Tình hình khai thác sử dụng đất ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến động sử dụng tài nguyên đất theo mục tiêu phát triển bền vững huyện tiên du, tỉnh bắc ninh giai đoạn 2005 2015​ (Trang 29 - 30)

8. Cấu trúc của luận văn

1.2.1. Tình hình khai thác sử dụng đất ở Việt Nam

Tổng diện tích đất tự nhiên của nước ta khoảng 33 triệu ha [19]; xếp thứ 59 trên thế giới trên tổng số hơn 200 quốc gia. Theo niên giám thống kê năm 2013 dân số nước ta 89.708.900 người, với dân số này nước ta là nước đông

dân, dân số đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á (sau Inđonexia và Philippin), đứng thứ 7 ở Châu Á và đứng thứ 13 trên thế giới.

Trong khi diện tích nước ta thuộc loại trung bình mà dân số lại đông, nên bình quân đất trên đầu người đã thấp lại còn có xu hướng ngày một giảm. Khu vực đồi núi có diện tích tự nhiên chiếm 3/4 diện tích toàn quốc, là khu vực gặp nhiều trở ngại khó khăn. Nước ta nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, đất chiếm trên 60% là đất feralit (là loại đất dễ bị thoái hóa do hiện tượng mưa tập trung lớn theo mùa, lớp phủ thực vật mất). Vì vậy khu vực đồi núi gặp nhiều thách thức khó khăn khi phát triển kinh tế, nhất là hoạt động sản xuất nông nghiệp. Khu vực đồng bằng diện tích chỉ chiếm khoảng 1/4 dân số tập trung tới 75% (thống kê năm 2006) nên khu vực đồng bằng đất chật người đông, bình quân đất canh tác trên người vào loại thấp nhất trên thế giới. Nước ta diện tích có ý nghĩa quan trọng nhất trong nông nghiệp là diện tích đất phù sa chiếm khoảng 9%, tiếp đó là đất xám bạc màu chiếm 7,4%, đất feralit (đỏ vàng, vàng đỏ) chiếm khoảng 50%, đất mùn trên núi chiếm khoảng 9%.

Diện tích bình quân đầu người của nước ta thấp nhất khu vực và vào loại thấp nhất trên thế giới. Những năm gần đây, do chủ chương toàn dân đẩy mạnh bảo vệ rừng, nên diện tích đất trống, đồi trọc giảm mạnh. Tuy nhiên diện tích đất đai bị suy thoái vẫn còn rất lớn. Hiện cả nước có khoảng 9,3 triệu ha đất bị đe dọa hoang mạc hóa (chiếm khoảng 28% diện tích đất đai). Để đất luôn là mảnh đất màu mỡ cho nông nghiệp phát triển cũng như cung cấp sản phẩm cho con người, vì vậy chúng ta cần phải khai thác sử dụng cũng như bảo vệ tài nguyên (đất đai) quan trọng số một của nông nghiệp này một cách hiệu quả nhất[7].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến động sử dụng tài nguyên đất theo mục tiêu phát triển bền vững huyện tiên du, tỉnh bắc ninh giai đoạn 2005 2015​ (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)