Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến động sử dụng tài nguyên đất theo mục tiêu phát triển bền vững huyện tiên du, tỉnh bắc ninh giai đoạn 2005 2015​ (Trang 40 - 41)

8. Cấu trúc của luận văn

2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

2.1.2.1. Lợi thế, khó khăn

- Những lợi thế cho sự phát triển kinh tế xã hội

+ Huyện Tiên Du nằm ở vị trí địa lý khá thuận lợi: Cách không xa các trung tâm đô thị lớn, đặc biệt là thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng và Quảng Ninh sẽ là lợi thế cho Tiên Du trong qúa trình phát triển kinh tế xã hội.

+ Với hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho huyện Tiên Du giao lưu và nắm bắt được những thông tin kinh tế, thị trường, kinh nghiệm sản xuất, tiếp cận công nghệ cao phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế, xã hội của huyện.

+ Là một trong những vùng sản xuất lương thực, thực phẩm trọng điểm của tỉnh, với điều kiện khí hậu, đất đai, nguồn nước thuận lợi sẽ giúp huyện Tiên Du có thể đa dạng hoá cơ cấu cây trồng vật nuôi, tạo ra nguồn nông sản dồi dào phục vụ cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.

- Những khó khăn

+ Lượng mưa phân bố không đồng đều trong năm, làm úng ngập, hạn hán cục bộ vẫn còn xảy ra ở một số vùng gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, đi lại và vận chuyển hàng hoá của nhân dân trong vùng.

+ Đất đai tuy khá phì nhiêu nhưng do quá trình canh tác thiếu khoa học dẫn đến có gần 600 ha diện tích đất bị bạc màu, chiếm 5,53% diện tích tự nhiên. Phần lớn diện tích đất chua, nghèo lân và kali, môi trường đất yếm khí... làm hạn chế kết quả sản xuất nông nghiệp [21].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến động sử dụng tài nguyên đất theo mục tiêu phát triển bền vững huyện tiên du, tỉnh bắc ninh giai đoạn 2005 2015​ (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)