Nguyên nhân ảnh hưởng tới sự biến động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến động sử dụng tài nguyên đất theo mục tiêu phát triển bền vững huyện tiên du, tỉnh bắc ninh giai đoạn 2005 2015​ (Trang 57 - 59)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.3. Nguyên nhân ảnh hưởng tới sự biến động

2.2.3.1. Những nguyên nhân trực tiếp

- Quá trình công nghiệp hóa: Sau khi tái lập huyện năm 8/1999, huyện Tiên Du đã có những bước đi đầu tiên thực hiện đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn. Sự phát triển công nghiệp của huyện cơ bản lấy từ quỹ đất nông nghiệp, nên diện tích đất dành cho sản xuất nông nghiệp tiếp tục giảm dần.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng: Trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, việc ưu tiên là xây dựng (Điện - Đường - Trường - Trạm). Để phát triển kinh tế huyện đã tích cực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Quỹ đất ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng là đất có diện tích lớn nhất trong diện tích đất phi nông

nghiệp chiếm 38,4% tổng diện tích đất phi nông nghiệp năm 2015. Đất này đa dạng gồm đất giao thông, đất thủy lợi, đất truyền dẫn năng lượng, đất bưu chính viễn thông, đất cơ sở văn hóa, đất cơ sở y tế, đất cơ sở giáo dục và đào tạo, đất cơ sở thể dục - thể thao, đất chợ. Năm 2015 diện tích là 2.051,28 ha, diện tích loại đất này cũng sẽ được tăng lên sau 2015.

- Sự phát triển dân số: Sự phát triển dân số của huyện (cả gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ giới) đã khiến quy mô dân số của huyện không ngừng lớn mạnh, nhu cầu nhà ở cho hộ gia đình được tăng lên. Như vậy để đáp ứng nhu cầu về không gian gia đình trong những năm qua huyện đã có sự điều chỉnh quy mô làng xã mở rộng, hình thành nhiều điểm dãn dân nhiều khu thị tứ, khu đô thị mới đã làm diện tích đất nông nghiệp chuyển biến theo chiều giảm dần.

3.2.3.2. Những nguyên nhân gián tiếp

Quá trình công nghiệp hóa: Đất công nghiệp là loại đất có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Tiên Du. Ngay sau khi tái lập huyện năm 1999, huyện đã có chủ trương đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa. Quá trình công nghiệp thật sự phát triển sau năm 2000. Tính đến năm 2015 trên địa bàn huyện đã có 2 cụm công nghiệp, 2 khu công nghiệp tập trung với tổng số 316 doanh nghiệp hoạt động. Tính riêng diện tích dành cho công nghiệp năm 2005 diện tích đất dành cho sự phát triển công nghiệp của huyện là 425,60 nghìn ha (chỉ chiếm 3,89% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện). Đến năm 2015 diện tích đất là 1.117,14 ha tăng so với năm 2005 là 691,54 và chiếm (10,24% diện tích toàn huyện). Nếu xét trong diện tích đất phi nông nghiệp thì tăng từ 10,57% lên 20,92% (tăng 10,35%)

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Tiên Du là huyện có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, trung bình 5 năm 2010-2015 tốc độ tăng trưởng là 12,2%. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Tiên Du đang diễn ra mạnh mẽ đặc biệt từ sau năm 2000. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế kéo theo sự chuyển biến trong cơ cấu sử dụng đất. Đất nông nghiệp ngày một thu hẹp, đất dành cho công nghiệp và phi nông nghiệp ngày một gia tăng. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế năm 2010-2015 (nông nghiệp - công nghiệp - dich vụ) từ 15,4% - 67% - 17,6% sang 11% -

69,8% - 14,2%. Cơ cấu lao động trong nông nghiệp cũng chuyển biến theo chiều hướng giảm dần từ 51,4% xuống còn 32,6%.

Hiệu quả sản xuất nông nghiệp còn thấp: Cơ cấu sử dụng đất hiện nay chưa phù hợp với tốc độ phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn hiện tại và tương lai. Hoạt động sản xuất nông nghiệp hiệu quả cạnh tranh chưa cao, chưa tạo ra đủ công ăn việc làm cho người lao động, thu nhập thuần túy từ sản xuất nông nghiệp đã thấp và lại bấp bênh nên chưa thu hút được lao động phát triển sản xuất. Khu vực nông thôn do quỹ đất sử dụng nhỏ lại manh mún nên khó áp dụng khoa học kỹ thuật nhất là các trang thiết bị máy móc lớn trong sản xuất. Từ thực tế trên nên những năm gần đây trên địa bàn một số xã thị trấn của huyện đã xuất hiện tình trạng nông dân bỏ ruộng hoang để đi kiếm việc làm khác mang lại thu nhấp cao hơn sản xuất nông nghiệp, diện tích đất hoang một vụ trong năm cũng như bỏ hoang cả năm có chiều hướng gia tăng[2].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến động sử dụng tài nguyên đất theo mục tiêu phát triển bền vững huyện tiên du, tỉnh bắc ninh giai đoạn 2005 2015​ (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)