Thực trạng phát triển kinh tế xã hội của huyện Tiên Du

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến động sử dụng tài nguyên đất theo mục tiêu phát triển bền vững huyện tiên du, tỉnh bắc ninh giai đoạn 2005 2015​ (Trang 63 - 66)

8. Cấu trúc của luận văn

3.1.1. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội của huyện Tiên Du

3.1.1.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong những năm qua thực hiện chính sách đổi mới cơ chế quản lí, các cấp lãnh đạo đã chỉ đạo nhân dân thực hiện tốt việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu kinh tế của huyện đã có nhiều chuyển biến. Trong cơ cấu kinh tế thấy rõ sự chuyển biến đó là giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp tăng nhanh tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ trong tổng GDP của huyện:

Tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn huyện giai đoạn 2010-2015 tăng 7,6%/năm, cao hơn mức bình quân chung của tỉnh (7,2%). Tổng sản phẩm GDP năm 2015 ước đạt trên 1000 tỷ đồng. Thu nhập bình quân nhân khẩu năm 2015 đạt 28,8 triệu đồng/năm. Bình quân lương thực đạt 525kg/người/năm. Thu ngân sách năm 2010 đạt 75 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân những năm tiếp theo khoảng 40%/năm.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế của huyện trong giai đoạn 2005-2015 chuyển dịch theo hướng: Giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ. Nông nghiệp giảm từ 15,4% xuống còn 11%, công nghiệp tăng từ 67% lên 69,8%, dịch vụ tăng từ 17,6% lên 14,2%[20].

3.1.1.2. Thực trạng các ngành kinh tế

Là huyện có tốc độ phát triển kinh tế nhanh của tỉnh Bắc Ninh. Tổng sản phẩm trên địa bàn huyện giai đoạn 2010-2015 tăng 7,6%/năm, cao hơn mức bình quân chung của tỉnh (7,2%). Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 28,8 triệu đồng/năm. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Nông nghiệp giảm từ 15,4% xuống còn 11%, công nghiệp tăng từ 67% lên 69,8%, dịch vụ tăng từ 17,6% lên 14,2%.

- Trong phát triển sản xuất nông nghiệp huyện tập trung phát triển nông nghiệp và nông thôn với 2 Đề án: “Quy hoạch, phát triển vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung giá trị kinh tế cao”, “Tập trung các nguồn lực quy hoạch và đầu tư xây dựng nông thôn mới”

- Trong phát triển sản xuất công nghiệp và xây dựng: Đẩy nhanh giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công truyền thống, tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, thúc đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng bền vững. Đến nay trên địa bàn huyện đã có 3 cụm công nghiệp, 5 khu công nghiệp tập trung với tổng số 316 doanh nghiệp hoạt động thu hút 16144 lao động.

- Trong thương mại: Tiếp tục phát triển thương mại dịch vụ tài chính ngân hàng gắn với các khu, cụm công nghiệp và khu dân cư tập trung, hàng hóa phong phú đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng bình quân 12,9%/năm. Các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu được quan tâm chỉ đạo [21].

3.1.1.3. Dân số, lao động và việc làm

Tiên Du là huyện đông dân, theo kết quả điều tra dân số năm 2010 trên địa bàn toàn huyện có 128 781 nhân khẩu, trong đó chia làm hai nhóm nhân khẩu (nhân khẩu trong nông nghiệp 112 957 người, khẩu phi nông nghiệp 15 824 người). Toàn huyện có 26 679 hộ gia đình với 100% các hộ gia đình có nhà mái ngói và nhà kiên cố cao tầng. Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 1,1%, mật độ dân số trung bình là: 1182 người/km2. Tỷ lệ hộ nghèo trong dân cư ngày càng giảm, hiện nay tỷ lệ này còn khoảng 6%.

Sự phát triển công nghiệp góp phần giải quyết việc làm hàng năm khoảng 14.000 lao động/năm. Huyện Tiên Du có nguồn lao động dồi dào, lao động cần cù chịu khó khéo tay giàu kinh nghiệm. Nguồn lao động được chia thành: Lao động sản xuất nông nghiệp có tổng số 41.843 người chiếm tỷ lệ 48,12% tổng số nguồn lao động. Lao động sản xuất phi nông nghiệp có 43.113 người chiếm tỷ lệ 51,88% tổng số nguồn lao động [1].

3.1.1.4. Thực trạng đô thị và các khu dân cư nông thôn

Tiên Du có 1 thị trấn đó là thị trấn Lim, đây là thị trấn được hình thành từ lâu đời nên mật độ hiện nay đạt khoảng 2261 người/km2. Nhìn chung thị trấn của huyện đang được đầu tư phát triển và mở rộng cả về quy mô diện tích kéo theo quy mô dân số, sự phát triển công nghiệp cũng như thương mại và dịch vụ góp phần nâng cao và gia tăng GDP không những cho thị trấn mà còn đóng góp GDP không nhỏ cho toàn huyện. Tuy nhiên quá trình đô thị hóa của thị trấn còn lộn xộn chưa văn minh hiện đại, phúc lợi xã hội chưa tương xứng với vai trò của hai đơn vị đầu tàu của huyện. Vấn đề phát sinh của cả hai thị trấn cần phải được giải quyết trong thời gian tới.

Trên địa bàn 13 xã của huyện được tập trung phân bố trên 136 làng và khu dân cư tập trung, dân cư khu vực nông thôn chiếm khoảng 87% dân số toàn huyện. Diện tích đất ở dành cho dân cư nông thôn chiếm khoảng 6,18% diện tích tự nhiên của huyện. Nhìn chung khu vực sinh sống của dân cư nông thôn theo không gian của làng quê Bắc Bộ truyền thống, vấn đề quan trọng nhất hiện nay là giải quyết vấn đền nổi cộm là môi trường trong các làng và khu dân cư. Ngoài ra vấn đề nước sạch và vệ sinh thực phẩm cũng cần được quan tâm[17].

3.1.1.5. Cơ sở hạ tầng

- Về giao thông vận tải: Hệ thống giao thông vận tải trên địa bàn huyện Tiên Du đa dạng và hiện đại bao gồm: Đường sắt, đường bộ, đường sông, đường ống:

- Hệ thống nước sạch và hệ thống điện cũng đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong huyện cũng như phục vụ phát triển công nghiệp trên địa bàn:

- Hệ thống điện trên địa bàn bao gồm nguồn điện phục vụ sinh hoạt của nhân dân do Công ty điện lực một thành viên quản lý bán giá niêm yết đến tận hộ gia đình, đồng thời nguồn điện còn cung cấp cho các khu và các điểm công nghiệp đảm bảo cho sản xuất của công ty và doanh nghiệp thuận lợi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến động sử dụng tài nguyên đất theo mục tiêu phát triển bền vững huyện tiên du, tỉnh bắc ninh giai đoạn 2005 2015​ (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)