham gia giải quyết tranh chấp đất đai, xây dựng quy định về chế độ bảo hiểm phù hợp để họ đƣợc hƣởng bồi thƣờng khi gặp rủi ro trong cuộc sống và nghề nghiệp.

Nhƣ vậy, việc hoàn thiện chế độ, chính sách cho cán bộ công chức, ngƣời tham gia ADPL giải quyết tranh chấp đất đai cần sớm đƣợc quan tâm, nhằm nâng cao hiệu quả ADPL trong hoạt động giải quyết tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện nói chung và tranh chấp đất đai nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật điều chỉnh quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt hại có yếu tố nước ngoài (Trang 87 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)