Các biến trong mô hình và giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu 025 ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính tới hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 52 - 61)

3.1.4.1 Biến phụ thuộc

Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE)

ROE là một chỉ số toàn diện về hiệu quả hoạt động của một công ty vì nó cung cấp thông tin về việc các nhà quản lý đang sử dụng những khoản tiền do các cổ đông của công ty đầu tư tốt như thế nào để tạo ra lợi nhuận.

ROE được sử dụng rất phổ biến trong các nghiên cứu để làm biến phụ thuộc đại diện cho hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, ví dụ như nghiên cứu của Huỳnh Thị Hương Thảo (2018), Quan Minh Nhựt và Lý Thị Phương Thảo (2014), Joshua Abor (2005), Ilhan Dalci (2018).

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA)

ROA là chỉ số đo lường lợi nhuận ròng được sinh ra trên toàn bộ tài sản bao gồm cả khoản nợ mà công ty đi vay và vốn chủ sở hữu mà nhà đầu tư góp vào công ty. ROA được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều nghiên cứu về tỷ suất sinh lợi của doanh nghiệp.

Việc sử dụng ROA để phản ánh hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có thể được tìm thấy trong nhiều nghiên cứu trước đây, ví dụ như nghiên cứu của Dwi Kartikasari, Marisa Merianti (2016), Soo Cheong Jang và Chun-Hung Tang (2009), Ilhan Dalci (2018), Ngô Văn Toàn và Hồ Thủy Tiên (2020).

3.1.4.2 Biến độc lập

Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (FL)

Được sử dụng để phản ánh đòn bẩy tài chính của một công ty, là một thước đo quan trọng được sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp. Nó đo lường mức độ mà một công ty đang tài trợ cho hoạt động của mình thông qua nợ như thế nào. Chỉ số này ở mức cao, sẽ thể hiện rằng công ty đang trong tình trạng sử dụng nhiều nợ. Chỉ số này cao hơn 1, sẽ phản ánh việc công ty đang có tỷ lệ nợ cao hơn vốn chủ sở hữu. Từ đó, có thể phản ánh được tình trạng khó khăn về tài chính mà doanh nghiệp có thể đang đối mặt do không đủ nguồn vốn chủ để tài trợ cho hoạt động kinh doanh.

Chỉ số đã từng được sử dụng làm biến độc lập trong nhiều nghiên cứu như của Quan Minh Nhựt và Lý Thị Phương Thảo (2014), Trần Thị Tuấn Anh và Đặng Thị Thuy Thủy (2017), Neneng Susanti, và cộng sự (2020).

Nghiên cứu đưa ra giả thuyết:

H1: Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu có tác động ngược chiều tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Hệ số thanh toán hiện hành (CR)

Hệ số thanh toán hiện hành là hệ số đo lường khả năng thanh toán các nghĩa vụ ngắn hạn hoặc các nghĩa vụ đến hạn trong vòng một năm của một công ty. Nó cho các nhà đầu tư và các nhà phân tích biết cách một công ty có thể tối đa hóa tài sản hiện tại trên bảng cân đối kế toán của mình để đáp ứng các khoản nợ hiện tại và các khoản phải trả khác.

Hệ số thanh toán hiện hành phù hợp với mức trung bình của ngành hoặc cao hơn một chút thường được coi là có thể chấp nhận được. Tỷ lệ thanh toán hiện hành thấp hơn mức trung bình của ngành có thể cho thấy rủi ro tài chính hoặc khả năng vỡ nợ cao hơn của công ty. Tương tự, nếu một công ty có hệ số thanh toán hiện hành cao so với các công ty cùng ngành, điều đó cho thấy ban lãnh đạo có thể đang sử dụng tài sản của mình một cách hiệu quả. Theo đó, có thể đánh giá về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp tùy theo giá trị cao hay thấp của hệ số thanh toán hiện hành bởi khi hệ số này quá thấp sẽ cho thấy khó khăn trong việc chi trả các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp và khi hệ số này quá cao cũng cho thấy việc doanh nghiệp không tận dụng được tài sản một cách một cách hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Chỉ số này đã được dùng làm biến độc lập trong các nghiên cứu về đòn bẩy tài chính như của Chesang David (2017).

Nghiên cứu đưa ra giả thuyết:

H2: Hệ số thanh toán hiện hành càng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng cao.

Hệ số thanh toán nhanh (QR)

Hệ số này cho biết khả năng thanh toán của doanh nghiệp đối với các khoản nợ ngắn hạn khi không kể đến hàng tồn kho. Từ đó, chỉ ra được khả năng thanh toán trực tiếp bằng các tài sản có tính thanh khoản cao như tiền mặt, chứng khoán, khoản phải thu ngắn hạn của doanh nghiệp. Hệ số này nhỏ hơn 1 sẽ chỉ ra rằng doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ. Tương tự với hệ số thanh toán hiện hành, hệ số thanh toán nhanh cũng có thể đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong việc doanh nghiệp có đang đối mặt với khó khăn về tài chính hay không hoặc có đang tận dụng nguồn tài sản không bao gồm hàng tồn kho một cách hiệu quả trên các khoản nợ hay không.

Hệ số này được đưa vào làm biến độc lập tại một số nghiên cứu về khả năng sinh lời của doanh nghiệp như nghiên cứu của Trần Thị Thanh Vân (2017).

Nghiên cứu đặt ra giả thuyết rằng:

H3: Hệ số thanh toán nhanh có quan hệ cùng chiều với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

3.1.4.3 Biến kiểm soát

Quy mô doanh nghiệp (SIZE)

Quy mô công ty có thể được xác định bằng cách đo lường tổng số nguồn vốn mà công ty đang nắm giữ . Xác định được quy mô công ty rất quan trọng trong việc đánh giá lợi nhuận mà công ty tạo ra đặc biệt là đối với những công ty lớn có nhiều ảnh hưởng tới các tổ chức tài chính và cổ đông. Các công ty lớn với rủi ro phá sản thấp sẽ dễ dàng vay nợ hơn. Ngoài ra, các công ty lớn cũng sẽ dễ dàng mở rộng các lĩnh vực mới do có quy mô hoạt động lớn hơn so với các công ty nhỏ và có nhiều cơ hội để tiếp cận với thông tin thị trường hơn. Từ đó, việc áp dụng đòn bẩy tài chính được cho là sẽ cải thiện lợi nhuận cũng như hiệu quả hoạt động với các công ty lớn. Mặt khác các công ty nhỏ khi đối mặt với hạn chế về quy mô, và khả năng tiếp cận thông tin thị trường sẽ tạo thách thức hơn trong việc huy động và sử dụng nguồn vốn.

Quy mô doanh nghiệp (SIZE) đã được sử dụng trong rất nhiều nghiên cứu trước đây với vai trò biến kiểm soát để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh

nghiệp như trong nghiên cứu của PGS. TS. Lê Thị Tuấn Nghĩa và ThS. Phạm Mạnh Hùng (2013), Nguyễn Quốc Nghi và Mai Văn Nam (2011), Dr. Bambang Setyobudi Iriantol , Yudha Aryo Sudibyo1 , Abim Wafirli S.Ak (2017).

Nghiên cứu đưa ra giả thuyết:

H4: Quy mô doanh nghiệp càng lớn thì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng cao.

Biên lợi nhuận gộp (GM)

Tỷ suất lợi nhuận gộp là một chỉ tiêu mà các nhà phân tích sử dụng phản ánh sức khỏe tài chính của một công ty bằng cách tính toán số tiền còn lại từ việc bán sản phẩm sau khi trừ đi giá vốn hàng bán. Tỷ số này sẽ cho biết trên một đơn vị vốn của doanh nghiệp sẽ nhận lại về bao nhiêu lợi nhuận sau khi trừ giá vốn hàng bán. Nếu tỷ suất lợi nhuận gộp của một công ty biến động mạnh, điều này có thể báo hiệu các phương pháp quản lý kém và hoặc sản phẩm kém chất lượng. Theo đó, tỷ số này sẽ phản ánh trực tiếp hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp với việc so sánh lợi nhuận doanh nghiệp tạo ra với mỗi đồng vốn.

GM đã từng được sử dụng làm biến kiểm soát trong một số các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp như nghiên cứu của Valentin (2013).

Nghiên cứu đặt giả thuyết:

H5: Biên lợi nhuận cao có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản (LIQ)

Hệ số này được sử dụng với mục đích đo lường bao nhiêu phần trăm lượng tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản. Điều này thể hiện được tính thanh khoản của doanh nghiệp trong việc chi trả các hoạt động của mình. Chỉ số này sẽ trực tiếp giải thích cho các biến phụ thuộc trong bài nghiên cứu.

Hệ số đã từng được sử dụng làm biến kiểm soát trong một số nghiên cứu trước đấy về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp như nghiên cứu của Alfredo Grau và Araceli Reig (2020), Ngô Văn Toàn và Hồ Thủy Tiên (2020).

Nghiên cứu cho giả thuyết rằng:

H6: Tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản có quan hệ cùng chiều với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Vòng quay tổng tài sản (TURN)

Tỷ số vòng quay tài sản đo lường giá trị doanh thu của một công ty so với giá trị tài sản của công ty đó. Tỷ số vòng quay tổng tài sản có thể được sử dụng như một chỉ số đánh giá hiệu quả mà một công ty đang sử dụng tài sản của mình để tạo ra doanh thu. Tỷ số vòng quay tài sản càng cao, công ty càng hoạt động tốt, vì tỷ số này càng cao ngụ ý rằng công ty đang tạo ra nhiều doanh thu hơn trên một đồng tài sản.

Trước đây đã có một số nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sử dụng vòng quay tổng tài sản (TURN) làm biến kiểm soát như nghiên cứu của Trần Thị Tuấn Anh và Đặng Thị Thu Thủy (2017).

Nghiên cứu đưa giả thuyết:

H7: Vòng quay tổng tài sản có quan hệ cùng chiều với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Chỉ số tài sản cố định trên tổng tài sản (TANG)

Chỉ số tài sản cố định cho thấy số lượng tài sản cố định được doanh nghiệp đầu tư vào trên từng đơn vị vốn dài hạn. Chỉ số này cho thấy việc doanh nghiệp đang cơ cấu tài sản cố định trong tổng tài sản ở mức nào. Qua đó, có thể xác định khả năng của doanh nghiệp trong việc thực hiện các nghĩa vụ đối với người cho vay dài hạn bở tài sản cố định sẽ là lượng tài sản có giá trị cao trong việc làm tài sản đảm bảo.

Chỉ số này đã từng được sử dụng làm biến kiểm soát trong nghiên cứu về hiệu quả hoạt động doanh nghiệp của Ngô Văn Toàn và Hồ Thủy Tiên (2020).

Nghiên cứu đặt giả thuyết rằng:

H8: Tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản có quan hệ cùng chiều với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Tỷ lệ lạm phát (INF)

Tỷ suất sinh

lợi trên vốn chủ sở hữu

ROE Lợi nhuận ròng

Vốn chủ sở hữu

Lạm phát là sự tăng giá chung của hàng hóa và dịch vụ hay nói cách khác là việc đồng tiền đang mất đi giá trị, và có thể gây tác động tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Theo đó, lạm phát sẽ kéo theo sự tăng cao trong chi phí sản xuất và làm tăng thành sản phẩm cả doanh nghiệp. Khi giá bán tăng, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn hơn trong việc tiêu thụ hàng hóa và dẫn tới những ảnh hưởng tiêu cực về hoạt động kinh doanh.

Chỉ số này đã từng được sử dụng trong nhiều nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của công ty như của Annisa Arifianti Ramadhantia và cộng sự (2021), Ilhan Dalci (2018), Phạm Ánh Tuyết (2017).

Nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng:

H9: Tỷ lệ lạm phát có tác động ngược chiều tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Tỷ lệ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

Tỷ lệ này sẽ đo lường tốc độ phát triển của nền kinh tế. Nó so sánh sản lượng kinh tế năm gần nhất của đất nước với năm trước. Theo đó, khi doanh nghiệp có điều kiện phát triển trong nền kinh tế ổn định, tăng trưởng tốt thì có thể đạt thành quả tốt hơn trong sản xuất kinh doanh.

Trước đây chỉ số đã từng được sử dụng tại nhiều nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của công ty với vai trò là biến kiểm soát như nghiên cứu của Ilhan Dalci (2018).

Nghiên cứu đưa ra giả thuyết:

H10: Tốc độ tăng trưởng GDP có tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.

Bảng 3. 1 Tổng hợp các biến sử dụng trong mô hình

Tên biến Ký hiệu Chiều tác động theo giả thuyết

Công thức

49 Biến phụ thuộc

Tỷ suất sinh lợi trên tổng

tài sản

ROA Lợi nhuận ròng

Tổng tài sản Biến độc lập Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu FL - Tổng nợ Vốn chủ sở hữu Hệ số thanh toán hiện hành

CR + Giá trị tài sản lưu động

Giá trị nợ ngắn hạn

Hệ số thanh

toán nhanh QR

+ Tài sản lưu động — hàng tồn kho Nợ ngắn hạn

Biến kiểm soát

Quy mô

doanh nghiệp SIZE + In (tổng tài sản)

Biên lợi nhuận gộp

GM + Doanh thu thuần — Giá vốn hàng bán

Tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản LIQ + Tài sản ngắn hạn Tổng tài sản Chỉ số tài sản cố định trên tổng tài sản TANG + Tài sản cố định Tống tài sản Vòng quay tổng tài sản

TURN + Doanh thu thuần

Tổng tài sản bình quân Tỷ lệ lạm

phát INF + Lạm phát năm trước — Lạm phát năm sauLạm phát năm trước

Tốc độ tăng trưởng GDP

GDP + GDP năm trước — GDP năm nay

GDP năm trước

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Một phần của tài liệu 025 ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính tới hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 52 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w