Phương pháp xác định điểm điện tích không

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế tạo nano oxit spinel hệ fe3 xmnxo4 và khảo sát khả năng hấp phụ asen trong dung dịch (Trang 38 - 39)

Đối với các oxit trong môi trường nước [3], các ion xác định điện tích là H+ và OH-, các ion này tạo thành điện tích trên hạt bằng cách nhận thêm proton hoặc khử proton các liên kết MOH trên bề mặt của các hạt theo phản ứng 2.8 hoặc 2.9.

M-OH + H+ → M-OH2+ 2.8

Điểm pH mà ở đó các hạt trung hoà về điện gọi là điểm trung hoà điện tích (point of zero charge-PZC). Tại pH > pHPZC phương trình M-OH + OH- → MO- + H2O chiếm ưu thế và bề mặt các hạt mang điện tích âm, kết quả hấp phụ các cation tốt hơn. Trong khi đó, tại pH < pHPZC, phương trình M-OH + H+ → M-OH2+ chiếm ưu thế, tạo các hạt mang điện tích dương, kết quả hấp phụ các anion tốt hơn.

Để xác định điểm điện tích không của vật liệu nghiên cứu, dùng phương pháp chuẩn độ đo pH với chất điện ly là dung dịch muối KCl 0,1 M ở 25oC để xác định pHPZC của vật liệu. Cách tiến hành gồm các bước như sau: Chuẩn bị các bình tam giác chứa 100 ml dung dịch KCl 0,1 M, điều chỉnh pH dung dịch bằng axit HCl 0,1 M hoặc KOH 0,1 M để thu được các giá trị pHi tương ứng 2; 4; 6; 8; 10 và 12. Cho 0,2 g vật liệu nghiên cứu vào các bình trên, đậy kín, khuấy trộn, lắc trong 24 giờ. Để lắng, lọc và đo giá trị pH gọi là pHf. Lập đồ thị sự phụ thuộc ΔpHi = pHi - pHf vào pHi cắt trục hoành tại điểm ΔpHi = 0, hoành độ là giá trị pH tại điểm điện tích không của vật liệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế tạo nano oxit spinel hệ fe3 xmnxo4 và khảo sát khả năng hấp phụ asen trong dung dịch (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)