Khai thác sử dụng đất bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến động sử dụng tài nguyên đất theo mục tiêu phát triển bền vững huyện tiên du, tỉnh bắc ninh giai đoạn 2005 2015​ (Trang 28 - 29)

8. Cấu trúc của luận văn

1.1.3. Khai thác sử dụng đất bền vững

1.1.3.1. Sự cần thiết phải khai thác sử dụng đất theo hướng bền vững

Theo số liệu thống kê năm 2005, nước ta có khoảng 12,7 triệu ha đất có rừng, 9,4 triệu ha đất sử dụng trong nông nghiệp (chiếm hơn 28,4% tổng diện tích đất tự nhiên). Trung bình trên đầu người là hơn 0,1ha. Trong số 5,35 triệu ha đất chưa sử dụng thì ở đồng bằng chỉ khoảng 350 nghìn ha, còn lại 5 triệu ha là đất đồi núi bị thoái hóa nặng. Do vậy khả năng mở rộng đất nông nghiệp ở đồng bằng không nhiều, việc khai hoang đất đồi núi làm nông nghiệp cần phải hết sức thận trọng.

Đất là nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng nhất đối với sản xuất nông lâm nghiệp. Hệ sinh thái đất hoàn toàn có khả năng tự lập lại sự cân bằng giữa các quần thể sinh vật đất, giữa vòng tuần hoàn vật chất và dòng năng lượng. Hệ sinh thái đất giữ được ổn định khi bị tác động bởi những điều kiện ngoại cảnh là nhờ khả năng tự điều chỉn. Con người có tác động hai mặt: Mặt tiêu cực làm mất sự cân bằng hệ sinh thái đất. Mặt tích cực góp phần tạo dựng nên sự cân bằng này ổn định, bền vững [21].

Trên thế giới và ở Việt Nam khái niệm phát triển bền vững đã được đưa vào chương trình hành động để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nói chung và tài nguyên đất nói riêng. Tuy nhiên ở nước ta việc bảo vệ cũng như tái tạo độ phì nhiêu cho đất đai chưa được phổ biến rộng khắp mà chỉ tập trung vào những vùng sản xuất hàng hóa, chuyên môn hóa, đâu đó vẫn còn hiện tượng tiêu cực làm ảnh hưởng tới tài nguyên đất.

Trên thế giới khái niệm bền vững cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Ví dụ theo Hatem (1990) về tính bền vững cần phân biệt 3 tiếp cận [21]:

* Tiếp cận kinh tế học: Theo cách định nghĩa của tiếp cận này, phát triển bền vững là phát triển nhằm duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác tổng lượng dự trữ vốn cần thiết để đảm bảo được cuộc sống tốt đẹp, với giả thiết là có khả năng có thể thay thế lẫn nhau giữa nguồn lợi tự nhiên và vốn nhân tạo.

* Tiếp cận sinh thái học: Tiếp cận này cũng nhằm duy trì lượng dự trữ vốn, tuy nhiên không thể dựa vào một khả năng thay thế hoàn hảo của vốn tự nhiên và vốn nhân tạo.

* Tiếp cận cấp tiến hay văn hóa xã hội: Cách tiếp cận này nhấn mạnh các chủ đề như sự khác nhau giữa tăng cườngphát triển.

1.1.3.2. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp

Để phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững thì việc định hướng sử dụng tài nguyên đất đai một cách phù hợp cũng như xây dựng một cơ cấu sản xuất hợp lý là điều cần thiết. Việc phát triển một nền sản xuất phù hợp với điều kiện sinh thái vùng miền sẽ phát huy hiệu quả cao của nền nông nghiệp nhiệt đới. Để sản xuất nông nghiệp phù hợp đòi hỏi ta phải có sự đầu tư nghiên cứu cũng như phân tích mối quan hệ tác động giữa cây trồng vật nuôi và đặc điểm mỗi vùng, vừa nhằm phát triển nhưng phải gắn với bảo vệ môi trường sinh thái bền vững.

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến 2020 đã được đề ra vừa nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn theo hướng hình thành nền nông nghiệp hàng hóa phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng. Đồng thời đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động tạo nhiều việc làm thu hút nhiều lao động ở nông thôn, đưa nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Năm 2010 diện tích đất nông nghiệp trên 10 triệu ha; bảo vệ nghiêm ngặt 4.147.700 ha quỹ lúa nước, mở rộng hợp lý diện tích trông cây lâu năm, điều chỉnh cây trồng hợp với điều kiện sinh thái vùng miền. Đất nông nghiệp của nước ta vốn đã ít, nên chúng ta cần có biện pháp quản lý chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diện tích đất nông nghiệp [9].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến động sử dụng tài nguyên đất theo mục tiêu phát triển bền vững huyện tiên du, tỉnh bắc ninh giai đoạn 2005 2015​ (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)