Nghiên cứu nước ngoài

Một phần của tài liệu 025 ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính tới hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 30 - 35)

Một số học giả nước ngoài đã có nghiên cứu về đòn bẩy tài chính trước đây có thể kể đến những nghiên cứu sau.

Nghiên cứu của Dr. Bambang Setyobudi Irianto1 , Yudha Aryo Sudibyo1 , Abim

Wafirli S.Ak (2017) về ảnh hưởng của của lợi nhuận, đòn bẩy tài chính, quy mô doanh nghiệp và cường độ sử dụng vốn tới việc tránh thuế (Tax Avoidance). Nghiên cứu sử dụng số liệu từ năm 2013-2015 của 156 doanh nghiệp sản xuất niêm yết tại Indonesia. Nghiên cứu sử dụng các biến lợi nhuận, đòn bẩy tài chính, quy mô doanh nghiệp, cường độ sử dụng vốn là biến độc lập, và biến tránh thuế (Tax Avoidance) là biến phụ thuộc với phương pháp hồi quy đa bội. Kết quả cho thấy lợi nhuận, quy mô doanh nghiệp và cường độ sử dụng vốn có tác động tích cực tới việc tránh thuế, trong khi việc sử dụng đòn bẩy tài chính thì đem lại tác động tiêu cực. Nghiên cứu của Dwita Ayu Rizqia, Siti Aisjah, và Sumiati (2013) về ảnh hưởng của quản trị vốn chủ sở hữu, đòn bẩy tài chính lợi nhuận, quy mô doanh nghiệp, cơ hội đầu tư tới chính sách trả cổ tức và giá trị doanh nghiệp dựa trên số liệu thu thập từ năm 2006-2011 tại các công ty niêm yết tại Indonesia. Với các biến kể trên, nghiên cứu cho ra kết quả rằng việc quản trị vốn chủ sở hữu và cơ hội đầu tư ảnh hưởng trực tiếp tới chính sách trả cổ tức , trong khi đòn bẩy tài chính, lợi nhuận, quy mô doanh nghiệp không có ảnh hưởng. Kết quả cũng cho thấy quản trị vốn chủ sở hữu, đòn bẩy tài chính, lợi nhuận. quy mô doanh nghiệp, cơ hội đầu tư và chính sách trả cổ tức có ảnh hưởng tới giá trị doanh nghiệp.

Nghiên cứu của Neneng Susanti, Ifa Latifa, Denok Sunarsi (2020) về ảnh hưởng của doanh thu, đòn bẩy tài chính, tính thanh khoản, tới khó khăn trong tài chính của doanh nghiệp bán lẻ. Nghiên cứu thu thập số liệu từ năm 2014-2018 của 21 công ty bán lẻ niêm yết trên sàn chứng khoán Indonesia. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng với các biến lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROA), đòn bẩy tài chính (LEV), khả năng thanh khoản (LIQIUD) là biến độc lập và kiệt quệ tài chính ( financial distress) là biến phụ thuộc. Kết quả cho thấy, khả năng sinh lời, đòn bẩy tài chính và tính thanh khoản cùng có ảnh hưởng đáng kể tới kiệt quệ tài chính tại các công ty chứng khoán tại Indonesia giai đoạn 2014-2018.

Nghiên cứu của Mahira Rafique (2011) về ảnh hưởng của lợi nhuận doanh nghiệp và đòn bẩy tài chính tới cấu trúc vốn tại các công ty sản xuất ô tô tại Pakistan. Nghiên cứu phân tích số liệu của 11 công ty trong 5 năm qua việc kiểm định hệ số tương quan. Nghiên cứu sử dụng biến cấu trúc vốn (CS) là biến phụ thuộc, biến lợi nhuận doanh nghiệp (PF) và đòn bầy tải chính (DFL) là biến độc lập. Kết quả từ nghiên cứu thu được cho thấy lợi nhuận của doanh nghiệp và đòn bẩy tài chính có tác động đáng kể tới cấu trúc vốn.

Nghiên cứu của Idah Zuhroh (2019) về tác động của đòn bẩy tài chính trong việc

làm trung gian giữa quy mô công ty, khả năng sinh lời và tính thanh khoản với giá trị công ty. Nghiên cứu thu thập số liệu của 31 công ty bất động sản tại Indonesia trong giai đoạn 2012-2016. Nghiên cứu sử dụng giá trị doanh nghiệp ( Firm value) là biến phụ thuộc, và đòn bẩy tài chính (Leverage), lợi nhuận doanh nghiệp (Profitability), thanh khoản (Liquidity), quy mô doanh nghiệp (Size) là biến độc lập với phương pháp hồi quy đa bội . Kết quả thu được rằng các biến số lợi nhuận và đòn bẩy tài chính mang lại hiệu quả tích cực tới giá trị công ty, có nghĩa là lợi nhuận và đòn bẩy càng cao thì giá trị công ty càng lớn. Từ đó khuyến nghị rằng việc tăng đòn bẩy tài chính để cải thiện giá trị doanh nghiệp là một phương pháp phù hợp.

về hiệu quả hoạt động, nhiều học giả nước ngoài cũng đã xây dựng những nghiên cứu có kết quả đáng lưu ý.

Nghiên cứu của Dwi Kartikasari, Marisa Merianti (2016) về ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính và quy mô doanh nghiệp tới khả năng sinh lời của doanh doanh nghiệp. Nghiên cứu thu thập dữ liệu của 100 công ty sản xuất trên sàn chứng khoán Indonesia từ năm 2009-2014. Nghiên cứu sử dụng biến đòn bẩy tài chính (LEV), và giá trị doanh nghiệp (SIZE) là biến phụ thuộc và khả năng sinh lời (ROA). Kết quả thu được cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa tổng tài sản và khả năng sinh lời của doanh nghiệp, và có mối quan hệ.

Nghiên cứu của Joshua Abor (2005) về mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và lợi nhuận của các công ty niêm yết trên sở chứng khoán Ghana trong vòng 5 năm từ 1998 tới 2002. Nghiên cứu sử dụng thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE) là biến phụ thuộc, nợ ngắn hạn trên tổng vốn (SDA), nợ dài hạn trên tổng vốn (LDA), tổng nợ trên tổng vốn (DA), giá trị doanh nghiệp (SIZE), tăng trưởng doanh nghiệp (SG) là biến độc lập. Kết quả cho thấy tồn tại mối quan hệ giữa nợ ngắn hạn trên tổng vốn với ROE, điều đó cho thấy các công ty có lợi nhuận sẽ sử dụng ngắn hạn hơn nợ để tài chờ cho hoạt động của họ. Ngoài ra nghiên cứu cũng cho thấy quan hệ tiêu cực giữa nợ dài hạn với ROE, và mối quan hệ tích cực giữa DA và ROE. Điều đó cho thấy rằng các công ty phụ thuộc nhiều hơn vào nợ như nợ tài chính.

Nghiên cứu của Hirdinis (2019) về việc xác định ảnh hưởng của cấu trúc vốn và quy mô doanh nghiệp tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Nghiên cứu sử dụng biến cấu trúc vốn, quy mô doanh nghiệp là biến độc và biến lợi nhuận là biến phụ thuộc. Kết quả từ phân tích hồi quy thu được rằng, cấu trúc vốn không có ảnh hưởng tích cực tới giá trị doanh nghiệp và quy mô doanh nghiệp ảnh hưởng tích cực tới giá trị của công ty. Ngoài ra nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, khả năng sinh lời không ảnh hưởng tới giá trị của công ty.

Một số học giả nước ngoài cũng cho kết quả nghiên cứu về tác động của đòn bẩy tài chính tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Nghiên cứu của Akinlo, Olayinka, và Taiwo Asaolu (2012) về tác động của đòn bẩy tài chính tới lợi nhuận của doanh nghiệp từ năm 1999-2007 của 66 doanh nghiệp trên sàn NSE (Nigerian Stock Exchange). Nghiên cứu sử dụng quy mô doanh nghiệp (SIZE) và đòn bẩy tài chính (LEV) là biến độc lập và lợi nhuận

(PROF) là biến phụ thuộc qua việc sử dụng chi-square, pooled ordinary Least Squares (OLS). Kết quả cho thấy khi một số doanh nghiệp đã trải qua những xu hướng giảm về lợi nhuận, số khác thì chứng kiến sự tăng trưởng trong lợi nhuận khi sử dụng đòn bẩy tài chính. Ngoài ra nghiên cứu cũng khẳng định rằng, đòn bẩy tài chính có liên quan tiêu cự đến khả năng sinh lời, điều này cho thấy rằng việc sử dụng nợ tại các công ty tại Nigeria làm giảm lợi nhuận, qua đó đưa ra khuyến nghị về việc giảm tỷ lệ nợ xuống dưới mức tăng lợi nhuận và đưa ra lập luận rằng việc lựa chọn nợ làm nguồn vốn tài chính phải phù hợp với chi phí và lợi ích liên quan đến việc sử dụng nợ, cụ thể là tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp. Tóm lại, các công ty sẽ có thể hưởng mức lợi nhuận lớn nếu họ có thể tăng quy mô doanh nghiệp và giảm tỉ lệ nợ.

Nghiên cứu của Faisal Mahmood , Dongping Han, Nazakat Ali, Riaqa Mubeen và Umeair Shahzad (2019) về đánh giá ảnh hưởng của quy mô doanh nghiệp và đòn bẩy tài chính tới mối quan hệ của vốn lưu động và lợi nhuận doanh nghiệp. Nghiên cứu tổng hợp số liệu từ các công ty chứng khoán tại Trung Quốc trong 18 năm, từ 2000-2017. Nghiên cứu sử dụng biên quy mô doanh nghiệp ( SIZE), tốc độ tăng trưởng (GROWTH), đòn bẩy tài chính (LEV), vồn lưu động (WCF) là biến độc lập và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) là biến phụ thuộc. Kết quả thu được rằng có tồn tại một vai trò lớn giữa quy mô doanh nghiệp, đòn bẩy tài chính tới mối quan hệ giữa vốn lưu động và lợi nhuận doanh nghiệp.

Nghiên cứu của Arif Singapurwoko và Muhammad Shalahuddin Mustofa El- Wahid (2011) về ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính tới lợi nhuận của các công ty phi tài chính tại Indonesia. Nghiên cứu thu thập số liệu từ năm 2003-2009 của 48 doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Indonesia, bao gồm 24 doanh nghiệp có ROE cao nhất và 24 doanh nghiệp có ROE thấp nhất. Nghiên cứu sử dụng doanh thu trên vốn chủ sở hữu (ROE) là biến phụ thuộc, vòng quay tổng tài sản (TATO), lãi suât ngân hàng (BI), hệ số vốn chủ sở hữu (EM) là biến độc lập. Kết quả thu được khẳng định rằng có sự ảnh hưởng tiêu cự tới lợi nhuận, rằng các công ty có khả năng sinh lời cao có xu hướng sử dụng đòn bẩy tài chính lớn hơn. Ngược lại các công ty có khả năng sinh lời cao sẽ sử dụng ít nợ hơn vì nguồn vốn sử dụng có được từ lợi nhuận giữ lại.

Nghiên cứu của Soo Cheong Jang và Chun-Hung Tang (2009) về ảnh hưởng của sự đa dạng hóa quốc tế và đòn bẩy tài chính tới lợi nhuận sau thuế. Nghiên cứu tổng hợp số liệu tài chính của 15 công ty khách sạn quốc tế từ, và 36 công ty khách sạn nội địa. năm 1990-2004. Nghiên cứu sử dụng các biến đa dạng hóa quốc tế (INTL), đòn bẩy tài chính (LEV) là biến độc lập, quy mô doanh nghiệp (SIZE), rủi ro (RISK), tiềm năng tăng trường (Q), cấu trúc tài sản (PP&E), tài sản vô hình (INTG) là biến độc lập, thu nhập trên tài sản (ROA) là biến phụ thuộc với phương pháp phân tích hồi quy bằng OLS. Kết quả thu được giữa đa dạng hóa quốc tế và đòn bẩy tài chính, đa dạng hóa quốc tế không ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận còn đòn bẩy tài chính có mối quan hệ ngược chiều với khả năng sinh lời. Các ảnh hưởng của đa dạng hóa quốc tế đến lợi nhuận là gián tiếp, thông qua tương tác với đòn bẩy tài chính, ngụ ý rằng các chiến lược tài chính là một cách trực tiếp và hiệu quả để đạt được lợi nhuận cao hơn các chiến lược kinh doanh. Từ đó kết luận rằng, đối với những nhà quản trị khách sạn chỉ theo đuổi đa dạng hóa quốc tế sẽ không trực tiếp cải thiện lợi nhuận và để tối đa hóa được lợi ích từ đa dạng hóa quốc tế thì nên kiếm soát cẩn thận việc sử dụng đòn bẩy tài chính.

Nghiên cứu của Ilhan Dalci (2018) về ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính lên lợi nhuận của các công ty sản xuất tại Trung Quốc. Nghiên cứu sử dụng số liệu từ năm 2008-2016 của 1503 công ty sản xuất được niêm yết trên sàn chứng khoán Trung Quốc. Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng với OLS, Fixed- effects, First-difference, Random-effects, Generalized Method of Moments (GMM). Nghiên cứu sử dụng hai biến ROA và ROE là 2 biến phụ thuộc, chu kỳ thương nghiệp (NTC), logarit của tổng tài sản (LTA), khả năng tăng trưởng (GROWTH), tăng trưởng GDP (GDP), tỷ lệ lạm phát hằng năm (INF) là biến kiểm soát, nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (STDR), tổng nợ trên tổng tài sản (TDR) là biến độc lập. Kết quả thu được các biến kiểm soát NTC, GDP, LTA ảnh hưởng tiêu cực tới lợi nhuận, trong khi đó INF ảnh hưởng tích cực đến khả năng sinh lợi, và GROWTH không mang ý nghĩa thống kê nào. Bên cạnh đó, khẳng định rằng trong mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính (TDR và STDR) và hai thước đo khả năng sinh lời (ROA và ROE), tác động tích cực của đòn bẩy tài chính đối với lợi nhuận của các công ty sản xuất niêm yết tại Trung Quốc là do lá chắn thuế, thứ làm cho khoản nợ ra tăng theo

từ mức khác nhau mà doanh nghiệp phải chịu. Tuy nhiên đòn bẩy tài chính cũng có khả năng gây ra lợi nhuận giảm xuống sau một mức cụ thể vì kiệt quệ tài chính và chí phí phá sản. Các tác động tiêu cực của đòn bẩy tài chính tới khả năng sinh lời cũng có thể do thông tin bất cân xứng và vấn đề quyền hạn giữa các công ty quản lý và cổ đông yếu kém. Từ đó đưa ra lời khuyên về việc tăng mức nợ dài hạn và giảm mức nợ ngắn hạn trong cơ cấu vốn của mình.

Nghiên cứu của Alfredo Grau và Araceli Reig (2019) về ảnh hưởng của việc sử dụng đòn bẩy tài chính tới lợi nhuận của các công ty nông sản tại Europe. Nghiên cứu sử dụng số liệu của 9652 các doanh nghiệp ngành nông sản vừa và nhỏ, từ năm 2009-2016. Nghiên cứu sử dụng thu nhập trên tài sản (ROA) là biến phụ thuộc, đòn bẩy kinh doanh (OLM), đòn bẩy tài chính (LEV), logarit của tổng tài sản (LTOTASS), tài sản vô hình (INTANG) là biến độc lập, logarit của doanh thu dòng (LSALES), khả năng thanh khoản (LIQUID), dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (CASH) là biến kiểm soát. Kết quả thu được khẳng định rằng đòn bẩy tài chính từ hoạt động kinh doanh là một yếu tố cơ bản quyết định lợi nhuận của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngoài ra nó cũng ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa khả năng sinh lời và những rủi ro khác phụ thuộc vào yếu tố từng quốc gia. Cụ thể, dư nợ nhiều, quy mô doanh nghiệp, đặc thù về sự đổi mới, danh tiếng đều ảnh hưởng tới lợi nhuận tại một mức độ nào đó, lớn hơn hay thấp hơn đều phụ thuộc vào mức độ đòn bẩy từ hoạt động kinh doanh của công ty.

Một phần của tài liệu 025 ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính tới hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w