Giải pháp quản lý sử dụng nguồn tài nguyên đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến động sử dụng tài nguyên đất theo mục tiêu phát triển bền vững huyện tiên du, tỉnh bắc ninh giai đoạn 2005 2015​ (Trang 73 - 75)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3.1. Giải pháp quản lý sử dụng nguồn tài nguyên đất

Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia. Tại khoản 2, Điều 6 của luật đất đai năm 2003 quy định: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, Điều 23,25,26 quy định trách nhiệm, nội dung quy hoạch, kế hoạch và thẩm quyền quyết định xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Tiên Du là huyện có diện tích tự nhiên nhỏ, tuy nhiên trong quá trình phát triển công nghiệp hóa diện tích đất nông nghiệp ngày một giảm điều đó gây nhiều áp lực đến quỹ đất vốn có của huyện, vì vậy cần thực hiện một cách nghiêm chỉnh “quy hoạch sử dụng đất”. Qua phân tích sự biến động giai đoạn 2005-2015 ta thấy được sự biến động đất đai ngày càng rõ nét, biến động theo chiều hướng giảm tỉ trọng của quỹ đất nông nghiệp, tăng tỷ trọng của diện tích đất công nghiệp và đất phi nông nghiệp. Việc bố trí và dành quỹ đất nông nghiệp phát triển đúng theo quy hoạch là hết sức cần thiết nhằm phát triển ổn định giữa các ngành kinh tế của địa phương, vì vậy những yêu cầu trước mắt:

Để việc quản lý khai thác và sử dụng đất đai một cách bền vững thì cần phải phổ biến rộng rãi cũng như tuyên truyền chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước về luật đất đai để cán bộ và nhân dân thực hiện nghiêm việc sử dụng khai thác tài nguyên đất tránh tình trạng nhiều diện tích đất nông nghiệp nông dân tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng chúng (Điều 5 Luật Đất đai quy định).

Lập phương án quy hoạch mà đã được UBND tỉnh phê duyệt, cần tiến hành công khai phương án quy hoạch đến các cấp ngành (từ cấp huyện đến xã, thị trấn) và nhân dân để mọi tầng lớp biết và thực hiện nghiêm túc những quy định của UBND tỉnh và tuân thủ theo Luật đất đai của Nhà nước.

Có chế độ ban hành về công tác đền bù cho người sử dụng đất khi có quyết định thu hồi diện tích đất đó. Hỗ trợ và tạo điều kiện cho nhân dân công ăn việc làm ngay sau khi đã thu hồi đất.

Thúc đẩy khuyến khích người dân phát triển các ngành nghề tiểu thủ công truyền thống ở địa phương, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa có điều kiện thuê đất là cơ sở sản xuất kinh doanh theo luật đất đai.

Dồn điền đổi thửa, hình thành lên thửa ruộng có diện tích lớn để thuận tiện cơ giới hóa sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng, góp phần nâng cao năng suất cây trồng, đồng thời giải phóng sức lao động nặng nhọc của nông dân.

Quy hoạch vùng trồng cây hàng năm, lựa chọn cây trồng hợp lý nhằm khai thác hết tiềm năng của đất, góp phần đẩy nhanh sản xuất nông nghiệp hàng

hóa, tạo niềm tin cho nông dân yên tâm sản xuất trên thửa ruộng của mình, góp phần phát triển bền vững giữa các ngành kinh tế của địa phương[19].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến động sử dụng tài nguyên đất theo mục tiêu phát triển bền vững huyện tiên du, tỉnh bắc ninh giai đoạn 2005 2015​ (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)