Có thể thấy đa số các nghiên cứu cả trong và ngoài nước đều có đưa ra những điểm chung trong nhận định rằng tồn tại mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, cũng như những nhân tố tác động tới mối quan hệ này. Với mỗi mẫu quan sát khác nhau và thời điểm, bối cảnh khác nhau lại cho ra những kết quả khác nhau. Vì vậy, việc phân tích cụ thể về tác động của đòn bẩy tài chính tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cần được xác định trên ngành nghề, nhóm doanh nghiệp và bối cảnh thị trường xác định để có được sự giải thích hợp lý nhất.
Tại Việt Nam, các nghiên cứu về tác động của đòn bẩy tài chính tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đã có nhiều. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cho nhóm ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Chính vì vậy, trên cơ sở thừa kế những điểm mạnh của nghiên cứu đi trước như về cơ sở lý luận về đòn bẩy tài chính hay về hiệu quả hoạt động, nghiên cứu sẽ bổ sung thêm khoảng trống nghiên cứu bao gồm: phân tích ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính tới hiệu quả hoạt động của nhóm ngành xây dựng niêm yết tại thị trường chứng khoán Việt Nam, tiến hành phân tích đưa ra khuyến nghị cho nhà quản trị doanh nghiệp về việc sử dụng đòn bẩy tài chính.
Kết luận, chương 1 đưa ra cơ sở lý thuyết về đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra, chương 1 cũng tổng hợp một số các nghiên cứu của trong và ngoài nước về các vấn đề được nghiên cứu như đòn bẩy tài chính, hiệu quả hoạt động, những tác động của đòn bẩy tài chính tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Chương 1 sẽ tạo một căn cứ chính xác, đặt nền móng cho những cho những bước tiếp theo của bài khóa luận.
Chương 2: Thực trạng sử dụng đòn bẩy tài chính và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành xây dựng tại Việt Nam
2.1 Bối cảnh chung nền kinh tế và ngành xây dựng tại Việt Nam
2.1.1 Bối cảnh nền kinh tế Việt Nam
Việc đánh giá về những yếu tố kinh tế vĩ mô của một quốc gia luôn đóng vai trò quan trọng trong quyết định đầu tư cũng như hiệu quả về hoạt động của doanh nghiệp. Tại Việt Nam, điều này cũng đóng góp những ảnh hưởng lớn, đặc biệt là khi phân tích về các nhóm doanh nghiệp và cụ thể là nhóm ngành xây dựng.
Tăng trường GDP
Năm 2020 là một năm đầy khó khăn với nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam. Kinh tế thế giới trải qua đợt suy thoái nghiêm trọng nhất trong lịch sử do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì mức tăng trưởng GDP với 2,9%.
Hình 2. 1 Tốc độ tăng trưởng GDP từ năm 2011-2020 tại Việt Nam
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Nhóm nông, lâm, thủy sản, tăng trưởng từ nhóm sản xuất tôm, trồng cây lâu năm và một số sản phẩm chăn nuôi tăng trưởng tốt giúp tốc độ tăng trưởng của nhóm này đạt 2.68% cao hơn so với 2019 khoảng 2,01%. Nhóm công nghiệp và xây dựng tăng cao nhất với 3,98% với sự dẫn đầu bởi nhóm ngành công nghiệp chế biến.
Nhóm ngành bán lẻ, dịch vụ tiêu dùng giảm ở mức 1,2% trong 2 quý đầu và phục hồi nhanh chóng trong 2 quý cuối năm lên tới 6,2%. Đặc biệt, việc xuất khẩu đạt mức cao trong bối cảnh đại dịch là một thành công lớn cho kinh tế nước nhà qua việc duy trì cán cân thương mại, xuất siêu tăng kỷ lục và đạt được những hiệu định thương mại tự do.
Theo dự báo của Vina Capital, tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam có thể sẽ tăng từ 2,9% tại năm 2020 lên tới 6,5-7% trong năm 2021. Điều này được thúc đẩy từ việc gia tăng tiêu dùng trong nước cũng như gia tăng về sản xuất. Ngoài ra, tiêu dùng nội địa cũng được dự báo sẽ tăng so với năm 2020 khoảng 9% và sản lượng sẽ tăng gấp đôi lên 12% trong năm 2021. Ngoài ra hoạt động sản xuất của Việt Nam được thúc đẩy bởi nhu cầu của Hoa Kỳ và EU đối với các sản phẩm như máy tính xách tay, đồ nội thất văn phòng và thiết bị thể dục tại nhà. Theo đó, doanh số bán lẻ và sản xuất của Việt Nam tại Mỹ đã tăng nhanh hàng tháng kể từ khi bùng phát đại dịch COVID lần thứ 2 vào tháng 7 và tháng 8 năm 2020, và có thể dễ dàng duy trì trong trong năm 2021.
Chỉ số lạm phát CPI
Năm 2020, lạm phát CPI của Việt Nam đạt đỉnh trên 6% so với cùng kỳ vào tháng 1, nhưng sau đó giảm xuống gần 0% vào tháng 12, dẫn đến tỷ lệ lạm phát trung bình vào khoảng 3%. Trong năm 2021, chỉ số lạm phát được dự báo sẽ tăng trở lại trong quý 2 và dao động khoảng 2-3% trong thời gian còn lại.
Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam bị thúc đẩy bởi dịch bệnh dịch tả lợn Châu Phi. Giá thịt lợn ở Việt Nam tăng hơn 100% so với cùng kỳ năm ngoái (thịt lợn chiếm hơn 3% trong CPI của Việt Nam và thực phẩm chiếm ~ 35%). Dịch tả lợn Châu Phi đã hoàn toàn được kiểm soát vào giữa năm 2020 và đàn lợn của Việt Nam đã phục hồi kể từ thời điểm đó, vì vậy giá thịt lợn đã giảm 3% so với đầu năm của năm 2020.
Tỉ giá đồng Việt Nam
Thặng dư thương mại của Việt Nam tăng vọt từ 10,9 tỷ USD năm 2019 (4% GDP), lên hơn 19 tỷ USD vào năm 2020 (7% GDP), được thúc đẩy bởi xuất khẩu hàng hóa (Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ tăng 25% trong năm ngoái và xuất khẩu
hàng điện tử tăng 24%). Ngoài ra, dòng vốn FDI vẫn trên 8% GDP và lượng kiều hối từ Việt kiều có khả năng duy trì trên 6% GDP vào năm 2020. Tất cả điều này đều hỗ trợ giá trị của đồng Việt Nam và cho phép Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có được dự trữ ngoại hối đạt trị giá khoảng 20 tỷ USD vào năm 2020 - nâng tổng dự trữ ngoại hối của quốc gia lên gần 100 tỷ USD, tương đương với giá trị xuất khẩu của 5 tháng hoặc 35% GDP. Do đó, tỷ giá USD/VND gần như không thay đổi vào năm 2020 và giảm trong biên độ hẹp khoảng 23.200 cả năm.
Đồng Việt Nam được dự kiến sẽ tăng giá nhẹ vào năm 2021, bởi vì tất cả những mặt tích cực của nền kinh tế có khả năng vẫn duy trì vào năm 2021.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Dòng vốn FDI giải ngân của Việt Nam chỉ giảm 2% vào năm 2020, xuống 20 tỷ USD, mặc dù dịch COVID-19 vẫn đang lan rộng, và lượng đầu tư FDI mới theo kế hoạch chỉ giảm 7% (xuống 21 tỷ USD), sau khi đã tăng 7% trong năm 2019, tất cả điều này có nghĩa là dòng vốn FDI có khả năng vẫn ổn định trong năm 2021. Các công ty đa quốc gia tiếp tục đổ vốn FDI vào Việt Nam, nhằm đa dạng hóa sản xuất của họ khỏi Trung Quốc, bởi dịch COVID-19 đã cho các công ty thấy rằng họ phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc làm cơ sở sản xuất và cũng bởi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung mà cựu tổng thống Mỹ khởi xướng khó có thể biến mất dưới thời kỳ của tổng thống đương nhiệm.
2.1.2 Tổng quan ngành xây dựng
Thị trường xây dựng Việt Nam bao gồm các dự án xây dựng ngày càng tăng lên trong các lĩnh vực khác nhau, như xây dựng thương mại, xây dựng nhà ở, xây dựng công nghiệp, cơ sở hạ tầng (xây dựng giao thông) và xây dựng năng lượng tiện ích. Thị trường xây dựng được phân khúc nhiều hơn với các loại dự án xây dựng bổ sung, phá dỡ và các công trình xây dựng mới.
Theo đó, lĩnh vực xây dựng đóng vai trò quan trọng trong tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Ngành Xây dựng Việt Nam (VCI) đã tăng trưởng trung bình 8,5% hàng năm trong 10 năm qua. Và dự báo sẽ tiếp tục tốc độ tăng trưởng tương tự do chính phủ nỗ lực cải thiện chất lượng cơ sở hạ tầng chung của đất nước với các
khoản đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở hạ tầng du lịch và các dự án nhà ở trên cả nước. Ngoài ra, đầu tư của chính phủ vào cơ sở hạ tầng công cộng và các tòa nhà chăm sóc sức khỏe, giáo dục cũng được tập trung đẩy mạnh từ trước tới nay.
Hình 2. 2 Tốc độ tăng trưởng doanh thu ngành xây dựng tại Việt Nam năm 2012-2020
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê về tốc độ tăng trưởng doanh thu của ngành xây dựng Viêt Nam, có thể thấy, sau khi đạt đỉnh trong năm 2015 với 10,82% tính từ năm 2012 thì tốc độ tăng trưởng có dấu hiệu giảm nhẹ và đều trong các năm tiếp theo và tăng trở lại từ năm 2018 với 9,2% và duy trì mức 9% vào năm 2019. Điều này có thể lý giải bởi việc trong năm 2015, chính phủ đã công bố Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển mới của Việt Nam cho đến năm 2020, nhằm phát triển cơ sở hạ tầng cảng của đất nước. Trong năm 2020, tăng trưởng ngành xây dựng tại Việt Nam giảm tốc xuống còn 6,8%, một mức tương đối mạnh khi so sánh với các thị trường tương tự trong khu vực Đông Nam Á (theo báo cáo của GlobalData). Tăng trưởng chủ yếu nhờ đầu tư vào các dự án chiến lược quốc gia, chủ yếu trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng giao thông. Việc chính phủ áp đặt các hạn chế xã hội quy mô lớn để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19, cùng với sự gián đoạn thương mại và du lịch toàn cầu, ảnh hưởng đến sự sẵn có của nhân lực và nguyên liệu, đã ảnh hưởng đến tăng trưởng trong lĩnh vực xây dựng của Việt Nam công nghiệp trong nửa đầu năm 2020. Theo Tổng cục Thống kê (GSO), giá trị gia tăng
của ngành xây dựng tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước tính theo giá trị thực trong quý 4 năm 2020, cho thấy mức tăng trưởng trở lại tương đối bình thường. Ngoài ra, theo Chiến lược phát triển đường sắt Việt Nam đến năm 2020, chính phủ đặt mục tiêu nâng tỷ trọng vận tải hành khách và hàng hóa qua đường sắt từ 0,5% tổng thị phần vận tải hành khách và 1,0% tổng vận tải hàng hóa năm 2015 lên 13,0% về vận tải hành khách và 14,0% về vận tải hàng hóa vào năm 2020. Theo đó, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt Bắc - Nam, trong đó có việc xây dựng tuyến đường đôi khổ rộng nối Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, hai đoạn đường sắt cao tốc, và nâng cấp tuyến đường sắt hiện hữu. Chính phủ cũng tập trung phát triển các cảng biển với mục tiêu tăng cường thương mại, điều này cũng được kỳ vọng sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường xây dựng cơ sở hạ tầng trong giai đoạn dự báo.
Vào tháng 6 năm 2020, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật mô hình hợp tác công-tư (PPP), củng cố các khuôn khổ pháp lý hiện hành và phát triển cách tiếp cận của Việt Nam đối với đầu tư nước ngoài. Có hiệu lực từ tháng 1 năm 2021, luật này đạt được tiến bộ đáng kể trong việc đề ra các phương thức đầu tư, và hình thức lựa chọn chủ thầu các dự án công thứ mà các nhà tài chính quốc tế phải đối mặt khi đầu tư vào các dự án PPP của Việt Nam. Cách tiếp cận tiếp cận dự án công một cách rõ ràng hơn được hy vọng sẽ thu hút mức đầu tư nước ngoài cao hơn, hỗ trợ sản lượng của ngành xây dựng trong giai đoạn dự báo.
Những nỗ lực của chính phủ nhằm cân bằng cung và cầu đối với nhà ở, cung cấp giá cả phải chăng cũng sẽ tạo ra động lực trong xây dựng khu vực dân cư. Việt Nam hiện đang đối mặt với tình trạng thiếu nhà ở giá rẻ do quá trình đô thị hóa đang diễn ra và tầng lớp trung lưu ngày càng gia tăng. Những xu hướng nhân khẩu học tại Việt Nam hiện nay có thể sẽ tiếp tục thúc đẩy nhu cầu phát triển khu dân cư và cơ sở hạ tầng trong những năm tới. Theo đó, GlobalData kỳ vọng ngành này sẽ tăng trưởng 8,2% theo giá thực tế trong năm 2021, được hỗ trợ bởi các khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông và năng lượng.
2.2Thực trạng về hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành xây dựng thời gian gần đây
Hình 2. 3 ROA và ROE hàng năm của các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam giai đoạn 2012-2020
ROA ROE
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả) Có thể thấy sự tương đồng giữa cả 2 chỉ số ROA và ROE khi đều có mức độ tăng đều đặn từ năm 2012 tới năm 2016 với lần lượt 5% và 15%. Sau đó, khi giảm nhẹ vào 2 năm tiếp theo và tăng mạnh trong năm 2019 với 15% của ROE và 7% của ROA. Tới năm 2020, cả 2 chỉ số ROA và ROE của ngành đều giảm mạnh về lần lượt về mốc 5% và 11%. ROA và ROE trung bình tính trong 9 năm này lần lượt là 3.33% và 11%.
Năm 2016, tốc độ tăng trưởng doanh thu của ngành xây dựng ghi nhận ở mức cao. Điều này được giải thích bởi sự phát triển mạnh của thị trường bất động sản, bên cạnh đó là việc cải thiện về tốc độ tăng lợi nhuận của ngành vật liệu xây dựng. Cho đến năm 2019, tốc độ tăng trưởng của ngành xây dựng đạt giá trị cao nhất trong các năm nghiên cứu với những tổng giá trị sản xuất ở mức 358684 tỷ đồng chiếm 5,94% GDP của cả nước. Giải thích cho sự tăng trưởng này đến từ việc tăng cao về tỷ lệ đô thị hóa trên cả nước kéo theo nhu cầu về xây dựng cơ sở hạ tầng, bên cạnh đó là việc thu hút được các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào mảng xây dựng công nghiệp với việc chuyển dịch các nhà máy khỏi Trung Quốc.
Sự bùng phát COVID-19 khiến mức tăng trưởng doanh thu chậm lại lần lượt là 4,4% và 4,6% trong hai quý đầu năm 2020, ngành đã lấy lại động lực tăng trưởng
trong quý 3 và 4 và sẽ tăng tốc hơn nữa thời gian tiếp theo của năm 2021. Tuy nhiên, điều trở ngại là tại thời điểm hiện tại các doanh nghiệp xây dựng đang gặp rất nhiều khó khăn bao gồm sự cạnh tranh gay gắt trong ngành, thị trường bất động sản tăng trưởng chậm lại, mất cân đối giữa tổng nợ và nguồn vốn do các khoản phải thu trên tổng tài sản ngày càng tăng. Bên cạnh đó, vốn vay tăng mạnh đã làm xói mòn lợi nhuận, dẫn đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp này giảm sút. Các yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến tình hình tài chính của các công ty xây dựng bao gồm tỷ lệ giải ngân thấp, các dự án sử dụng vốn đầu tư công bị hoãn lại.
Bên cạnh đó, để duy trì hiệu quả hoạt động ở mức ổn định, nhóm các doanh nghiệp xây dựng cũng thực hiện các biện pháp bắt buộc mà nhiều nhóm ngành khác cũng đã sử dụng như việc tối giảm chi phí nhân công như việc giảm lương, cho nghỉ không thời hạn,.. ..Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, có tới 71,1% doanh nghiệp nhóm này áp dụng giải pháp liên quan tới lao động, trong đó 32,8% thực hiện cắt giảm lao động, 44,2% cho nhân công nghỉ việc luân phiên, 22% cho nhân viên nghỉ không lương, và 18,4% trực tiếp cắt giảm lương của nhân công.
Một số doanh nghiệp ngành này lại lựa chọn những giải pháp sáng tạo hơn như thay đổi sản phẩm chủ đạo. Theo Tổng cục Thống kê, trong nhóm doanh nghiệp