Kết quả khảo sát sự thích ứng một số loài thuộc chi Amorphophallu sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng quy trình xác định hàm lượng glucomannan trong bột nưa của một số loài thuộc chi amorphophallus tại tây nguyên​ (Trang 57 - 60)

5. Dự kiến kết quả đạt được

3.2. Kết quả khảo sát sự thích ứng một số loài thuộc chi Amorphophallu sở

Tây Nguyên

Từ kết quả so sánh theo các tính trạng đặc trưng của từng mẫu giống với nhau, so sánh tiêu bản gốc qua hình ảnh, đối chiếu với các tài liệu phân loại học chính thống, kết hợp với phân tích sơ đồ hình cây, bước đầu cho phép chúng tôi lập hồ sơ cho ba mẫu M1, M2 và M3 trong nghiên cứu như sau:

Mẫu số 1:

Giới (Kingdom): Plantae (thực vật)

Ngành: Mangnoliophyta/Tracheophyta (ngọc lan) Lớp: Liliopsida (một lá mầm)

Bộ: Alismatales (trạch tả) Họ - Family: Araceae (ráy)

Chi - Genus: Amorphophallus (củ Nưa)

Loài - Species: Amorphophallus konjac K.Koch.

Như vậy mẫu số M1 được xác định tên khoa học là Amorphophallus

konjac K.Koch.

Mẫu số 2:

Giới (Kingdom): Plantae (thực vật)

Ngành: Mangnoliophyta/Tracheophyta (ngọc lan) Lớp: Liliopsida (một lá mầm)

Bộ: Alismatales (trạch tả) Họ - Family: Araceae (ráy)

Chi - Genus: Amorphophallus (củ Nưa)

Loài - Species: Amorphophallus krausei Engl. & Gehrm.

Như vậy mẫu số M2 được xác định tên khoa học là Amorphophallus

krausei Engl. & Gehrm.

Mẫu số 3 :

Giới (Kingdom): Plantae

Lớp - Class: Liliopsida (một lá mầm) Bộ: Alismatales (trạch tả)

Họ - Family: Araceae (ráy)

Chi - Genus: Amorphophallus (củ Nưa)

Loài - Species: Amorphophallus yuloensis H.Li.

Như vậy mẫu số M3 được xác định tên khoa học là Amorphophallus

yuloensis H.Li.

a) Củ A.konjac K.Koch b) Củ A.yuloensis H.Li

c) Củ A.krausei Engl. & Gehrm

Từ kết quả phân loại ở trên, chúng tôi thu được ba bộ mẫu giống Nưa được chọn lọc tương đối thuần chủng thuộc các loài A.konjac K.Koch,

A.krausei Engl. & Gehrm và loài A.yuloensis H.Li với lượng mẫu lớn để phục

vụ trồng thử nghiệm ở Tây Nguyên.

Địa hình cao nguyên là địa hình đặc trưng của vùng Tây Nguyên rất thuận lợi cho việc trồng một số loài Nưa. Tây Nguyên là vùng chịu ảnh hưởng của khí hậu cận xích đạo; nhiệt độ trung bình năm khoảng 20ºC, nhiệt độ ngày và đêm chênh lệch cao (> 5,5ºC). Khí hậu Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt mùa khô và mùa mưa. Mùa khô nóng hạn, thiếu nước trầm trọng, mùa mưa ẩm, độ ẩm 85 - 90% lượng mưa của cả năm. Đất đai được coi là tài nguyên quý giá của vùng, thuận lợi cho phát triển nông lâm nghiệp. Diện tích đất chủ yếu là đất đỏ bazan, tầng phong hoá dày, địa hình lượn sóng nhẹ tạo thành các cao nguyên đất đỏ. Với những điều kiện trên, Tây Nguyên rất thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của chi Amorphophallus có nguồn gốc từ những vùng có điều kiện địa hình và khí hậu tương ứng ở Hà Giang, Sơn La và Hòa Bình. Qua khảo sát thực địa, chúng tôi nhận thấy ba loài A.konjac K.Koch, A.krausei Engl. & Gehrm, A.yuloensis H.Li đều sinh trưởng và phát triển rất tốt. Các bộ phận của cây: lá, thân, củ đều tương tự khi trồng ở Hà Giang, Sơn La và Hòa Bình. Nưa được trồng vào mùa xuân và thu hoạch củ vào tháng 9 - 10. Khi đó, củ của cả ba loài đều sinh trưởng nhanh và có kích thước lớn hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng quy trình xác định hàm lượng glucomannan trong bột nưa của một số loài thuộc chi amorphophallus tại tây nguyên​ (Trang 57 - 60)