Tương quan giữa các biến trong mô hình

Một phần của tài liệu 025 ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính tới hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 64)

Nghiên cứu thực hiện kiểm tra tương quan chéo giữa biến trong mô hình trên phần mềm Stata. Trong trường hợp hệ số tương quan Pearson lớn hơn 0,8, sẽ thể hiện sự tương quan lớn giữa 2 biến và sẽ gây ra ảnh hưởng tới mô hình. Vì vậy, chỉ số này nên nhỏ hơn 0,8.

LIQ -0.1182 - 0.2560 0.0041 -0.3332 0.1676 1.0000 TANG 0.1652 0.1157 -0.0029 0.2911 0.1085 -0.6152 1.0000 GDP -0.0058 - 0.0315 -0.0711 0.0221 0.0238 -0.0339 0.1015 1.0000 INF -0.0909 - 0.0981 -0.0805 0.0222 -0.0219 -0.0516 0.1020 0.8396 1.0000 FL 0.0341 - 0.2942 0.1576 -0.2033 0.0090 0.2425 0.1288 0.0860 0.0849 1.0000 CR 0.1567 0.0709 -0.1269 -0.0615 - 0.1593 0.0270 -0.0692 -0.1181 -0.1261 0.1055 1.0000 QR 0.1039 0.2389 -0.1770 -0.1088 - 0.0375 -0.0522 -0.1645 - 0.1366 -0.1348 - 0.2909 0.5785 1.0000

Biến Pool OLS FEM REM

Coefficient P value

Co.efficient P value Co.efficient P value

SIZE 0.4198 0.4270 3.2698 0.0430 0.9688 0.2490 ~GM 0.2692 0.0000 0.2821 0.0000 0.2754 0.0000 TURN 13.5284 0.0000 10.2882 0.0000 11.5731 0.0000 TIQ -1.8861 0.5870 -0.9550 0.8290 -1.4763 0.7050 TANG 0.0620 0.1760 -0.1062 0.2280 0.0134 0.8240 GDP 62.6427 0.0510 74.2989 0.0090 67.4326 0.0170 INF -115.5574 0.0160 -110.3680 0.0100 -118.7670 0.0050 ^FL 0.6106 0.0360 0.4859 0.3650 0.6573 0.0840 "CR 2.0745 0.0020 0.9593 0.2650 1.6113 0.0320 54

(Nguồn: Tính toán của tác giả)

Dựa vào bảng trên, có thể thấy đa phần tương quan giữa các biến đều ở mức nhỏ hơn 0,8 và ở mức tương đối thấp, ngoại trừ 2 biến kiểm soát vĩ mô là tỉ lệ lạm phát (INF) và biến tốc độ tăng trưởng GDP (GDP) đạt mức 0.8396. Một số cặp biến cũng cho hệ số tương quan ở mức cao là hệ số thanh toán nhanh (QR) và hệ số thanh toán hiện hành (CR) ở mức 0.5785.

Xem xét về số liệu tại nhóm biến độc lập, có thể thấy biến tổng nợ trên vốn chủ sở hữu (FL) có giá trị tương quan tương đối thấp với vòng quay tổng tài sản (TURN) ở mức 0,009.

Cuối cùng, với các cặp biến độc lập trong mô hình hầu như đều đạt mức thấp, nghiên cứu khẳng định rằng gần như không xuất hiện tương quan chéo giữa các biến trong cả 2 mô hình được xây dựng.

3.2.3 Ket quả hồi quy mô hình với biến ROE

QR 2.6695 0.0930 3.1867 0.0730 2.9141 0.0780 Prob > F 0.0000 0.0000 0.0000 R-Squared 0.4147 F-test Prob > F = 0.0000 Hausman Prob>chi2 = 0.6276 55

Kiểm định Kết quả Ý nghĩa

Đa cộng tuyến Mean VIF = 1.98 Không xuất hiện đa cộng tuyến

(Nguồn: Tính toán của tác giả)

Phân tích kết quả kiểm định pooled OLS với ROE

Ket quả mô hình cho thấy, hệ số Significance - F bằng 0.0000 (nhỏ hơn 0.05), điều này giải thích cho việc mô hình nghiên cứu có ý nghĩa. Giá trị R bình phương là 0.4147, thể hiện các biến độc lập và biến kiểm soát trong mô hình giải thích cho 41,17% sự thay đổi của biến phụ thuộc.

Kết quả từ kiểm định pooled OLS cũng chỉ ra mối quan hệ giữa các biến độc lập và phụ thuộc thông qua chỉ số P value (P>|t|). Chỉ số này sẽ phản ánh mức ý nghĩa tương quan giữa 2 biến. Thông thường khi chỉ số này nhỏ hơn 5% sẽ phản ánh mức ý nghĩa tới hơn 95%, hay nói cách khác 5% phản ánh khả năng mà giả thuyết có thể sai.

Với nhóm biến độc lập:

Các biến trong nhóm biến độc lập cho mức ý nghĩa 1% và 5% với biến phụ thuộc lần lượt là hệ số thanh toán nhanh (CR) và tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (FL). Ngoài ra, biến hệ số thanh toán nhanh (QR) cũng cho mức ý nghĩa 10%

Với biến FL, kết quả cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa FL và ROE khi cho giá trị Co.efficient là 0.6105, từ đó bác bỏ giả thuyết H1.

Với biến CR, kết quả cho thấy mối quan hệ cùng chiều với ROE ở mức ý nghĩa 5%, theo đó nghiên cứu chấp nhận giả thuyết H2.

Với biến QR, kết quả cho thấy mối quan hệ cùng chiều với ROE ở mức ý nghĩa 10%, theo đó nghiên cứu chấp nhận giả thuyết H3.

Với nhóm biến kiểm soát:

56

Biến biên lợi nhuận gộp (GM) có P value = 0.000 (<0.01) và hệ số tương quan coefficient có giá trị là 0.4198. Điều này thể hiện rằng tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa biến GM và ROE. Từ đó chấp nhận giả thuyết H5.

Biến vòng quay tổng tài sản (TURN) có giá trị P value = 0.0000 (<0.01) và coefficient có giá trị 13.5283, thể hiện mối quan hệ cùng chiều giữa TURN và ROE. Theo đó, nghiên cứu chấp nhận giả thuyết H7.

Biến tỷ lệ lạm phát cũng cho P value nhỏ hơn 0,05 với hệ số tương quan cho giá trị là -115.5574. Điều này thể hiện một mối tương quan ngược chiều giữa tỉ lệ lạm phát và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Theo đó nghiên cứu chấp nhận giả thuyết H9.

Các biến khác như SIZE, LIQ, TANG, GDP, QR không có ảnh hưởng tới ROE.

Mô hình khắc phục khuyết tật

Bảng 3. 5 Kết quả kiểm định khuyết tật của mô hình pooled OLS với biến phụ thuộc ROE

Phương sai thay đổi

Prob > chi2 =0.0014

Có phương sai sai số thay đổi

(Nguồn:Tính toán của tác giả)

Để đánh giá mức độ tương quan tuyến tính giữa các biến độc lập trong mô hình, nghiên cứu xem xét về sự đa cộng tuyến, theo đó sử dụng VIF. Với VIF lớn hơn 10 sẽ cho thấy rằng có vấn đề trong số lượng cộng tuyến. Kết quả cho thấy Mean VIF là 1.98 (nhỏ hơn 10), nghiên cứu khẳng định mô hình không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.

Kiểm định Kết quả Ý nghĩa

Nghiên cứu sử dụng kiểm định White với giả thuyết H0 là phương sai sai số của mô hình không đổi và giả thuyết H1 là phương sai sai số trong mô hình thay đổi. Kết quả nghiên cứu cho giá trị Prob > chi2 = 0.0014 (nhỏ hơn 0,05), từ đó ta bác bỏ giả thuyết H0 và kết luận rằng mô hình tồn tại phương sai sai số thay đổi.

Để đánh giá về mức độ tương quan giữa các biến trong chuỗi thời gian, nghiên cứu xét về hiện tượng tương quan chuỗi với việc sử dụng kiểm định Wooldridge. Kiểm định này có giả thuyết H0 là không có hiện tượng tương quan chuỗi. Theo đó, kết quả thu được Prob > F = 0.0207 (nhỏ hơn 0.05). Ta bác bỏ giả thuyết H0 và khẳng định rằng mô hình tồn tại hiện tượng tương quan chuỗi.

Phân tích kết quả mô hình FEM, REM với ROE

Kiểm định F với giả thuyết H0 là mô hình FEM phù hợp hơn kiểm định pooled OLS cho giá trị Prob > F = 0.000 (nhỏ hơn 0.05). Theo đó, nghiên cứu bác bỏ giả thuyết H0 và cho rằng FEM phù hợp hơn kiểm định pooled OLS.

Nghiên cứu sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình phù hợp trong 2 mô hình FEM, REM với giả thuyết: H0 mô hình REM phù hợp hơn, và H1 mô hình FEM phù hợp hơn, kết quả thu được Prob>chi2 = 0.6276 (lớn hơn 0.05).

Từ đó, nghiên cứu lựa chọn mô hình REM với việc bác bỏ giả thuyết H0.

Từ kết quả của kiểm định REM, ta thu được các biến có ảnh hưởng tới ROE với mức tại mức ý nghĩa 1% bao gồm GM, TURN, INF và mức ý nghĩa 5% là GDP và CR. Cụ thể:

Trong nhóm biến kiểm soát, biến GM, TURN, GDP cho thấy ảnh hưởng cùng chiều tới ROE, trong khi đó INF cho tác động ngược chiều với biến ROE. Theo đó, chấp nhận các giá thuyết H5, H7, H9, H10.

Trong nhóm biến độc lập, cho thấy biến CR có mối quan hệ cùng chiều với ROE tại mức ý nghĩa 5%, theo đó chấp nhận giả thuyết H2.

Xét trên mức ý nghĩa 10%, kết quả cho thấy hai biến FL và QR đều cho mối quan hệ cùng chiều với biến kiểm soát với hệ số Co.efficient lần lượt là 0.6573 và 1.6113. Theo đó, nghiên cứu bác bỏ giả thuyết H1, và chấp nhận giả thuyết H3.

58

Nghiên cứu thực hiện kiểm định các khuyết tật của mô hình, với kết quả được trình bày dưới bảng sau:

Bảng 3. 6 Kết quả kiểm định khuyết tật của mô hình REM với biến phụ thuộc

Kiểm định LM Prob>chibar2=0.0000

Có phương sai sai số thay đổi

kiểm định Wooldridge

Prob > F = 0.0207 Tồn tại tương quan chuỗi

Biến

Kiểm định GLS với biến phụ thuộc ROE

Coefficient P value

(Nguồn:Tính toán của tác giả)

Để đánh giá phương sai thay đổi trong mô hình REM, nghiên cứ sử dụng kiểm định sử dụng kiểm định LM - Breusch and pagan Lagrangian Multiplier, với giả thuyết H0 là phương sai sai số trong mô hình không đổi. Ket quả thu được Prob > chibar2 = 0.0000 (nhỏ hơn 5%). Điều này dẫn tới việc bác bỏ giả thuyết H0, hay mô hình tồn tại phương sai sai số thay đổi.

Để đánh giá hiện tượng tương quan chuỗi trong mô hình, nghiên cứu sử dụng kiểm định Wooldridge với giả thuyết H0 là tồn tại hiện tượng tương quan chuỗi. Ket quả cho thấy Prob > F = 0.0207 nhỏ hơn 5%. Từ đó bác bỏ giả thuyết H0, và khẳng định rằng mô hình tồn tại hiện tượng tương quan chuỗi.

Mô hình khắc phục các khuyết tật

Để khắc phục khuyết tật tồn tại trong mô hình REM, nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy tổng quát (GLS)

SIZE 0.5785 0.2510 GM 0.1929 0.0000 TURN 9.9701 0.0000 LIQ 0.2218 0.9350 TANG 0.0854 0.0200 GDP 44.4669 0.0070 INF -68.7723 0.0080 FL 0.3965 0.0970 CR 1.1444 0.1360 QR 1.4961 0.3060 59

Biến

Pool OLS____________ FEM______________ REM______________ Co.efficient P value Co.efficient P

value Co.efficient Pvalue

SIZE -0.1220 0.6420 1.4409' 0.0680 0.1622' 0.6800 GM 0.1727 0.0000 0.1850 0.0000 0.1794 0.0000 TURN 6.5293 0.0000 3.9675 0.0000 5.3036 0.0000 LIQ_______ -3.9180 0.0230 -0.6500 0.7700 -2.0610 0.2850 TANG -0.0060 0.7960 -0.0290 0.5060 -0.0040 0.9040 GDP 26.3320 0.0980 31.5900 0.0270 28.2230 0.0480 INF_______ -51.1300 0.0300 -51.5900 0.0170 -53.2900 0.0120 FL________ -0.2060 0.1520 -0.1560 0.5630 -0.1720 0.3460 CR________ 0.1761 0.6000 -0.5180 0.2300 -0.1290 0.7290 QR 3.3048 0.0000 4.0440 0.0000 3.6821 0.0000 Prob > F 0.0000______________ 0.0000____________ 0.0000____________ R-Squared 0.5042______________ F-test Prob > F = 0.0000__________________________________________ Hausman Prob>chi2 =0.1809_____________________

(Nguồn:Tính toán của tác giả)

Theo kết quả nghiên cứu các biến cho mức ý nghĩa 5% với P value nhỏ hơn 0.05 hoàn toàn là các biến kiểm soát, bao gồm: biên lợi nhuận gộp (GM), vòng quay tổng tài sản (TURN), chỉ số tài sản cố định trên tổng tài sản (TANG), tốc độ tăng trưởng (GDP), tỷ lệ lạm phát (INF).

Có thể thấy, biến GM, INF, GDP, TURN đều cho thấy mức ý nghĩa 1% với hệ số P value nhỏ hơn 0.01.

Biến GM cho mối quan hệ cùng chiều với biến ROE khi có giá trị Coefficient là 0.1929. Nghiên cứu chấp nhận giả thuyết H5.

Biến TURN thể hiện mối quan hệ cùng chiều với ROE khi cho giá trị Coefficient là 9.9701. Nghiên cứu chấp nhận giả thuyết H7.

Với 2 biến kiểm soát vĩ mô INF và GDP, kết quả cho thấy mối quan hệ cùng chiều của ROE với GDP khi có Coefficient là 44.4669 và ngược chiều của ROE

60 với INF khi cho Co.efficient là -68.7723. Theo đó, nghiên cứu chấp nhận giả thuyết H9 và H10.

Với mức ý nghĩa 10%, nghiên cứu cho thấy biến tỷ lệ nợ trên tổng vốn chủ sở hữu (FL) có mối quan hệ cùng chiều với ROE khi cho giá trị Co.efficient là 0.3965. Từ đó, bác bỏ giả thuyết H1.

3.2.4 Ket quả hồi quy mô hình với biến ROA

Kiểm định Kết quả Ý nghĩa Đa cộng tuyến Mean VIF =

1.98

Không xuất hiện đa cộng tuyến

Phương sai thay Prob > chi2 Không có phương sai sai số

đổi =0.0051 thay đổi

(Nguồn:Tính toán của tác giả)

Phân tích kết quả kiểm định pooled OLS với ROA

Tương tự với biến phụ thuộc ROE, kết quả với biến ROA cho Prob > F = 0.0000 (nhỏ hơn 0.05) cho thấy mô hình có ý nghĩa. Với R bình phương là 0.5042, thể hiện các biến độc lập giải thích 50.42% ý nghĩa về sự thay đổi trong biến phụ thuộc ROA.

61

Theo kết quả nghiên cứu các biến cho ý nghĩa với P value nhỏ 1% là biên lợi nhuận gộp (GM), vòng quay tổng tài sản (TURN), hệ số thanh toánh nhanh (QR). Cụ thể như sau:

Với GM, kết quả cho thấy mối quan hệ cùng chiều với ROA khi cho Coefficient là 0.1727. Theo đó, nghiên cứu chấp nhận giả thuyết H5. Biến TURN cho giá trị Coefficient là 6.52932, từ đó cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa TURN và ROA. Nghiên cứu chấp nhận giả thuyết H7. Biến QR cho thấy mối quan hệ cùng chiều với ROA, khi cho giá trị Coefficient là 3.3048, từ đó chấp nhận giả thuyết H3.

Ở mức ý nghĩa 5%, mô hình cho 2 biến có sự tương quan với ROA là tỷ lệ lạm phát (INF), và tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản (LIQ). Theo đó, INF cho thấy mối quan hệ ngược chiều với ROA khi cho giá trị Coefficient là -51.1285. Nghiên cứu chấp nhận giả thuyết H9. Biến LIQ cho mối quan hệ ngược chiều với ROA với giá trị Coefficient là -3.9182. Từ đó, nghiên cứu bác bỏ giả thuyết H6.

Mức ý nghĩa 10% cho thấy 1 biến có ý nghĩa với ROA là tốc độ tăng trưởng GDP (GDP). Với Coefficient là 26.3320, biến GDP cho thấy mối quan hệ cùng chiều với ROA. Nghiên cứu chấp nhận giả thuyết H10.

Các biến SIZE, TANG, CR, FL đều không cho ý nghĩa.

Để đánh giá độ tin cậy của mô hình pooled OLS, nghiên cứu tiếp tục kiểm định các khuyết tật có trong mô hình.

Bảng 3. 9 Kết quả kiểm định khuyết tật của mô hình pooled OLS với biến phụ thuộc ROA

Tự tương quan

Prob > F =0.0179

Có tương quan chuỗi

Kiểm định Kết quả Ý nghĩa

(Nguồn:Tính toán của tác giả)

Ket quả cho thấy mô hình không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyết, khi cho giá trị Mean VIF là 1.98 (nhỏ hơn 10).

Để kiểm định về phương sai thay đổi, nghiên cứu sử dụng kiểm định White với giả thuyết H0 là phương sai trong mô hình không đổi, kết quả thu được Prob > chi2 là 0.0051 cao hơn mức ý nghĩa 5%. Từ đó nghiên cứu chấp nhận giả thuyết H0 và khẳng định rằng mô hình không xuất hiện hiện tượng phương sai thay đổi.

Để đánh giá về hiện tượng tương quan chuỗi nghiên cứu sử dụng kiểm định Wooldridge, với giả thuyết H0 là không tồn tại tương quan chuỗi trong mô hình. Kết quả cho thấy Prob > F =0.0179 nhỏ hơn mức ý nghĩa 5%, theo đó bác bỏ giả thuyết H0 và thừa nhận rằng mô hình tồn tại hiện tượng tương quan chuỗi.

Phân tích kết quả mô hình FEM, REM với ROA

Với Prob > F = 0.000 (nhỏ hơn 0.05), kiểm định F-test cho thấy FEM là mô hình phù hợp hơn với kiểm định pooled OLS, theo đó bác bỏ giả thuyết H0 của F-test.

Sử dụng kiểm định Hausman, nghiên cứu cho thấy Prob>chi2 =0.1809 lớn hơn 5%. Từ đó, nghiên cứu lựa chọn mô hình kiểm định REM là mô hình phù hợp hơn.

Kết quả nghiên cứu từ kiểm định REM cho thấy các biến GM, TURN, QR có tác động với biến phụ thuộc ROA với mức ý nghĩa 1%, trong khi đó biến GDP và INF cho mức ý nghĩa 5%. Cụ thể như sau:

Trong nhóm biến độc lập, chỉ cho biến QR có ý nghĩa với biến phụ thuộc. Có thể thấy biến QR với P value bằng 0.000 (nhỏ hơn 0.01) và Co.efficient là 3.6821, cho thấy mối quan hệ cùng chiều với biến ROA

Với nhóm biến kiểm soát, biên lợi nhuận gộp (GM) và vòng quay tổng tài sản (TURN) cùng cho P value là 0,000 nhỏ hơn 1%. Theo đó, nghiên cứu nhận định biến GM và TURN có tác động cùng chiều tới biến ROA khi cho giá trị Co.efficient lần lượt là 0.1794 và 5.3036. Biến GDP có P value nhỏ hơn 5%, ở mức 0.048, thể

63

hiện mối quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc. Biến INF cho thấy mối quan hệ ngược chiều với ROA, khi P value là 0.012 và Coefficient là -53.2897.

Nghiên cứu thực hiện kiểm định các khuyết tật của mô hình FEM, REM với ROA. Theo đó kết quả được trình bày theo bảng dưới đây:

Kiểm định LM Prob>chibar2=0.0000 Có phương sai sai số thay đổi

kiểm định Wooldridge

Prob > F = 0.0138 Tồn tại tương quan chuỗi

Biến Kiểm định GLS với biến phụ thuộc

(Nguồn:Tính toán của tác giả)

Vì mô hình REM được lựa chọn với biến phụ thuộc ROA, ta sử dụng kiểm định LM - Breusch and pagan Lagrangian Multiplier để đánh giá hiện tượng phương sai thay đổi có trong mô hình. Với kết quả thu được là Prob > chibar2 =0.0000 (nhỏ hơn 5%), nghiên cứu bác bỏ giả thuyết H0 của mô hình, và thừa nhận sự xuất hiện của phương sai sai số thay đổi trong mô hình.

Một phần của tài liệu 025 ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính tới hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w