Hình 2.1: Quá trình thiết kế nghiên cứu
Tập hợp, nghiên cứu dữ liệu thứ cấp Quan sát thu thập thông tin tại ngân hàng Các nguồn dữ liệu Chỉ tiêu định lượng Chỉ tiêu định tính Đánh giá chất lượng cho vay
ngắn hạn Phân tích dữ liệu
Quá trình nghiên cứu gồm 3 giai đoạn chính:
- Giai đoạn 1: Thu thập, tập hợp và xử lý nguồn dữ liệu
Đây là giai đoạn bắt đầu nghiên cứu. Nên giai đoạn này cần phải chuẩn bị kĩ lưỡng, việc tiến hành tập hợp nguồn dữ liệu cần phải diễn ra trung thực, khách quan. Việc thu thập nguồn dữ liệu được thực hiện thông qua 4 bước cơ bản sau:
+ Bước 1: Tập hợp, nghiên cứu dữ liệu thứ cấp.
+ Bước 2: Quan sát, thu thập thông tin thực tế tại ngân hàng.
- Giai đoạn 2: Phân tích dữ liệu
Dữ liệu sau khi được thu thập, tập hợp và xử lý thì sẽ được phân tích thông qua các chỉ tiêu định lượng, định tính và các phương pháp phân tích.
- Giai đoạn 3: Đánh giá chất lượng cho vay ngắn hạn
Trên cơ sở dữ liệu đã được thu thập và phân tích từ đó đánh giá chất lượng cho vay ngắn hạn tại NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ. Từ đó đưa ra định hướng phát triển và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại Chi nhánh.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ những nguồn sau:
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016-2019.
- Báo cáo tổng kết tín dụng của Chi nhánh giai đoạn 2016-2019.
- Các văn bản, quy định về thủ tục vay vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ
- Tài liệu giáo trình hoặc các xuất bản khoa học liên quan đến chất lượng cho vay ngắn hạn của ngân hàng.
- Các bài viết đăng trên báo hoặc các tạp chí khoa học chuyên ngành và tạp chí liên quan.
- Các bài báo cáo hay luận văn của tác giả nghiên cứu về đề tài tín dụng, cho vay ngắn hạn tại các ngân hàng.
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được đưa vào máy tính, dùng phần mềm EXCEL để tổng hợp, tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân. Trên cơ sở đó phân tích sự biến động và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay ngắn hạn của ngân hàng.
2.2.3. Phương pháp phân tích dữ liệu
Trên cơ sở các tài liệu đã được tổng hợp, vận dụng một số phương pháp nhân tích thống kê để phân tích tình hình chất lượng cho vay ngắn hạn, các cơ cấu tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Hạ Hòa, Phú Thọ từ đó rút ra nhận xét về chất lượng cho vay ngắn hạn của chi nhánh.
2.2.3.1. Phương pháp thống kê so sánh, tính tỷ trọng
Trong bài luận văn này để phân tích được tình hình chất lượng cho vay ngắn hạn tại NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh huyện Hạ Hòa, Phú Thọ thì cần phải tính toán được tỷ trọng của dư nợ cho vay ngắn hạn trong tổng dư nợ cho vay, cơ cấu hay tỷ trọng của doanh số cho vay ngắn hạn của thành phần kinh tế như cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn.
Tác giả kết hợp cả hai hình thức so sánh tuyệt đối và tương đối trong các phép so sánh về kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh huyện Hạ Hòa, Phú Thọ qua các năm, cũng như doanh số cho vay, tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn.
2.2.3.2. Phương pháp phân tích:
Trong quá trình tiếp cận đối tượng nghiên cứu chất lượng vay ngắn hạn tại NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh huyện Hạ Hòa, Phú Thọ chúng ta
cần phải hiểu được các khái niệm thế nào là chất lượng cho vay ngắn hạn, các chỉ tiêu đánh giá chất lượng và hiệu quả chất lượng cho vay ngắn hạn. Từ đó phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến các chỉ tiêu trên từ đó tìm ra hướng điều chỉnh hợp lý, tác động trực tiếp đến chất lượng vay ngắn hạn tại NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh huyện Hạ Hòa, Phú Thọ.
2.2.3.3. Phương pháp tổng hợp:
Sau khi phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay ngắn hạn, tác giả đó tổng hợp lại những thành tựu đạt được và hạn chế đang gặp phải.
Kết luận chương 2
Chương 2 của luận văn đã đưa ra cách tiếp cận cũng như quá trình nghiên cứu chất lượng cho vay ngắn hạn. Khái quát các phương pháp thu thập số liệu và các phương pháp phân tích, tổng hợp dữ liệu nghiên cứu để đánh giá chất lượng cho vay ngắn hạn, từ đó làm cơ sở đánh giá trong chương 3.
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN HẠ HÒA, TỈNH PHÚ THỌ
GIAI ĐOẠN 2016-2019
3.1. Khái quát chung về Agribank chi nhánh Hạ Hòa, Phú Thọ
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh
3.1.1.1. Tên và địa chỉ
Hiện nay tên gọi và địa chỉ chính thức của chi nhánh là:
Tên: Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ.
Địa chỉ: Khu 10, thị trấn Hạ Hòa, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ Số điện thoại: 0210 3883 41
Mã số thuế: 0100686174-424
3.1.1.2. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của ngân hàng
Agribank Chi nhánh huyện Hạ Hòa, Phú Thọ là một đơn vị trực thuộc Agribank Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phú cũ, được thành lập ngày 22/12/1990 theo quyết định số 603/NH-QĐ của NH Nhà nước về việc thành lập NHNo các tỉnh, thành phố trực thuộc NHNo.
Logo của Agribank Việt Nam:
Agribank Chi nhánh huyện Hạ Hòa, Phú Thọ hoạt động tại một địa bàn kinh tế sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi là chủ yếu, trình độ dân trí ở đây còn hạn chế và kinh tế gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy nhưng với sự chỉ đạo sát sao của Agribank Việt Nam và Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Thọ từ lúc thành lập
cho đến khi đi vào hoạt động Agribank Chi nhánh huyện Hạ Hòa, Phú Thọ nói riêng đã có những chuyển biến rất đáng kể, chi nhánh luôn đồng hành cùng sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn tại địa bàn, có nhiều đóng góp tích cực thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, xây dựng nông thôn mới và bảo đảm an sinh xã hội. Agribank Chi nhánh huyện Hạ Hòa, Phú Thọ đã luôn luôn cố giữ vững nhịp độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, tình hình tài chính ngày càng lành mạnh và phát triển, tổ chức hoạt động kinh doanh ngày càng được mở rộng về quy mô cũng như chất lượng đạt hiệu quả tốt.
3.1.2. Cơ cấu tổ chức các phòng ban của Agribank chi nhánh huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ Hòa, tỉnh Phú Thọ
Agribank Chi nhánh huyện Hạ Hòa, Phú Thọ được tổ chức như sau:
- Ban Giám đốc (BGĐ) bao gồm: 1 Giám đốc, 1 Phó Giám đốc
- Bộ máy tổ chức quản lý của Chi nhánh được bố trí thành 3 phòng ban, mỗi phòng ban thực hiện chức năng và nhiệm vụ riêng của mình theo sự chỉ đạo và phân công của BGĐ.
Phòng Kế toán và Ngân quỹ: 1 Trưởng phòng, 1 Phó phòng Phòng Kế hoạch và Kinh doanh: 1 Trưởng phòng, 1 Phó phòng Phòng Hành chính – Nhân sự: 1 Trưởng phòng
Cơ cấu tổ chức quản lý của Agribank Chi nhánh huyện Hạ Hòa Phú Thọ được thể hiện dưới sơ đồ sau:
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh
3.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh huyện Hạ Hòa, Phú Thọ giai đoạn 2016-2019 Hòa, Phú Thọ giai đoạn 2016-2019
3.1.3.1. Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh
Huy động vốn là nghiệp vụ chủ chốt, không thể thiếu của các ngân hàng nói chung và chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ nói riêng, bởi nguồn vốn chính của một ngân hàng là nguồn vốn huy động.
Agribank Chi nhánh huyện Hạ Hòa, Phú Thọ huy động nguồn vốn nhàn rỗi nhằm phục vụ công tác cho vay của ngân hàng, đảm bảo thanh toán nội bộ trong toàn Chi nhánh. Trong những năm vừa qua, nguồn vốn huy động của Chi nhánh đã đáp ứng phần nào nhu cầu về vốn của các tổ chức kinh tế, cá nhân trên địa bàn.
Dưới đây là tình hình huy động vốn qua các năm của Agribank Chi nhánh huyện Hạ Hòa, Phú Thọ.
Bảng 3.1: Tình hình huy động vốn của Agribank Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016 - 2019
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 1. Theo kỳ hạn Thời gian <12 tháng 452,37 52,49% 508,45 50,52% 566,32 51,05% 623,94 50,73% Thời gian >12 tháng 409,40 47,51% 497,97 49,48% 543,02 48,95% 605,93 49,27% 2. Theo thành phần kinh tế
Tiền gửi dân cư 789,37 91,60% 897,98 89,23% 985,23 88,81% 1.082,41 88,01% Tiền gửi tổ chức
kinh tế, KBNN 72,40 8,40% 108,44 10,77% 124,11 11,19% 147,46 11,99%
Tổng nguồn vốn 861,77 100% 1.006,42 100% 1.109,34 100% 1.229,87 100%
(Nguồn: Báo cáo KQKD Agribank Chi nhánh huyện Hạ Hòa, Phú Thọ)
Qua bảng số liệu có thể thấy nhìn chung nguồn vốn huy động toàn Chi nhánh phát triển ổn định, có chiến lược huy động kịp thời với những biến động của thị trường, thực hiện điều chỉnh lãi suất huy động vốn phù hợp, linh hoạt đáp ứng đúng, đủ nhu cầu của từng đối tượng khách hàng.
- Phân loại theo thành phần kinh tế
Biểu đồ 3.1: Huy động vốn theo thành phần kinh tế của Agribank Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ
+ Tiền gửi dân cư: Chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động,
nhưng đang có xu hướng giảm nhẹ về tỷ trọng. Mặc dù tỷ trọng trong cơ cấu tổng nguồn vốn huy động giảm nhẹ qua các năm nhưng về quy mô thì lượng vốn huy động từ dân cư lại có xu hướng tăng cùng với tổng vốn huy động. Năm 2017, lượng vốn huy động từ dân cư là 897,98 tỷ đồng, tăng 108,91 tỷ đồng (đạt 89,23% tổng vốn huy động) so với năm 2016; đến năm 2018 lượng vốn huy động từ dân cư tăng 87,25 tỷ đồng đạt 985,23 tỷ đồng tuy nhiên tỷ trọng trong tổng nguồn vốn huy động lại giảm chiếm 88,81% tổng vốn huy động. Năm 2019, lượng vốn huy động từ dân cư tiếp tục tăng đạt 1.082,41 tỷ đồng, chiếm 88,01% tổng vốn huy động.
Nguyên nhân dẫn dến tình hình trên là do kinh tế khó khăn ảnh hưởng đến nguồn thu của người dân dẫn đến sự sụt giảm tiền gửi từ khu vực dân cư. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh tăng cao từ các tổ chức tín dụng trên địa bàn cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng huy động vốn của Agribank Chi nhánh huyện Hạ Hòa, Phú Thọ.
Tuy nhiên nhìn chung, vốn huy động từ khu vực dân cư vẫn tăng sở dĩ bởi đặc thù Agribank là ngân hàng nhà nước với truyền thống lâu đời, có uy tín lớn trong nền kinh tế. Do vậy, lượng khách hàng cá nhân là khách hàng truyền thống khá ổn định.
+ Tiền gửi các tổ chức kinh tế, kho bạc nhà nước: Xét một cách tổng thể thì
vốn huy động từ các tổ chức kinh tế, KBNN của Chi nhánh có xu hướng tăng lên. Đây là một tín hiệu đáng mừng đối với Chi nhánh vì đây là nguồn huy động vốn mang tính chất ổn định, thường xuyên. Cụ thể, năm 2017, lượng vốn huy động từ tổ chức kinh tế, KBNN là 108,44 tỷ đồng, tăng 36,04 tỷ đồng so với năm 2016; đến năm 2018 lượng vốn huy động từ tổ chức kinh tế, kho bạc nhà nước vẫn tiếp tục tăng 15,67 tỷ đồng đạt 124,11 tỷ đồng. Năm 2019, lượng vốn này đã tăng đạt 147,46 tỷ đồng, chiếm 11,99% tổng vốn huy động.
- Phân loại theo kỳ hạn
Biểu đồ 3.2: Huy động vốn theo kỳ hạn của Agribank Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016-2019
Qua bảng số liệu ta thấy, tỷ trọng vốn huy động có kỳ hạn dưới 12 tháng có xu hướng giảm qua các năm. Cụ thể: năm 2016, vốn huy động có kỳ hạn dưới 12 tháng là 452,37 tỷ đồng chiếm 52,49% trong tổng nguồn vốn huy động; năm 2017 là 508,45 tỷ đồng, chiếm 50,52%, năm 2018 là 566,32 tỷ
đồng, chiếm 51,05%. Nhưng đến năm 2019 nguồn vốn này đã tăng lên đạt 623,94 tỷ đồng, chiếm 50,73% tổng nguồn vốn huy động. Bên cạnh đó vốn huy động có kỳ hạn trên 12 tháng có xu hướng tăng cả về số lượng và tỷ trọng trong tổng nguồn vốn. Năm 2017, vốn huy động có kỳ hạn trên 12 tháng đạt 497,97 tỷ đồng chiếm 49,48% trong tổng nguồn vốn, tăng 88,57 tỷ đồng so với năm 2016. Đến năm 2018, vốn huy động có kỳ hạn trên 12 tháng vẫn tiếp tục tăng 45,05 tỷ đồng so với năm 2017, đạt 543,02 tỷ đồng. Điều này có lợi cho ngân hàng bởi ngân hàng có nguồn vốn để cho vay thời hạn xác định và có kế hoạch thu hồi vốn đúng hạn. Ngày nay, nguồn vốn huy động có kỳ hạn ngày càng được ưa chuộng thể hiện sự tin tưởng của nhân dân đối với ngân hàng. Đến năm 2019, nguồn vốn huy động trên 12 tháng tiếp tục tăng đạt 605,90 tỷ đồng chiếm 49,27% tổng nguồn vốn huy động.
3.1.3.2. Tình hình cho vay tại chi nhánh
Tại Agribank Chi nhánh huyện Hạ Hòa Phú Thọ, thu hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng thu nhập. Dưới đây là tình hình cho vay qua các năm tại Agribank Chi nhánh huyện Hạ Hòa, Phú Thọ.
Bảng 3.2: Tình hình dư nợ cho vay của Agribank Chi nhánh huyện Hạ Hòa Phú Thọ giai đoạn năm 2016 - 2019
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 1. Dƣ nợ cho vay theo thời hạn
Ngắn hạn 470,69 50,97% 520,75 51,58% 585,07 51,95% 654,91 52,97% Trung hạn 381,36 41,30% 415,84 41,19% 457,14 40,59% 484,66 39,20% Dài hạn 71,33 7,73% 72,92 7,22% 83,93 7,45% 96,81 7,83% 2. Dƣ nợ theo thành phần kinh tế Doanh nghiệp ngoài quốc 21,26 2,30% 21,31 2,11% 35,91 3,19% 51,30 4,15%
Chỉ tiêu
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng doanh Cá nhân, hộ gia đình 902,11 97,70% 988,20 97,89% 1.090,24 96,81% 1.185,08 95,85% Tổng dư nợ 923,37 100% 1.009,51 100% 1126,15 100% 1.236,38 100%
(Nguồn: Báo cáo KQKD Agribank Chi nhánh huyện Hạ Hòa Phú Thọ)
Nhìn vào bảng số liệu 3.2, ta có thể thấy dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng dư nợ và có xu hướng ngày càng tăng. Năm 2017, tỷ lệ dư nợ ngắn hạn trong tổng dư nợ là 51,58% tăng 0,61% so với năm 2016 và tăng lên đến 51,95% vào năm 2018 và 52,97% vào năm 2019. Dư nợ trung và dài hạn cũng có xu hướng tăng, nhưng tốc độ tăng trưởng cũng vẫn còn chậm qua các năm. Đến năm 2019 dù tăng dư nợ nhưng cho vay trung hạn lại giảm tỷ trọng trong tổng dư nợ cho vay đạt 39,20%, giảm 1,39% so với năm 2018. Còn đối với cho vay dài hạn năm 2019 có xu hướng tăng về tỷ trọng đạt 7,83% trong tổng dư nợ cho vay, tăng 0,38% so với năm 2018. Như vậy, có thể thấy hoạt động cho vay ngắn hạn giữ vai trò quan trọng đối với ngân hàng, không chỉ đem lại nguồn thu cho ngân hàng mà còn đảm bảo an toàn, khả năng cạnh tranh cho ngân hàng. Đó là cơ sở để hoạt động cho vay ngắn hạn tại NHNNo&PTNT Việt Nam – chi nhánh huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ phát triển.
Biểu đồ 3.3: Dư nợ cho vay theo thời hạn của Agribank Chi nhánh huyện Hạ Hòa Phú Thọ
Xét về dư nợ theo thành phần kinh tế, thì có thể thấy dư nợ cho vay cá nhân, hộ sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng vượt trội trong tổng dư nợ, chiếm khoảng 97% trong cả 3 năm từ 2016 đến 2018. Tuy nhiên đến