8. Cấu trúc của luận văn
3.1.3. Mục tiêu cụ thể trong các lĩnh vực kinh tế đến 2020
- Trong nông nghiệp:
Chuyển mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, hình thành các mô hình trồng trọt, chăn nuôi tập trung theo công nghệ tiên tiến, sản phẩm có chất lượng gắn với thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu và địa chỉ sản xuất cho nông sản của địa phương.
Củng cố hoạt động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp. Quản lý chặt chẽ các hoạt động sản xuất kinh doanh, giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y. Từng bước xây dựng đồng bộ các công trình hạ tầng nông thôn. Hoàn thiện dồn điền đổi thửa gắn với chỉnh trang đồng ruộng, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân thực hiện tích tụ ruộng đất để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn. Tập trung sự lãnh đạo và huy động mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng nông thôn mới, trọng tâm là phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, xã hội nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Huy động các nguồn lực và quản lý có hiệu quả phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, kiên cố hóa kênh mương trường học cũng như các công trình các trụ sở công quyền của địa phương. Thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo bền vững, đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới tạo điều kiện phát triển đồng đều các ngành sản xuất trong toàn huyện.
Bảng 3.1: Sự thay đổi cơ cấu ngành nông nghiệp năm 2015 - 2020 của huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh
Năm Cơ cấu đóng góp nội bộ ngành nông nghiệp (%)
Trồng trọt Chăn nuôi và thủy sản Dịch vụ
2015 47,7 45,9 6,4
2020 43 49,7 7,3
48% 46% 6% Năm 2015 Trồng trọt Chăn nuôi và thủy sản Dịch vụ 43% 50% 7% Dự kiến năm 2020 Trồng trọt Chăn nuôi và thủy sản Dịch vụ
Hình 3.1: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện Tiên Du 2015-2020
- Trong công nghiệp: Tạo điều kiện thu hút đầu tư nhằm giải quyết việc làm tăng lên nhanh chóng hàng năm. Thu hút vốn và dự án đầu tư vào các khu công nghiệp cũng như các điểm công nghiệp, trong đó ưu tiên các dự án công nghiệp thân thiện môi trường và có trang thiết bị hiện đại mang lại giá trị kinh tế cao cho địa phương. Khuyến khích phát triển các nghề tiểu thủ công truyền thống tại các làng nghề nhằm giải quyết việc làm dư thừa ở khu vực nông thôn cũng như nâng cao thu nhập cho người dân.
- Trong dịch vụ: Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ cũng như nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ gắn với hoạt động du lịch địa phương. Tại các điểm công nghiệp và các khu công nghiệp các loại hình dịch vụ ngày càng phát triển đáp ứng nhu cầu của ngành tại địa phương. Phối hợp với các ngành khác giữa huyện với tỉnh, giữa huyện với những tỉnh lân cận tạo sự liên hoàn trong phát triển kinh tế dịch vụ địa phương. Tranh thủ nguồn kinh phí của cấp trên để mở rộng tôn tạo và tu bổ nâng cấp các di tích văn hóa lịch sử hình thành nhiều điểm du lịch như du lịch làng nghề.