Quy hoạch diện tích cho hoạt động sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến động sử dụng tài nguyên đất theo mục tiêu phát triển bền vững huyện tiên du, tỉnh bắc ninh giai đoạn 2005 2015​ (Trang 76 - 78)

8. Cấu trúc của luận văn

3.4.1. Quy hoạch diện tích cho hoạt động sản xuất nông nghiệp

* Hiện trạng quy hoạch

Diện tích đất nông nghiệp tuy không lớn nhưng tiềm năng của đất đối với sản xuất nông nghiệp là rất cao, để khai thác hết tiềm năng đất ta rất cần có

sự chỉ đạo của các cấp, ban ngành và sự chung tay của nhân dân. Huyện luôn coi sản xuất nông nghiệp là một thế mạnh trong phát triển, để sản xuất nông nghiệp phát huy hơn nữa thế mạnh của mình thì việc quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp tập trung cũng như áp dụng khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất cây trồng luôn được ưu tiên áp dụng.

Đề án “Quy hoạch, phát triển vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung giá trị kinh tế cao giai đoạn 2011-2015”. Huyện đã tập trung chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn với 2 Đề án “Quy hoạch, phát triển vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung giá trị cao”, “Tập trung nguồn lực quy hoạch và đầu tư xây dựng nông thôn mới”. Với sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền của huyện Tiên Du đã tích cực đẩy mạnh sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từ đó năng suất cũng như sản lượng nông nghiệp không ngừng tăng. Năm 2011 tỷ trọng trong sản xuất nông nghiệp của huyện (tỷ trọng trong trồng trọt chiếm 45,0%; trong chăn nuôi thủy sản chiếm 50,0%, trong dịch vụ nông nghiệp chiếm 5,0%); Đến năm 2015 (tỷ trọng ngành trồng trọt đạt 47,7% tăng 2,7%; Chăn nuôi thủy sản đạt 45,9% giảm 4,1%; dịch vụ nông nghiệp đạt 6,4% tăng 1,4%)[1].

Theo phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết: Trên địa bàn huyện Tiên Du vụ mùa năm 2016 đã quy hoạch được 84 vùng sản xuất cây lúa và rau màu tập trung đang phát huy hiệu quả tích cực. Người dân của huyện tích cực áp dụng cơ giới hóa sản xuất cũng như ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, áp dụng các giống cây con mới cho năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất và công tác phòng trừ sâu bệnh. Sản lượng lương thực bình quân đầu người đạt 525 kg/người/năm. Giá trị sản phẩm trên một ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy hải sản bình quân đạt 108 triệu đồng.

Về chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản đã phát triển ổn định, nhiều mô hình trang trại chăn nuôi tập trung theo phương thức công nghiệp tiên tiến được hình thành và phát triển, hiệu quả của chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản đã đem lại giá trị kinh tế cao, luôn gắn sản lượng - chất lượng với thị trường tiêu thụ. Tận dụng mặt nước ao hồ sông ngòi mà diện tích thủy sản ước đạt khoảng 1200 ha.

Để đảm bảo chất lượng nông sản, nhằm nâng cao giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường, huyện đã tập trung các nguồn lực thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới; Kết cấu hạ tầng nông thôn trên địa bàn 14 xã, thị trấn ngày một đổi thay khang trang tràn đầy sức sống một vùng quê thuần nông của tỉnh Bắc Ninh.

Phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện luôn gắn với mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững, một nền sản xuất nông nghiệp bền vững phải luôn đạt được mục tiêu về kinh tế ngoài ra còn đảm bảo về mặt xã hội và môi trường. Sản xuất nông nghiệp không chỉ cho sản lượng cao mà còn phải cho ra sản lượng nông sản đảm bảo đầy đủ các tiêu chí cho tiêu dùng trong nước và để xuất khẩu[20].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến động sử dụng tài nguyên đất theo mục tiêu phát triển bền vững huyện tiên du, tỉnh bắc ninh giai đoạn 2005 2015​ (Trang 76 - 78)