Các giải pháp cho chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nhằm quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến động sử dụng tài nguyên đất theo mục tiêu phát triển bền vững huyện tiên du, tỉnh bắc ninh giai đoạn 2005 2015​ (Trang 80 - 93)

8. Cấu trúc của luận văn

3.4.3. Các giải pháp cho chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nhằm quản lý

dụng đất bền vững

* Trong công tác quản lý đất đai

Để quản lý sử dụng đất bền vững thì phải tổ chức phổ biến, tuyên truyền về chính sách đất đai, chính sách phát triển bền vững cho cán bộ và nhân dân trong vùng vì họ là những chủ thể trực tiếp tác động vào đất đai thông qua quá trình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, NTTS và thương mại, dịch vụ.... Đồng thời thông tin, giáo dục, tư vấn cho người dân và vận động sự ủng hộ và sự tham gia tích cực của họ trong việc thực hiện các chương trình hành động quản lý sử dụng bền vững tài nguyên đất. Tăng cường năng lực quản lý đất đai cho cán bộ cấp huyện, xã, hoàn thiện định mức sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng đất, xây dựng khung giá đất cho thuê hợp lý theo vị trí và mục đích sử dụng nhằm khuyến khích các nhà đầu tư tham gia vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư, áp dụng đồng bộ chính sách về đất đai, cụ thể hoá các điều khoản về luật, các văn bản sau luật cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương trên cơ sở sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả cao phù hợp với quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất. Thiết lập cơ chế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham vấn và trao đổi hợp tác đa chiều giữa các cơ quan chính quyền, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức nghiên cứu khoa học và cộng đồng dân cư nhằm giải quyết các vấn đề ưu tiên đặc thù của địa phương, có ảnh hưởng đến phát triển bền vững.

Về chính sách đền bù GPMB: Điều chỉnh quy định về giá đất nông nghiệp tại các địa phương cho phù hợp với khả năng sinh lợi của đất và giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường. Pháp luật về bồi thường GPMB cần nghiên cứu bổ sung thêm quy định về việc “người bị thu hồi đất được góp vốn với doanh nghiệp và được chia lợi nhuận từ kết quả sản xuất doanh nghiệp”. Tuy nhiên, vấn đề này yêu cầu phải lựa chọn chủ đầu tư kỹ càng hơn để đồng vốn của dân góp vào doanh nghiệp có hiệu quả, mang lại nguồn thu bền vững, ổn định lâu dài.

* Thu hút đầu tư từ bên ngoài vào, thực hiện chính sách tín dụng.

Vốn đầu tư là yếu tố quan trọng để đảm bảo phát triển mạnh và bền vững, nhất là vốn xây dựng cơ sở hạ tầng. Vì vậy phải huy động tổng lực toàn bộ khả năng nguồn vốn bên trong, bên ngoài, tư nhân, địa phương, TW và các nguồn vốn khác, cụ thể: Khai thác nguồn quỹ tạo nguồn vốn xây dựng hạ tầng, theo quy hoạch đã được phê duyệt của cấp có thẩm quyền. Vay từ ngân hàng và tổ chức tín dụng.

* Phát triển đa ngành, đa lĩnh vực.

Trên cơ sở khai thác tiềm năng sẵn có, phát triển các ngành, các nghề đa dạng. Phát triển đô thị, dân cư trong tương lai quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh hơn cả về số lượng và quy mô, cần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, đồng thời hạn chế việc di chuyển quá mức dân cư và lao động nông thôn vào các đô thị, KCN để đảm bảo phát triển đa mục đích một cách bền vững cần có quản lý đa ngành và đa lĩnh vực.

* Về cơ chế chính sách phát triển kinh tế.

Tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính cho các nông hộ phát huy thực hiện các quyền của người sử dụng đất (chuyển nhượng, cho thuê...), cần chia nhỏ (càng nhiều càng tốt) giai đoạn chuyển dịch đất nông nghiệp sang đất công nghiệp và đất ở để tránh bị sốt đột ngột về tác động giá đất, sốc về kinh tế, xã hội, hạn chế quyết liệt đối với các đối tượng có hành vi đầu cơ, kinh doanh nhà ở, đất ở (không có nhu cầu thực sự).

* Về cơ chế, chính sách xã hội.

Thường xuyên quan tâm đến quan hệ xã hội của gia đình nông hộ: sức khoẻ, kiến thức xã hội, mối quan hệ làng xóm, sinh hoạt cộng đồng (hội họp, giao lưu, xem phim, xem hát... ), người mắc tệ nạn xã hội trong làng xóm và môi trường thiên nhiên.

* Chính sách phân công lại lao động, giải quyết việc làm cho người dân bị mất đất.

Phân công lại lao động nông thôn, đào tạo lại lao động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại - dịch vụ liên quan đến sử dụng đất bền vững. Tiến

hành phân loại lực lượng lao động nông nghiệp hiện tại, xác định các nhóm lao động sẽ chuyển khỏi sản xuất nông nghiệp (chuyển nghề) trong ngắn hạn và dài hạn, nhóm sẽ tiếp tục hoạt động nông nghiệp, công nghiệp lâu dài. Việc giải quyết việc làm cho hộ nông dân sau khi đất canh tác giành cho việc phát triển công nghiệp là việc làm không ít khó khăn, không phải một sớm một chiều mà rất cần sự năng động, nỗ lực của mỗi người dân cùng với biện pháp trước mắt và lâu dài của các cấp Đảng uỷ chính quyền địa phương, các nhà lãnh đạo, nhà quản lý. Tuy nhiên, để có thể giải quyết việc làm cho người nông dân bị mất đất sản xuất nông nghiệp cần phải có những giải pháp cụ thể, thiết thực. Trên cơ sở phỏng vấn một số lãnh đạo địa phương, các hộ nông dân bị mất đất sản xuất tôi đề xuất một số giải pháp để giải quyết việc làm cho người nông dân bị mất đất sản xuất nông nghiệp cụ thể như sau:

Ký kết các ràng buộc với doanh nghiệp khi thuê đất phải nhận con em địa phương vào làm việc tại các khu công nghiệp. Theo như quy định của UBND huyện Tiên Du, sử dụng có hiệu quả quỹ quốc gia giải quyết việc làm theo Nghị quyết 120 cho các dự án tạo thêm nghề mới trong nông thôn để tạo việc làm mới cho những lao động nhỡ tuổi. Trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường đã mở ra hàng loạt các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất đã đáp ứng phần nào nhu cầu lao động và tạo được việc làm cho con em địa phương. Việc đầu tư phát triển các dự án KCN, Cụm công nghiệp trên địa bàn cũng đã giải quyết được nhu cầu việc làm cho người lao động của địa bàn các xã, thị trấn trong huyện. Theo điều tra tỷ lệ con em được vào các khu công nghiệp là khoảng 20 - 30 %. Do đó, hàng nghìn lao động ở nông thôn đã có việc làm ổn định, có thu nhập cao hơn nhiều so với thu nhập từ sản xuất nông nghiệp. Đây cũng là nguyên nhân làm cho cơ cấu lao động trên địa bàn huyện có sự thay đổi theo hướng tăng tỷ lệ lao động phi nông nghiệp, giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp.

Thực hiện chính sách đền bù một cách thoả đáng, đúng pháp luật, ngăn chặn những tiêu cực trong quá trình giải phóng mặt bằng, đồng thời hỗ trợ người dân có đất bị thu hồi tạo lập cuộc sống mới, nghề mới. Một trong những

mối quan tâm của nhà nước ta hiện nay đó là việc thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu tư không được làm ảnh hưởng xấu đến đời sống của người dân có đất bị thu hồi, đặc biệt là thuộc diện hộ nghèo. Ngoài các chính sách hồ trợ ổn định đời sống, ổn định sản xuất, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp như trước đây, chính sách hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trong thời kỳ này đã được quy định theo hướng tạo điều kiện cho các hộ nghèo vượt nghèo, các hộ bị mất đất nông nghịêp có đất phi nông nghiệp để có thể chuyển nghề từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất phi nông nghiệp. Chẳng hạn như các hộ nghèo bị thu hồi đất thì được hỗ trợ vượt nghèo từ 3 năm tới 10 năm theo mức và thời gian do UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định, hộ sản xuất nông nghiệp bị thu hồi trên 30% đất nông nghiệp mà không có đất nông nghiệp để bồi thường thì được giao đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp, trường hợp không có đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp thì những thành viên trong hộ còn trong độ tuổi lao động được hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp. Khi các doanh nghiệp vào thuê đất trên địa bàn để sản xuất, ngoài việc phải đền bù theo khung giá đất của UBND tỉnh quy định (Theo quyết định số 225/2004/QĐ ngày 28/12/2004 quy định về khung giá đất. Các doanh nghiệp còn phải có mức hỗ trợ cho việc chuyển nghề của người nông dân có đất bị thu hồi, theo quy định mức hỗ trợ chuyển nghề 14.700 đ/m2 đất. Như vậy sau khi mất đất với số tiền được đền bù cùng với mức tiền hỗ trợ chuyền nghề. Người dân sẽ có điều kiện đầu tư chuyển sang nghề khác ngoài nông nghiệp. Thực tế nhiều hộ gia đình sau khi chuyển sang nghề khác đã cho thấy hiệu quả cao hơn rất nhiều so với sản xuất nông nghiệp trước đây.Theo quy định mức hỗ trợ để ổn định đời sống 5300 đ/m2.

Tăng cường các lớp đào tạo nghề, đào tạo nguồn nhân lực để người lao động có đủ trình độ làm việc trong các khu công nghiệp

Công tác dạy nghề cho nông dân đã được thực hiện tại Bắc Ninh từ năm 2004. Đây là một việc làm mới nên bước đầu còn gặp nhiều khó khăn. Song dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh, các ngành Lao động - TBXH, Tài chính, Kế hoạch, Đầu tư, NN & PTNT đã phối hợp chặt chẽ trong việc xây dựng và chỉ

đạo thực hiện kế hoạch. Đặc biệt là phòng quản lý dạy nghề thuộc Sở Lao động - TBXH đã nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích cực tham gia xây dựng và sớm triển khai kế hoạch dạy nghề cho nông dân đến tất cả các huyện, thị xã, các đơn vị dạy nghề đóng trên địa bàn tỉnh. Đầu năm 2005, Bắc Ninh có 10 cơ sở dạy nghề công lập, bao gồm: 3 trường dạy nghề, 2 trường trung học có dạy nghề, 2 trung tâm dịch vụ việc làm có dạy nghề và 3 trung tâm dạy nghề. Đây là một trong những bước đi quan trọng trong quá trình giải quyết việc làm cho người dân, bằng việc trang bị cho họ kiến thức, tay nghề để người lao động có thể tự lập trong vấn đề tìm kiếm việc làm.

Đẩy mạnh việc mở rộng quy mô hoạt động của các làng nghề truyền thống, xây dựng hình thành một số nghề mới, sản phẩm mới trên địa bàn để thu hút lao động dư thừa. Trong những năm qua trước sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế của huyện, có sự đóng góp không nhỏ của một số ngành nghề truyền thống mới được phục hồi và phát triển trở lại như: nghề gia công tơ tằm, nghề làm bún, nghề xây dựng, nghề chế biến và bảo quản nông sản sau thu hoạch, nghề thêu ren, nghề mây tre đan xuất khẩu, nghề sản xuất vật liệu xây dựng, nghề làm bếp than tổ ong... Bên cạnh đó, sự phát triển của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã đóng góp không nhỏ cho việc giải quyết việc làm của địa phương như khu công nghiệp Tiên Sơn, cụm công nghiệp làng nghề Phú Lâm, Khu công nghiệp Đại đồng - Hoàn Sơn, Cụm công nghiệp Khắc Niệm, Cụm công nghiệp Hạp Lĩnh... tuy đã có một vài doanh nghiệp đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng cũng đã giải quyết được một số lượng lao động không nhỏ.

Thực hiện các dự án xuất khẩu lao động. Để góp phần giải quyết việc làm cho người nông dân bị mất đất sản xuất, ngoài việc ký kết ràng buộc với các doanh nghiệp, thực hiện chính sách đền bù, mở rộng đào tạo nguồn nhân lực và phát triển các làng nghề, huyện Tiên Du còn thực hiện đẩy mạnh các dự án xuất khẩu lao động. Công tác xuất khẩu lao động được coi là giải pháp quan trọng trong chương trình việc làm của huyện. Hàng năm với công tác xuất khẩu lao động, đã có nhiều lao động có việc làm. Trong những năm qua công tác

xuất khẩu lao động đã góp phần tích cực trong việc giải quyết việc làm cho nhiều lao động trong huyện. Vì vậy, trong giai đoạn tới, cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác xuất khẩu lao động để có thể giải quyết cho nhiều lao động trong huyện có việc làm.

Huyện Tiên Du đã phối hợp với các công ty AISENCO, công nghiệp Quốc phòng, Công ty vận tải Biển Bắc… đưa 715 lao động địa phương đi lao động tại Malaysia, các nước Trung Đông, Ả rập. Trong những năm qua công tác xuất khẩu lao động đã góp phần tích cực trong việc giải quyết việc làm cho nhiều lao động trong huyện. Vì vậy, trong giai đoạn tới, cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác xuất khẩu lao động để có thể giải quyết cho nhiều lao động có việc làm.

* Giải pháp về mặt kỹ thuật.

Giải pháp sử dụng đất nông nghiệp. Trong sản xuất nông nghiệp nhờ tăng cường các biện pháp đầu tư thâm canh, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ một cách tích cực theo hướng tăng trà lúa xuân muộn đạt 81,2% diện tích, mùa trung đạt 82% diện tích và gieo cấy bằng các giống chủ lực như lúa thuần, lúa lai trung quốc, trong đó giống Q5, khang dân chiếm 66% diện tích. Cơ cấu trà và giống lúa tiếp tục được chuyển dịch theo hướng tăng cường mở rộng trà xuân muộn, sử dụng các giống lúa lai, lúa chất lượng cao trên cơ sở quy vùng sản xuất tập trung, chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hoá.

Từ việc thâm canh tăng vụ nên đất bị ảnh hưởng đến chất lượng xấu. Vì vậy cần phải có giải pháp để cải tạo và nâng cao chất lượng đất.

Áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Hướng sản xuất trong nông nghiệp phải theo hướng sản xuất hàng hoá, muốn vậy, trước hết cần thực hiện tốt công tác dồn điền đổi thửa tạo nên những vùng chuyên môn hoá sản xuất đảm bảo cho việc áp dụng khoa học kỹ thụât được dễ dàng, thực hiện gieo trồng những cây có giá trị kinh tế cao. Huyện đã tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho các lượt hộ nông dân về chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật như: trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản. Công tác bảo vệ thực vật từ khâu điều tra, dự thính, dự báo sâu bệnh được chỉ đạo kịp thời góp phần đưa năng suất, sản

lượng khá. Công tác dồn điền đổi thửa được tiến hành từ nhiều năm, thực hiện dồn điền đổi thửa từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn để xây dựng các vùng sản xuất hàng hoá tập trung. Nghị quyết 03/NQ - TW ngày 30/03/1998 tỉnh uỷ Bắc Ninh “Về việc chuyển đổi ruộng đất giữa các hộ nông dân” và hướng dẫn 01/HD ngày 20/5/1998 của Ban chỉ đạo chuyển đổi ruộng đất tỉnh Bắc Ninh “Về việc trình tự tiến hành chuyển đổi ruộng đất từ ô thửa nhỏ sang ô thửa lớn”. Nguồn vốn đầu tư được huy động chủ yếu từ phía bà con, còn huyện một phần nào hỗ trợ một phần kinh phí, giống, các chi phí công cộng. Một số xã có bà con nông dân bị mất đất sản xuất nông nghiệp nay chuyển nghề khác thì xã đứng ra bảo lãnh vay vốn cho bà con tạo điều kiện cho bà con phát triển sản xuất, ổn định đời sống, khuyến khích nhân dân phát triển tiểu thủ công nghiệp. Thực hiện mở rộng diện tích đất nông nghiệp, trong đó xây dựng các công trình thuỷ lợi và cứng hoá kênh mương phải coi là giải pháp quan trọng, thực hiện tốt các chương trình, dự án về khai thác diện tích đất chưa sử dụng vào sản xuất nông nghiệp. Nghiên cứu các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt để thực hiện thành công việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng hàng hoá và tăng giá trị sản phẩm trên 1 ha canh tác. Tìm thị trường, đầu ra cho sản xuất.

Tập trung khai thác thị trường trong nước và thị trường nước ngoài để tiêu thụ sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm gắn với làm tốt công tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến động sử dụng tài nguyên đất theo mục tiêu phát triển bền vững huyện tiên du, tỉnh bắc ninh giai đoạn 2005 2015​ (Trang 80 - 93)