Kinh nghiệm phát triển nhân lực tại một số doanh nghiệp trên thế giới và tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nhân lực tại công ty trách nhiệm hữu hạn sun asterisk việt nam​ (Trang 38 - 43)

tại Việt Nam

1.3.1.1. Kinh nghiệm phát triển nhân lực của Công ty tập đoàn viễn thông Tokyo

a. Công ty luôn quan điểm nhân lực là chìa khoá của sự thành công:

số nhân lực 50.000 cán bộ nhân viên, doanh thu đạt luôn đạt gần 1 tỷ đô/năm và lợi nhuận đạt hơn 800 triệu đô/năm. Theo quan điểm của Tập đoàn từ khi thành lập thì nhân lực là chìa khoá dẫn đến mọi sự thành công. Chính sách PTNL đã triển khai thực hiện phát triển nhân lực hiệu quả giúp tập đoàn trở thành tập đoàn hàng đầu thế giới xét về quy mô và hiệu quả hoạt động chỉ sau 40 năm thành lập. Đến nay, Tập đoàn đã đưa NSLĐ tăng hơn 30 lần. Phát triển nhân lực ở Tập đoàn được thực hiện một cách có tổ chức và hệ thống chặt chẽ từ Công ty con tới các Đơn vị trực thuộc và các Phòng/Ban ở cả tất cả các nội dung gồm 4 bước, gồm: “Lập kế hoạch – Thực hiện – Kiểm tra – Hành động”. Theo đó, thực hiện PTNL giống như một “quy trình” gồm các nội dung: phân tích nhân lực, hoạch định để đánh giá nhu cầu nhân sự, lập kế hoạch đào tạo - bồi dưỡng nhân sự, thực hiện kế hoạch và kiểm tra đánh giá kế hoạch phát triển nhân sự.

b. Lập kế hoạch PTNL dài hạn, ngắn hạn và lựa chọn phương pháp đào tạo

có chất lượng cao

Các Công ty con/Đơn vị trực thuộc/Phòng/Ban thường xuyên thực hiện việc đánh giá nhân lực và nhu cầu đào tạo theo từng vị trí nhân sự để đảm bảo mỗi cán bộ nhân viên từ khi bắt đầu gia nhập Tập đoàn đều được đào tạo kiến thức và kỹ năng liên tục theo kế hoạch đào tạo. Do vậy, kế hoạch đào tạo được quan tâm xây dựng gắn chặt với kế hoạch phát triển nhân lực thông qua việc đánh giá nhu cầu đào tạo và lập kế hoạch đào tạo được thực hiện thường xuyên ở từng Công ty con/Đơn vị trực thuộc/Phòng/Ban. Kế hoạch PTNL được xây dựng từ các Công ty con và Đơn vị thành viên, trong đó bao gồm kế hoạch đào tạo, luân chuyển vị trí công tác để mỗi nhân sự từ khi mới vào Tập đoàn đều được phát triển cho đến khi trở thành chuyên gia, lãnh đạo hoặc quản lý. Công tác hoạch định PTNL do Đơn vị chức năng chịu trách nhiệm quản lý nên được thực hiện một cách thường xuyên và triển khai ở

từng đơn vị. Đặc biệt, trong xây dựng kế hoạch và chương trình đào tạo nhân sự

luôn có sự phối hợp giữa Trung tâm đào tạo với các Đơn vị liên quan trong từng

lĩnh vực. Quy định/cơ chế và chính sách triển khai PTNL được xây dựng, áp dụng

xuyên, liên tục để nâng cao năng lực nhân lực. Các Đơn vị luôn quan tâm thực hiện đào tạo thường xuyên trong quá trình làm việc để nâng cao năng lực nhân lực, trong đó chú trọng đặc biệt đến đào tạo với các phương thức phù hợp nhằm phát triển tất cả các kỹ năng thực hiện công việc, cập nhật những kiến thức mới.

c. Định hướng đào tạo tập trung vào những kỹ năng thiết thực phục vụ công

việc và đạt hiệu quả cao

Công tác đào tạo thường xuyên tại Tập đoàn bảo đảm tính thiết thực và hiệu quả, trọng tâm với các đặc điểm chủ yếu là:

- Mỗi cán bộ nhân viên ở tất cả các vị trí trong công ty trung bình đều được

tham gia vào các chương trình đào tạo là 3 đến 5 lần trong 1 năm;

- Các Đơn vị chức năng của Tập đoàn, Phòng/Ban trực tiếp thực hiện một số

khoá đào tạo ở các lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ tại các Đơn vị trong Tập đoàn;

- Luân chuyển công tác tại các vị trí và trao đổi hướng dẫn công việc được

thực hiện thường xuyên nhằm tạo điều kiện mở rộng và nâng cao khả năng làm việc ở tất cả các vị trí;

- Hình thức đào tạo tại chỗ thông qua việc kèm cặp tại đơn vị (Tranning on

Job) là rất phổ biến ở các đơn vị và mang lại hiệu quả cao.

1.3.1.2. Phát triển nhân lực tại Tập đoàn Công nghiệp – Viễn Thông Viettel

Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) là một tập đoàn Viễn

thông và Công nghệ Việt Nam. Sản phẩm nổi bật nhất của Viettel là mạng di động

Viettel Mobile, và Viettel Telecom hiện đang là nhà mạng giữ thị phần lớn nhất trên thị trường dịch vụ viễn thông Việt Nam. Trong 30 năm hoạt động, từ ngành nghề chính ban đầu là xây lắp công trình viễn thông, đến nay Viettel đã phát triển thêm 5 ngành nghề mới là ngành dịch vụ viễn thông & CNTT; ngành nghiên cứu sản xuất thiết bị điện tử viễn thông, ngành công nghiệp quốc phòng, ngành công nghiệp an ninh mạng và ngành cung cấp dịch vụ số. Tính từ năm 2000 tới nay, Viettel đã tạo ra hơn 1,78 triệu tỷ đồng doanh thu; lợi nhuận đạt 334 ngàn tỷ đồng; vốn chủ sở hữu 134 ngàn tỷ đồng; tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu thường xuyên đạt từ 30- 40%. Viettel đã chi 3.500 tỷ đồng thực hiện các chương trình xã hội.

Một trong những điểm tạo ra thành công của Viettel thời gian qua chính là

việc Tập đoàn đã rất quan tâm đến vấn đề PTNL, coi nhân lực là “nguồn vốn quý

nhất” để phát triển. Một số kinh nghiệm nổi bật của Viettel về PTNL như:

a. Chú trọng hoạch định, xây dựng chiến lược và kế hoạch PTNL

Tại Viettel luôn chú trọng đến hoạt động liên quan tới hoạch định PTNL, trong đó tập trung vào những nội dung thiết thực mang tính hiệu quả dài hạn. Từ năm 2005 Tập đoàn đã ký hợp đồng với Công ty Tư vấn quốc tế Ireland (ESBI) thực hiện tư vấn

“Hoạch định tổng thể phát triển nguồn nhân lực” cho toàn bộ các Công ty con và Đơn

vị trực thuộc Tập đoàn. Công ty ESBI đã đưa ra các khuyến cáo về thực trạng nhân lực, các nhóm lĩnh vực và đối tượng nhân sự chính cần tập trung đào tạo của Viettel để chuẩn bị nhân lực cho tương lai. Năm 2010, kế hoạch đào tạo và phát triển nhân lực của Tập đoàn giai đoạn 2010-2015, có dự kiến đến năm 2020 được xây dựng và phê duyệt. Kế hoạch có khối lượng kinh phí lớn (trên 1.000 tỷ đồng) với các đánh giá và giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực hiện có và chỉ ra một số khóa học cho một số đối tượng cụ thể để tập trung nâng cao chất lượng nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển ngành công nghệ thông tin trong những năm tiếp theo.

Sau khi có Chiến lược tổng thể phát triển nhân lực của quốc gia, lãnh đạo Viettel đã nhanh chóng triển khai xây dựng Chiến lược tổng thể phát triển nhân lực của tập đoàn. Kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng nhân lực hiện có gồm bồi dưỡng, tập huấn nâng bậc thợ, giữ bậc cho đội ngũ công nhân kỹ thuật theo kỳ hạn và một số khoá học bồi dưỡng về chuyên môn kỹ thuật cho lực lượng lao động.

b. Tập đoàn đã rất chú trọng và thực hiện tốt công tác quản lý nhân lực cả về

số lượng, chất lượng và cơ cấu

Với quy mô nhân lực rất lớn, cơ cấu ngành nghề, lĩnh vực hết sức đa dạng, có nhiều tầng, bậc khác nhau nên Viettel đã đặc biệt coi trọng đến việc quản lý toàn diện nhân lực. Viettel đã xây dựng mô hình tổ chức để quản lý và phát triển nhân lực theo kiểu hỗn hợp, trực tuyến, trong đó phân công một lãnh đạo trực tiếp phụ trách công tác này. Về quản lý số lượng và cơ cấu, Viettel đã chú trọng tới việc lựa chọn một số lĩnh vực quan trọng cần phải sử dụng nhiều nhân lực để thực hiện sự

điều chuyển một cách hợp lý. Lãnh đạo Tập đoàn đã nghiên cứu tình hình kinh doanh thực tế để bố trí nhân lực ở các lĩnh vực kinh doanh mũi nhọn của Tập đoàn và luôn đạt trên 42% tổng số lực lượng nhân sự của toàn Tập đoàn. Việc bố trí nhân lực như vậy vừa bảo đảm cho các lĩnh vực kinh doanh được quan tâm đầu tư phát triển vừa thu hút được đội ngũ nhân sự có trình độ cao. Bên cạnh đó lãnh đạo Viettel cũng rất chú ý đến việc quản lý chất lượng nhân lực, thường xuyên triển khai các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng để người lao động được nâng cao trình độ, hoàn thiện kỹ năng, bảo đảm sức khoẻ tốt nhất để đảm nhiệm công việc với hiệu suất cao. Hiện nay, Viettel có trên 60 % lao động đạt trình độ từ đại học trở lên; 40 % có trình độ Cao đẳng, Công nhân kỹ thuật.

Lãnh đạo Viettel luôn chỉ đạo sát sao việc quản lý, nâng cao chất lượng nhân lực đồng thời cũng quan tâm đến công việc trẻ hoá nhân lực của Tập đoàn để luôn tạo ra sức sống mới trong qua trình phát triern kinh doanh. Hiện nay, Viettel có tuổi đời bình quân là 30 tuổi, trong đó độ tuổi từ 30-39 tuổi chiếm khá lớn, ước đạt: 33,04%. Đây là một cơ cấu lao động tương đối trẻ so với nhiều Tập đoàn kinh tế ở cả trong và ngoài nước.

c. Quan tâm tới công tác đào tạo, hoàn thiện kỹ năng cho người lao động, coi

đây là bước tiến quan trọng trong chiến lược PTNL của Viettel

Công tác đào tạo mới nhân lực của Viettel được thực hiện chủ yếu ở 04 trường đào tạo trực thuộc Tập đoàn, với quy đào tạo hàng năm vào khoảng 15 nghìn người ở các bậc học. Các cơ sở đào tạo với 13 chuyên ngành ở bậc đại học, 17 chuyên ngành ở các bậc đại học và cao đẳng chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật đã cơ bản cung cấp đủ nhân lực cho hoạt động kinh doanh lĩnh vực công nghệ - viễn thông trong hiện tại và các năm tiếp theo. Ngoài ra, các đơn vị kinh doanh công nghệ - viễn thông còn chủ động tổ chức đào tạo số nhân lực vận hành ngay sau khi tuyển dụng. Nhiều cán bộ, công nhân viên của Viettel được quan tâm tạo điều kiện mọi mặt để đi du học ở các nước có trình độ tiên tiến để chuẩn bị cho nhân lực cho ngành công nghệ viễn thông của đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nhân lực tại công ty trách nhiệm hữu hạn sun asterisk việt nam​ (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)