a. Bài học về hoạch định chiến lược phát triển nhân lực
Hầu hết các doanh nghiệp lớn trên thế giới và tại Việt Nam đều tập trung xây
dựng chiến lược tổng thể PTNL. Tập đoàn Viettel của Việt Nam hay Tập đoàn Viễn
thông của Nhật Bản đều đã sớm xây dựng chiến lược phát triển nhânlực cho mình,
trong đó tập trung vào phát triển đội ngũ nhân lực có chất lượng cao, những chuyên
gia đầu ngành. Chính vì vậy PTNL, đầu tư cho nhân lực là trung tâm trong chiến
lược tổng thể phát triển nhân lực. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đều rất quan tâm
tới việc hợp tác,liên kết đào tạo, bồi dưỡng để phát triển toàn diện nhân lực, ưu tiên
vào phát triển đội ngũ nhân lực có chất lượng cao, được trang bị những kỹ năng vượt trội, phù hợp với sự đòi hỏi của nền kinh tế - xã hội hiện nay.
Vì vậy, Công ty TNHH Sun Asterisk cũng cần phải tập trung xây dựng và thực hiện hiệu quả chiến lược tổng thể PTNL, trong đó ưu tiên đội ngũ nhân lực có trình độ cao. Lãnh đạo Công ty, các Đơn vị chức năng cần xác định mục tiêu, lộ trình phát triển nhân sự. Gắn hoạch định chiến lược PTNL của Công ty vào chiến lược phát triển kinh doanh, xây dựng đội ngũ nhân lực thế hệ mới, chất lượng cao.
b. Bài học về tuyển dụng nhân lực
Ở Việt Nam, Viettel là một trong những Tập đoàn đi đầu trong khâu tuyển chọn, thu hút được đội ngũ nhân lực có chất lượng cao khi lãnh đạo Tập đoàn đã đổi mới mạnh mẽ tư duy trong lĩnh vực này. Viettel luôn có những cơ chế, chính sách mở, thông thoáng để các Công ty thành viên có thể tuyển chọn và thu hút được đội ngũ nhân lực phù hợp với hoạt động kinh doanh, và trên thực tế hiện Viettel cũng là Tập đoàn thu hút được đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học đông đảo nhất ở Việt Nam. Một số Tập đoàn nước ngoài như Tập đoàn Viễn thông Nhật Bản cũng đều áp dụng chính sách đặc thù để tuyển chọn và thu hút nhân lực phù hợp với yêu cầu kinh doanh. Trên thực tế, các doanh nghiệp này luôn tạo ra sức cầu rất lớn về nhân lực, đồng thời thực hiện chính sách cạnh tranh phù hợp để “dòng chảy nhân lực” được thông thoáng giữa trong và ngoài Doanh nghiệp. Lãnh đạo Doanh nghiệp luôn để các Đơn vị chủ động trong việc thu hút, tuyển chọn và sa thải nhân viên.
c. Bài học về đào tạo nhân lực
Một là, áp dụng chương trình đào tạo miễn phí cho các nhân viên mới trong thời gian thử việc, sau khi họ đăng ký và vượt qua vòng sơ tuyển. Đào tạo các kiến thức cơ sở về lập trình như kỹ thuật lập trình, các ngôn ngữ lập trình và những công nghệ tiên tiến, ứng viên được chọn lựa nếu vượt qua được bài thi cuối khóa.
Hai là, áp dụng chương trình đào tạo trực tuyến để thực hiện tiết kiệm chi phí và giúp người lao động có thể học tập mọi lúc, mọi nơi với các kiến thức đa dạng, phong phú. Doanh nghiệp có thể thực hiện kiểm tra kiến thức của người lao động định kỳ nhiều lần trong năm.
Ba là, tổ chức các sự kiện như các chương trình thuyết trình công nghệ, buổi tiệc giao lưu, cuộc thi lập trình, thi săn tìm kho báu... sẽ là cách lựa chọn hay ngoài những cách tuyển dụng truyền thống, giúp doanh nghiệp có thể tìm ra được các nhân tài cho công ty mình.
Bốn là, biết giao các nhiệm vụ vượt quá khả năng một cách hợp lý cũng là một cách hay để nâng cao năng lực cho nhân viên. Điều quan trọng là phải biết chọn đúng ứng viên, có người cố vấn hỗ trợ đồng thời người đó cần nhận được sự hỗ trợ về phương tiện kỹ thuật và hỗ trợ của đồng nghiệp.
d. Bài học về chính sách sử dụng và đãi ngộ nhân sự
Phát triển nhân lực chỉ có thể phát huy khi doanh nghiệp xây dựng chính sách sử dụng nhân lực, tiền lương và chế độ đãi ngộ hợp lý và hiệu quả. Về vấn đề này, doanh nghiệp nước ngoài như Tập đoàn Viễn Thông (Nhật Bản) đã đạt được nhiều thành công. Hiện nay các Doanh nghiệp đều rất quan tâm xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách về bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ và tôn vinh người có năng lực, kỹ năng, có thực tài. Hiện Viettel đã thực hiện rất thành công một số chính sách có tính đột phá. Phần nhiều các chính sách đó đều tập trung vào nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống tốt nhất có thể cho người lao động. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần tạo ra môi trường làm việc thân thiện và linh hoạt để có thể phát huy hết những năng lực của người lao động trong quá trình làm việc. Vì vậy, để PTNL đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh trong điều kiện hiện nay đòi hỏi Công ty Sun
Asterisk cũng cần nghiên cứu kinh nghiệm này để lựa chọn xây dựng các chính sách và cơ chế một cách phù hợp nhất. Trong quản lý, Công ty Sun Asterisk sử dụng nhân lực phải đề cao được tính nhân đạo, tôn trọng nhân viên, khích lệ đúng cách, thưởng phạt nghiêm minh, khen thưởng đúng phương pháp, dung người tài hợp lý, hiệu quả là trên hết, tin tưởng và tạo cơ hội thăng tiến cho mọi người.
CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin
Luận văn dùng phương pháp nhiên cứu là thu thập và xử lý thông tin nhằm chuẩn bị những tiền đề cho người sử dụng thông tin dự đoán nhu cầu về nhân lực và đưa ra các quyết định liên quan đến hoạt động phát triển nhân lực.
2.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu được thu thập từ các nguồn như các báo cáo nghiên cứu, thống kê số liệu, dữ liệu của Công ty TNHH Sun Asterisk qua các năm, các công trình đã công bố, bài báo, tạp chí, mạng internet và các chuyên đề liên quan trong lĩnh vực phát triển nhân lực. Luận văn đã vận dụng các lý thuyết và thực tiễn về phát triển nhân lực để thực hiện mô tả, so sánh, đối chiếu với tình hình thực tế tại Công ty và vận dụng phương pháp suy luận logic để đưa ra các giải pháp phù hợp với Công ty.
2.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp
Tác giải thực hiện tổ chức khảo sát, thu thập dữ liệu sơ cấp từ các cán bộ nhân viên tại Công ty TNHH Sun Asterisk Việt Nam bằng phiếu điều tra, phỏng vấn… để phục vụ cho quá trình phân tích thực trạng, nhận xét và đánh giá, định hướng xây dựng giải pháp phát triển nhân lực tại cơ quan.
Tác giả sử dụng phương pháp chuyên gia để đưa ra nhận định và đánh giá các hoạt động phát triển nhân lực tạị Công ty THNN Sun Asterisk Việt Nam. Tác giả đã sử dụng phương pháp chuyên gia bằng cách phỏng vấn Ban Lãnh đạo, và các Trưởng phòng, Phó trưởng phòng về những hoạt động phát triển nhân lực tại tổ chức. Sau đó các thông tin này được chuyển thành tiêu chí để xây dựng bảng kháo sát hoạt động phát triển nhân lực tại Công ty TNHH Sun Asterisk Việt Nam.
2.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu và phân tích
2.2.1. Phương pháp xử lý số liệu
Đối với những số liệu thu thập trong quá trình khảo sát, điều tra là những số liệu chưa đồng bộ và cần phải được phân tích và đánh giá. Các thông tin này cần
được nhập liệu trên máy tính thông qua công cụ phân tích là Excel và SPSS để thực hiện tổng hợp và phân tích đánh giá.
Đối với những tài liệu thứ cấp thu thập được cần phải thực hiện sắp xếp theo nội dung nghiên cứu, phân chia theo các nội dung như: Tài liệu về lý luận, tổng quan về cơ sở thực tiễn, báo cáo nghiên cứu,...Từ những tài liệu đó, tác giải thực hiện chọn lọc, phân tích và tổng hợp lại các nội dung phù hợp với vấn đề cần nghiên cứu.
2.2.2. Phương pháp thống kê mô tả và phương pháp so sánh
a. Phương pháp thống kê mô tả
Sử dụng phương pháp này để mô tả thực trạng phát triển nhân lực tại Công ty TNHH Sun Asterisk Việt Nam
b. Phương pháp thống kê so sánh
Phương pháp so sánh sẽ thực hiện trên 2 hình thức chính là so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối. Phương pháp so sánh trong quá trình phân tích hoạt động phát triển nhân lực sẽ thực hiện ở các khía cạnh như sau:
- So sánh chỉ tiêu về số lượng, cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực theo
các tiêu chuẩn về phát triển nhân lực với các doanh nghiệp kinh doanh trong cùng lĩnh vực công nghệ thông tin.
- So sánh chỉ tiêu số lượng, cơ cấu và chất lượng nhân lực theo thời gian. So
sánh các số liệu giữa các quý hoặc giữa các năm để đưa ra xu hướng biến động, thay đổi về nhân lực cũng như hoạt động phát triển nhân lực tại Công ty. Đánh giá sự tăng trưởng hay thụt lùi trong hoạt động phát triển nhân lực của Công ty.
- So sánh giữa số liệu kế hoạch trong kỳ này với số liệu thực tế trong kỳ để
thấy rõ việc phát triển nhân lực có luôn đạt được mục tiêu đề ra.
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN SUN ASTERISK VIỆT NAM
3.1. Giới thiệu khái quát về Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Sun Asterisk Việt Nam
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty TNHH Sun Asterisk Việt Nam
Công ty TNHH Sun Asterisk Việt Nam, hay Sun Asterisk, trước đây gọi là Framgia Inc. - thành lập năm 2012, là một công ty phần mềm với tổng số tiền đầu tư từ Nhật Bản. Cho đến nay, công ty đã có hơn 1300 thành viên tại 6 thành phố thuộc 4 quốc gia châu Á bao gồm Nhật Bản, Việt Nam, Singapore và Bangladesh. Tại Việt Nam, Sun Asterisk tọa lạc tại 3 thành phố: Hà Nội - trụ sở chính, thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng. Trong những ngày đầu, Sun Asterisk chỉ là một công ty khởi nghiệp nhỏ với 15 nhân viên. Ý tưởng sáng lập công ty của Giám đốc điều hành - Kobayashi Taihei – là mong muốn thay đổi cuộc sống của con người với công nghệ. Ông Kobayashi Taihei đã chọn Việt Nam làm địa điểm sáng lập khi ông thấy trước tiềm năng phát triển của đất nước và chất lượng lập trình viên tại đây. Trong vài năm đầu tiên, Sun Asterisk tập trung vào ba lĩnh vực chính: phát triển phần mềm, phát triển kinh doanh và phát triển con người. Sau năm năm thành lập và phát triển, Sun Asterisk hiện đang mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác, vẫn với sứ mệnh giúp mọi người sống tốt hơn và dễ dàng hơn với công nghệ.
Công ty liên tục tham gia tư vấn cho khách hàng với tư cách là công ty chuyên nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác nhau, không chỉ về lập trình hay thiết kế mà còn trong quản lý dự án, thiết kế và tư vấn kinh doanh, cung cấp hỗ trợ tài chính và tiếp thị. Cùng với sự gia tăng nhân sự, phân khúc cung cấp giải pháp cũng đã được mở rộng. Sun Asterisk không chỉ tạo ra các sản phẩm phần mềm, nó còn tạo ra các ngành dịch vụ và kinh doanh, thành lập các công ty con nếu cần thiết. Ông Kobayashi Taihei cho biết, thế giới mà chúng ta đang phấn đấu là một xã hội trong đó những người mang niềm đam mê và tham vọng của họ đến cải thiện xã hội, và làm cho mọi người sống cuộc sống giàu có hơn, có thể tạo ra những giá trị mới.
3.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Sun Asterisk
Công ty TNHH Sun Asterisk Việt Nam có 4 chi nhánh tại 4 quốc gia và Việt Nam là trụ sở chính. Sun Asterisk tại Việt Nam có mặt ở 3 thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng và Hồ Chí minh với 10 Phòng/Ban trực thuộc Hội sở chính như sau:
SUN ASTERISK
NHẬT BẢN VIỆT NAM SINGAPORE BANGLADESH
QUẢN LÝ DỰ ÁN- CỐ VẤN KỸ THUẬT (PM/CTO) PHÒNG PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM (DEV) PHÒNG KIỂM THỬ CHẤT LƢỢNG (QA/ TESTER) PHÒNG KÉ TOÁN TÀI CHÍNH PHÒNG NHÂN SỰ PHÒNG PHÂN TÍCH NGHIỆP VỤ (BrSE)
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO
PHÒNG KIỂM SOÁT CHẤT LƢỢNG PHÒNG QUẢN LÝ RỦI RO PHÒNG HÕ TRỢ VẬN HÀNH PHÒNG NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KINH DOANH
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty THNN Sun Asterisk Việt Nam
Nguồn: Công ty TNHH SunAsterisk Việt Nam
Cấu trúc của tổ chức của Sun Asterisk Việt Nam được phân chia rõ ràng, đứng đầu là Giám đốc điều hành (CEO), cấp thấp hơn là Trưởng phòng/ Trưởng dự án, trưởng nhóm, cuối cùng là thành viên. Các Phòng/ Ban của Sun Asterisk Việt Nam gồm:
a. Quản lý Dự án – Tư vấn kỹ thuật (PM-CTO)
Phòng chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ phân công các CTO (Giám đốc Công nghệ) có bề dày kinh nghiệm trong công ty, cố vấn kỹ thuật, nhà tư vấn dịch
vụ hay PM cho các dự án của khách hàng trong trường hợp khách hàng không có CTO hay kỹ sư chuyên môn, hoặc không yên tâm trong việc quản lý phát triển toàn cầu. Công ty sẽ giúp KH nâng cao xác suất thành công trong việc phát triển toàn cầu, bằng cách quản lý và tư vấn để đẩy mạnh việc trao đổi thông tin giữa nhóm kinh doanh và lập trình, nâng cao chất lượng phát triển.
Các PM sẽ chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ các dự án, chịu trách nhiệm đàm phán với các Đơn vị liên quan trước khi phát triển, lập kế hoạch phát triển, sắp xếp phân công nhân sự,… dẫn dắt toàn bộ dự án đi đến thành công.
b. Phòng nghiên cứu và phát triển kinh doanh
Phòng chịu trách nhiệm nghiên cứu và ứng dụng công nghệ 4.0 trong việc phát triển sản phẩm. Phòng xây dựng chiến lược về sản phẩm, thiết kế tổng thể và quản lý nghiệp vụ truyền thông nội bộ (truyền thông, thiết kế quảng cáo). Đồng thời, Phòng chịu trách nhiệm định hướng chiến lược IT và xây dựng kế hoạch hỗ trợ giải pháp cho khách hàng.
c. Phòng Phân tích nghiệp vụ:
Phòng Phân tích nghiệp vụ thực hiện vai trò là cầu nối truyền đạt ý tưởng giữa khách hàng với các kỹ sư phát triển. Phòng Phân tích nghiệp quản lý tiến độ dự án , báo cáo công việc định kỳ với khách hàng và các PM.
d. Phòng Phát triển phần mềm
Phòng Phát triển mềm sẽ bao gồm các bộ phận là bộ phận Thiết kết, bộ phận phát triển mềm (Front, Backend, Infra). Phòng Phát triển phần mềm thực hiện triển khai xây dựng và phát triển phần mềm trong các dự án đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
e. Phòng Kiểm thử chất lượng (QA/Tester)
Phòng Kiểm thử chất lượng thực hiện kiểm thử phần mềm sau khi đã được Phòng DEV phát triển đảm bảo phần mềm đáp ứng chính xác theo yêu cầu của Khách hàng.
f. Phòng Hỗ trợ Vận hành
Phòng Hỗ trợ Vận hành chịu trách nhiệm hỗ trợ các cán bộ nhân viên và xử lý các lỗi liên quan đến máy tính, mạng và phần mềm. Đồng thời, Phòng chịu trách nhiệm
vận hành, quản trị toàn bộ hệ thống network, email nội bộ, Camera, điện thoại và quản lý Server của Công ty, quản lý các thiết bị văn phòng khác của công ty.
g. Phòng Tài chính Kế toán
Phòng Tài chính Kế toán chịu trách nhiệm tư vấn và hỗ trợ cho Giám đốc Công ty thực hiện chức năng quản lý điều hành công việc trong lĩnh vực tài chính, kế toán.
h. Phòng Nhân sự:
Phòng Nhân sự chịu trách nhiệm quản lý, điều hành về tổ chức bộ máy, quản lý và đào tạo nhân sự, chế độ chính sách lao động tiền lương, Điều lệ, Quy chế hoạt động nhân sự của Công ty.
i. Phòng Quản trị Rủi ro
Phòng Quản lý Rủi ro thực hiện xây dựng quy trình, quy định quản lý rủi ro của công ty; lập kế hoạch, triển khai và giám sát rủi ro. Phòng chịu trách nhiệm đánh giá, phân tích rủi ro và đưa ra các biện pháp khắc phục và thực hiện báo cáo định kỳ, đột xuất quản lý rủi ro. Xây dựng, triển khai và giám sát thực hiện các biện