Trong nước đã có nhiều học giả trước đây đã thực hiện các nghiên cứu liên quan tới đòn bẩy tài chính, nổi bật tại như những nghiên cứu sau.
Nghiên cứu của Trần Thi Tâm Nguyên và Trương Đông Lộc (2018) với mục đích xác định ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đến hoạt động đầu tư của các công ty trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Nghiên cứu tập hợp số liệu của 248 công ty niêm yết trên tại Việt Nam giai đoạn từ 2014-2017. Mô hình sử dụng các biến độc lập là biến đòn bẩy tài chính (LEV), dòng tiền (CF), hiệu quả sử dụng tài sản cố định (SALE), cơ hội tăng trưởng của công ty (Q) và biến phụ thuộc là đầu tư ròng của
công ty (I). Kết quả ước lượng bằng mô hình FEM cho thấy đòn bẩy tài chính có
mối tương quan ngược chiều với hoạt động đầu tư của các công ty. Ngoài ra, nghiên cứu này chũng cho thấy rằng ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đến hoạt động đầu tư có sự khác biệt giữa các công ty có cơ hội tăng trưởng cao và các công ty có khả năng tăng trưởng thấp. Cụ thể, đòn bẩy tài chính có ảnh hưởng nhỏ hơn hoạt động đầu tư tại những công ty có cơ hội tăng trưởng cao. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ảnh hưởng của dòng tiền, hiệu quả sử dụng tài sản và cơ hội tăng trưởng tới hoạt động đầu tư của các công ty phi tài chính.
Nghiên cứu của Trần Thị Thùy Linh và Tạ Thị Thùy (2013) về ảnh hưởng của quyết định tài trợ đối với đầu tư, kiểm tra mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính, cấu trúc nợ đáo hạn, cơ hội tăng trưởng và đầu tư. Nghiên cứu sử dụng mô hình System- Based với dữ liệu thu tập từ 100 doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSE và HNX trong giai đoạn từ 2007-2012. Nghiên cứu gồm các biến đòn bẩy tài chính (LEV) , nợ đáo hạn (MAT), cơ hội tăng trưởng (GTH), đầu tư của công ty (INV), dòng tiền (CF). Kết quả thu được rằng tác động của đòn bẩy tài chính tới nợ đáo hạn là cùng chiều và tới đầu tư của doanh nghiệp là ngược chiều. Bên cạnh đó, đòn bẩy tài chính và nợ đáo hạn có thể là hai chiến lược thay thế nhau trong việc kiểm soát rủi ro trong thanh khoản nhưng không thể là 2 chiến lược thay thế nhau trong kiểm soát tình trạng đầu tư dưới mức. Từ đó chỉ ra rằng, tại Việt Nam, các công ty giảm đòn bẩy để kiểm soát việc đầu tư dưới mức nhưng lại không rút ngắn thời gian đáo hạn của nợ và thường duy trì đòn bẩy thấp thay vì rút ngắn nợ đáo hạn, từ đó dẫn đến chi phí lãi vay cao.
Nghiên cứu của PGS. TS. Lê Thị Tuấn Nghĩa và ThS. Phạm Mạnh Hùng (2013) về các nhân tố ảnh hưởng tới đòn bẩy tài chính của ngân hàng thương mại Việt Nam. Nhóm tác giả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính của 22 ngân hàng thương mại được lựa chọn trong giai đoạn 2009- 2014. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy với các biến lợi nhuận (PROFIT), quy mô doanh nghiệp (SIZE), giá trị tài sản thế chấp (COLL), tăng trưởng (GROW) là biến độc lập và đòn bẩy tài chính (LEVERAGE) là biến phụ thuộc. Kết quả thu được biến quy mô tác động đồng biến lên đòn bẩy tài chính của ngân hàng với mức ý nghĩa 1%, điều này
đồng nghĩa với quy mô ngân hàng càng tăng thì đòn bẩy tài chính càng tăng. Biến
tài sản thế chấp có quan hệ cùng chiều với biến đòn bẩy tài chính. Biến tăng trưởng và lợi nhuận thì tác động ngược chiều với đòn bẩy tài chính, hay nói cách khác mức tăng trưởng và lợi nhuận của ngân hàng thương mại càng cao thì tỷ lệ nợ càng giảm hay tỷ lệ vốn chủ sở hữu càng tăng.
Bên cạnh những nghiên cứu về đòn bẩy tài chính cũng có một số nghiên cứu được thực hiệu về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi và Mai Văn Nam (2011) với mục tiêu nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
389 doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Tp. Cần Thơ. Nghiên cứu sử dụng mô hình phân tích hồi quy tuyến tính đa biến với biến tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) là biến phụ thuộc, số hình thức hỗ trợ của nhà nước (TCCSHT), số năm hoạt động (TUOIDN), trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp (HOCVAN), quy mô doanh nghiệp (QUYMO), mối quan hệ xã hội (VONXAHOI), tốc độ tăng trưởng doanh thu (TANGDT) là biến độc lập. Kết quả thu được biến học vấn của chủ doanh nghiệp, mối quan hệ xã hội, tốc độ tăng trưởng doanh thu có tương quan cùng chiều với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, biến quy mô cũng cho kết quả cùng chiều với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cho thấy doanh nghiệp nhỏ hoặc vừa có hiệu quả sản xuất kinh doanh tốt hơn doanh nghiệp siêu nhỏ.
Nghiên cứu của Huỳnh Thị Hương Thảo (2018) nhằm phân tích ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Nghiên cứu thu thập số liệu của 35 ngân hàng thương mại từ năm 2008-2017. Nghiên cứu sử dụng lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA- return on assets), lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE- return on equity) và hiệu quả kỹ thuật (HQKT), hiệu quả kỹ thuật thuần (HQKTT), hiệu quả quy mô (HQQM) là các biến phụ thuộc và tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ (DPRR), chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (CPDP), nợ xấu trên tổng dư nợ (NX) là biến giải thích, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (VCSH), quy mô tài sản của ngân hàng (QMTS), tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản (CV), tỷ lệ dư nợ cho vay trên vốn huy động (CVHD), tăng trưởng kinh tế (TTKT), lạm phát (LP) là biến kiểm soát với mô hình hồi quy Pooled OLS, FEM, REM, FGLS. Kết quả nghiên cứu cho thấy rủi ro tín dụng có tác dụng ngược chiều đến hiệu quả hoạt động.
Nghiên cứu của Quan Minh Nhựt và Lý Thị Phương Thảo (2014) phân tích về các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp bất động sản đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Nghiên cứu thu thập số liệu từ 58 doanh nghiệp bất động sản đang giao dịch trên sàn HOSE và HNX từ 2010- 2012. Nghiên cứu sử dụng các biến tổng nợ trên vốn chủ sở hữu, tổng vốn vay trên tổng nợ, tổng tài sản cố định trên tổng tài sản, cổ phiếu quỹ trên tổng tài sản, giới tính ban lãnh đạo, tốc độ tăng trưởng tổng tài sản, thời gian hoạt động của doanh nghiệp là các biến độc lập và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), lợi nhuận trên
tổng tài sản (ROA). Ket quả mô hình cho thấy hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp bất động sản chịu ảnh hưởng bởi tỷ lệ đòn bẩy tài chính, tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản, tỷ lệ cổ phiếu quỹ trên tổng vốn cổ phần, tỷ lệ chi cho chi phi bán hàng, quản lý doanh nghiệp và thời gian hoạt động của doanh nghiệp.
Một số nghiên cứu về sự tác động của đòn bẩy tài chính tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong nước bao gồm:
Nghiên cứu của Trần Thị Tuấn Anh và Đặng Thị Thuy Thủy (2017) về tác động của đòn bẩy tài chính đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam theo phương pháp hồi quy phân vị. Bài nghiên cứu sử dụng biến tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) là biến phụ thuộc; tỷ lệ đòn bẩy tài chính (LEV) là biến độc lập; tốc độ tăng trưởng doanh thu (GROWTH), quy mô doanh nghiệp (SIZE), các biến giả về ngành của doanh nghiệp (INDUST), hệ số lợi nhuận ròng (NETPROF), vòng quay tổng tài sản ( TURN), thời gian công ty hoạt động từ khi thành lập (AGE) là biến kiểm soát. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy phân vị dữ liệu thu thập từ 100 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2012 đến năm 2016. Kết quả thu được từ kiểm định mô hình là hệ số của LEV mang dấu âm có ý nghĩa rằng đòn sử dụng đòn bẩy tài chính có tác động ngược chiều tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Các biến khác như SIZE, NETPROF, TURN
mang dấu dương có ý nghĩa mang ảnh hưởng tích cực tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Trong khi đó biến GROWTH và AGE không mang ý nghĩa thống kê. Kết luận, đòn bẩy tài chính tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và mức độ tác động khác nhau ở những phân vị khác nhau. Tại điều kiện các yếu tố khác như nhau, đòn bẩy tài chính sẽ tác động ít tiêu cực hơn đối với các doanh nghiệp có ROE ở phân vị thấp, và sự gia tăng của đòn bẩy tài chính sẽ gây suy giảm ROE nhiều hơn ở những doanh nghiệp có ROE ở phân vị cao.
Nghiên cứu của Ngô Văn Toàn và Hồ Thủy Tiên (2020) với mục đích kiểm định thực nghiệm sự tồn tại tác động ngưỡng của quy mô trong mối quan hệ giữa nợ và hiệu quả hoạt động cho công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tác giả sử dụng hồi quy ngưỡng dữ liệu bảng tác động cố định do Hansen (1999) và IV-GMM phát triển với tỷ số lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA), tỷ số lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) là biến phụ thuộc,tỷ số
nợ trên tổng tài sản (DEBT), quy mô doanh nghiệp (SIZE), tăng trưởng doanh thu (GROWTH), tỷ số tài sản cố đỉnh trên tổng tài sản (TAN), tỷ số chi tiêu vốn trên tổng tài sản (INV), tỷ số tài sản vô hình trên tổng tài sản (INTI), tỷ số lợi nhuận sau thuế cộng khấu hao trên tổng tài sản (CF), tỷ số tài sản ngắn hạn trên nợ ngắn hạn (LIQ) là biến độc lập. Kết quả thu được tài sản hữu hình không ảnh hưởng tới ROA trong khi yếu tố chi tiêu vốn trên tổng tài sản và tài sản vô hình trên tổng tài sản tác động ngược chiều tới hiệu quả hoạt động công ty và biến dòng tiền có kết quả cùng chiều với ROA. Tóm lại kết quả cho thấy tồn tại tác động của ngưỡng quy mô trong mối quan hệ giữa nợ và hiệu quả hoạt động.