Tình hình khai thác sử dụng đất ở vùng Đồng Bằng Sông Hồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến động sử dụng tài nguyên đất theo mục tiêu phát triển bền vững huyện tiên du, tỉnh bắc ninh giai đoạn 2005 2015​ (Trang 30 - 31)

8. Cấu trúc của luận văn

1.2.2. Tình hình khai thác sử dụng đất ở vùng Đồng Bằng Sông Hồng

Đồng bằng Sông Hồng là đồng bằng châu thổ rộng lớn thứ 2 sau Đồng bằng Sông Cửu Long. Năm 2015 nhóm đất nông nghiệp của đồng bằng có diện tích 1.380,57 nghìn ha, chiếm 65,31% diện tích tự nhiên của vùng và 5,15% nhóm đất nông nghiệp của cả nước, trong đó: “Diện tích đất trồng lúa là 586,50 nghìn ha, đất rừng phòng hộ 173,46 nghìn ha, đất rừng đặc dụng 79,11 nghìn ha, đất rừng sản xuất 266,81 nghìn ha, đất nuôi trồng thủy sản 107,45 nghìn ha,

đất làm muối là 1,15 nghìn ha”. Ngoài ra còn có các nhóm đất khác như đất phi nông nghiệp là 653,36 nghìn ha, đất chưa sử dụng 79,61 nghìn ha…

Trong những năm qua Đồng bằng Sông Hồng cũng như các vùng khác trong cả nước thực hiện nghiêm công tác quản lý đất đai tuân theo Điều 6 của luật đất đai năm 2003 quy định: quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai. Đồng bằng Sông Hồng có 13 đơn vị đất đai chia ra làm ba vụ chính là : Vụ xuân, vụ mùa và vụ đông. Cây trồng chủ yếu là cây lúa nước, bên cạnh đó là các cây công nghiệp ngắn ngày khác [15].

Trong những năm qua quá trình công nghiệp hóa ở ĐBSH diễn ra hết sức mạnh mẽ. Đi cùng với quá trình đô thị hóa là quá trình công nghiệp hóa, đã kéo theo diện tích đất sử dụng cho mục đích nông nghiệp không ngừng giảm sút, vì vậy cần phải có quy hoạch và quy hoạch diện tích đất cho hoạt động phi nông nghiệp, nhưng vẫn phải đảm bảo phát triển kinh tế một cách hợp lý, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp luôn được quan tâm một cách thường xuyên[17].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến động sử dụng tài nguyên đất theo mục tiêu phát triển bền vững huyện tiên du, tỉnh bắc ninh giai đoạn 2005 2015​ (Trang 30 - 31)